Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41)

1.2.1. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở các nước đang phát triển

 Trung Quốc

Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Trung Quốc đó cụ thể hóa hình thức đầu tư thành các quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như: Luật về hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài (ngày 1/7/1979); Luật về doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; Luật doanh nghiệp hợp tác nước ngoài; Luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ (năm 1985); Nghị quyết của Quốc vụ viện Trung Quốc về việc khuyến khích đầu tư nước ngoài (năm

1986); Những điều luật bổ sung cho luật 1979 về đầu tư hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài (năm 1990); Quy chế về các đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông (năm 1979) gồm những quy định riêng cho hoạt động kinh tế của các đặc khu kinh tế; Quy định về khuyến khích đầu tư của đồng bào Đài Loan (năm 1988); Quy định về khuyến khích đầu tư của Hoa Kiều và đồng bào Hồng Kông – Ma Cao (năm 1994);...

Trung Quốc đó tập hợp những luật sư giỏi về lĩnh vực đầu tư nước ngoài và những nhà hoạch định chính sách có kinh nghiệm để thực hiện nhiệm vụ này vì Trung Quốc phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan về mặt lý luận phát triển kinh tế đặc biệt là việc cho phép và khuyến khích thậm chí đặc biệt khuyến khích tư bản nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Trung Quốc- một vấn đề được coi là chưa bao giờ được phép thực hiện trước đó. Đặc điểm này được coi là một yếu tố cấu thành chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.

* Xí nghiệp liên doanh góp vốn: được Trung Quốc coi trọng thành lập và tạo điều kiện thuận lợi nhằm tranh thủ đầu tư nước ngoài để học tập kinh nghiệm quản lý, đào tạo tay nghệ cho người lao động Trung Quốc, phát triển thị trường nội địa Trung Quốc, mở rộng xuất khẩu, tiếp nhận công nghệ nước ngoài…

Trong giai đoạn đầu thu hút vốn đầu tư, hình thức này đó được hưởng khá nhiều biện pháp ưu đòi hơn so với các hình thức đầu tư khác như miễn thuế xuất- nhập khẩu, thủ tục hải quan…và chỉ một số lĩnh vực thương mại và dịch vụ chỉ được phép thành lập xí nghiệp dưới hình thức liên doanh.

* Xí nghiệp liên doanh hợp tác: Đây là hình thức đầu tư trong đó bên nước ngoài đóng góp toàn bộ hoặc một phần lớn tiền vốn và kỹ thuật còn phía Trung Quốc góp vốn bằng đất đai, nhà xưởng hiện có và một phần nhỏ vốn đầu tư. Hai bên cùng phối hợp hoạt động hoặc cùng hợp tác sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ và phương thức phân phối lợi nhuận giữa các bên hợp tác được áp dụng khá linh hoạt.

* Xí nghiệp nước ngoài sở hữu hoàn toàn: Đây là hình thức đầu tư trong đó toàn bộ vốn góp thuộc sở hữu nhà đầu tư nước ngoài. Loại hình này thường được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

* Hình thức hợp tác phát triển: Đây là cách gọi rút gọn của hình thức hợp tác nghiên cứu và khai thác dầu khí trong đất liền và ngoài khơi. Hình thức này chủ yếu được áp dụng trong khai thác các nguồn khoáng sản tự nhiên. Đặc điểm của hình thức này là mức độ rủi ro khá cao, nguồn vốn đầu tư lớn và lợi nhuận thu được cũng khá cao. Quy trình thực hiện được chia thành 3 giai đoạn là nghiên cứu, triển khai và sản xuất. Đây là hình thức chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hình thức đầu tư.

* Công ty cổ phần đầu tư nước ngoài: Đây là hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập công ty cổ phần ngay từ thời điểm thành lập hoặc lựa chọn các công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư nước ngoài để chuyển đổi thành công ty cổ phần. Ngày 8/10/2001, Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế và ủy ban chứng khoán Trung Quốc phối hợp ban hành Hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến các công ty có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết cổ phiếu.

* Hình thức công ty đầu tư: Tháng 4/1995, cơ quan quản lý kinh tế và ngoại thương Trung Quốc ban hành các quy định về công ty đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài để khuyến khích các công ty nước ngoài có quy mô lớn đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia có vốn đầu tư lớn, công nghệ nguồn, thương hiệu mạnh, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và khả năng cạnh tranh cao tiến hành các hoạt động đầu tư.

* Hình thức BOT: Để mở rộng lĩnh vực đầu tư và thị trường đầu tư, Trung Quốc đó tích cực thực hiện các phương thức đầu tư mới như BOT, BTO, BT nhằm khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công trình kết cấu hạ

tầng như đường sá, bến cảng, cơ sở năng lượng…có thời hạn thu hồi vốn dài và tỷ lệ thu hồi vốn không cao.

* Hình thức sáp nhập và mua lại công ty (M & A): Đây là việc Trung Quốc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia được phép thực hiện các hoạt động sáp nhập và mua lại các công ty Trung Quốc. Hình thức này đang được nghiên cứu để triển khai áp dụng ở Trung Quốc và gắn với pháp luật về cạnh tranh và các quy định chống độc quyền.

Từ các hình thức đầu tư nêu trên có thể thấy Trung Quốc chú trọng nhiều đến sự tham gia của đối tác Trung Quốc vào các xí nghiệp hay dự án nghĩa là dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải có sự tham gia của đối tác Trung Quốc trong các hoạt động đầu tư. Đây cũng là cách thức để phía Trung Quốc giám sát được từng phần hay toàn bộ hoạt động của đối tác nước ngoài trong doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đó áp dụng nhiều phương thức thu hút đầu tư nước ngoài khác có tính chất đặc thủ như thành lập các đặc khu kinh tế, thành phố mở cửa, khu công nghiệp, khu chế xuất, …và đó đạt được những kết quả quan trọng. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài còn được phép thành lập các quỹ đầu tư, quỹ đầu tư mạo hiểm, tham gia trực tiếp vào các hoạt động sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước…

 Malaysia: Là quốc gia được đánh giá rất thành công trong việc thu hút nguồn vốn FDI trong suốt thời gian vừa qua, việc đa dạng hóa các hỡnh thức FDI ở Malaysia đóng một vai trò then chốt trong “sự bựng nổ về FDI” ở quốc gia này. Khoảng những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nguồn vốn FDI đổ vào quốc gia này chủ yếu dưới các hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp sở hữu 100% nước ngoài, với các điều kiện xuất khẩu đối với các dự án đầu tư mới.

Bước sang thập kỷ 90, các chính sách thu hút FDI của Malaysia càng trở nên rộng mở hơn, thông thoáng hơn và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ Malaysia đó có một số điều chỉnh tích cực trong chính sách liên quan tới hình thức đầu tư. Từ năm 1990, Malaysia cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án xuất khẩu trên 80%. Đối với các dự án xuất khẩu từ 50% đến 80% thì doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được thành lập nếu thỏa mãn các điều kiện: vốn cố định tối thiểu 50 triệu RM (khoảng 20 triệu USD) hoặc giá trị gia tăng của dự án tối thiểu 50% và sản phẩm không cạnh tranh với hàng sản xuất trong nước.

Từ năm 1998 đến nay, Malaysia cho phép hình thức 100% sở hữu nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà không yêu cầu các điều kiện xuất khẩu đối với các dự án đầu tư mới và đầu tư mở rộng. Hiện nay có thể nói rằng ở Malaysia đang tồn tại rất nhiều hình thức khác nhau của FDI, phù hợp với yờu cầu ngày càng tăng lên của các chủ đầu tư nước ngoài cũng như chiến lược thu hút FDI của chính phủ.

 Indonesia: Năm 1977 Indonesia quy định tất cả các nhà đầu tư nước ngoài phải chuyển nhượng dần cổ phần cho các doanh nghiệp trong nước để cuối cùng chỉ sở hữu cổ phần thiểu số trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại nước này. Từ năm 1986, nguyên tắc trên được nới lỏng và các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ tới 95% cổ phần của liên doanh trong 5 năm với điều kiện là việc tăng cổ phần của nước ngoài phải làm tăng khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp. Chính phủ cho phép các liên doanh có tỷ lệ góp vốn của người Indonesia chiếm từ 75% trở lên được hoạt động dịch vụ phân phối nội địa. Người nước ngoài được mua cổ phần trong thị trường vốn Indonesia từ tháng 12 năm 1987 và được tham gia vào những lĩnh vực trước đây cấm như buôn bán, đóng tàu, ngân hàng.

Từ cuối năm 1998 đến nay, Indonesia chấp nhận hình thức 100% sở hữu nước ngoài trong tất cả các lĩnh vực sản xuất và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn đề ra được sở hữu 100% vốn trong các ngành bán buôn, bán lẻ. Trong lĩnh vực ngân hàng, các ngân hàng thương mại cũng được phép có 100% sở hữu nước ngoài.

 Thái Lan: Trước khủng hoảng tài chính khu vực 1997, Thái Lan chỉ cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu 100% sản phẩm mới được thành lập theo hỡnh thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhưng đến tháng 10/1998, để đối phó với khủng hoảng, Thái Lan đó ban hành Luật kinh doanh của người nước ngoài mới, cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn đối với các dự án khuyến khích đầu tư và các dự án đầu tư vào những khu vực kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.

Đến tháng 12/1998 đến nay, Chính phủ Thái Lan tuyên bố cho phép hỡnh thức sở hữu 100% vốn nước ngoài đối với các dự án đầu tư trong sản xuất công nghiệp, không phân biệt địa bàn. Hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài có thể giữ cổ phần đa số đối với các dự án sản xuất trong tất cả các khu vực đầu tư, có thể nắm giữ toàn bộ cổ phần đối với dự án khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, thủy sản, khai khoáng và dịch vụ, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa được phép nắm cổ phần đa số mà công dân Thái Lan nắm giữ tối thiểu 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp.

1.2.2. Xu hướng phát triển các hình thức FDI ở các nước đang phát triển

Sự phát triển của hình thức FDI ở các nước đang phát triển có thể được khái quát theo các xu hướng sau:

 Thường xuyên cập nhật và hoàn thiện các quy định pháp luật về hình thức FDI để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 Đa dạng hóa một cách chủ động các hình thức đầu tư gắn với khả năng quản lý của nước sở tại.

 Tạo điều kiện để các nhà đầu tư chuyển đổi linh hoạt các hình thức đầu tư.  Đề cao các hình thức đầu tư thông qua thị trường chứng khoán và sử dụng đầu tư chứng khoán để thúc đẩy các hình thức FDI truyền thống.

 Hoàn thiện bộ máy quản lý và các công cụ hỗ trợ để áp dụng có hiệu quả các hình thức đầu tư đó được quy định.

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ thực tiễn áp dụng các hình thức đầu tư nước ngoài của các nước, có thể rút ra được một số bài học quan trọng cho trường hợp Việt Nam như sau:

- Cần thống nhất về mặt nhận thức rằng việc quy định các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài phù hợp là công cụ để quản lý có hiệu quả các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Đa dạng hóa hình thức đầu tư theo quan điểm lợi ích- chi phí phù hợp với xu hướng mở của thị trường đầu tư và tự do hóa đầu tư nước ngoài.

- Cần coi trọng việc bảo hộ lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài - Việc quy định hình thức FDI cần gắn với các điều kiện thực hiện hình thức đó và cần có cơ chế điều tiết, kiểm soát thích hợp.

- Cần phát triển mạnh khoa học pháp lý về đầu tư nước ngoài để tăng tính chủ động và sáng tạo trong hoạch định chính sách nhằm đưa ra các hình thức đầu FDI phù hợp với điều kiện Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng các hình thức FDI theo pháp luật đầu tƣ ở Việt Nam

2.1.1. Hình thức Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

Đặc trưng nổi bật của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là có tư cách pháp nhân, là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài được quy định rõ trong điều lệ doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoạt động theo sự điều hành, quản lý của chủ đầu tư nước ngoài nhưng vẫn phải tùy thuộc vào các điều kiện về môi trường kinh doanh trong nước, đó là các điều kiện về chính trị, kinh tế, luật pháp, văn hóa, mức độ cạnh tranh...

Để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phải tạo lập được các mối quan hệ mật thiết với các doanh nghiệp trong nước nhằm khai thác các nguồn lực sẵn có, tạo nên thế và lực trong cạnh tranh.

Như vậy, xét trên góc độ lợi ích kinh tế về phía Việt Nam, giải quyết được công ăn việc làm mà không cần bỏ vốn đầu tư; tập trung thu hút vốn và công nghệ của nước ngoài vào những lĩnh vực khuyến khích xuất khẩu; tiếp cận được thị trường nước ngoài.

Về phía nhà đầu tư nước ngoài, chủ động trong quản lý điều hành doanh nghiệp, thực hiện được chiến lược toàn cầu của tập đoàn; triển khai

nhanh dự án đầu tư; được quyền chủ động tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển chung của tập đoàn.

Khó khăn thường gặp phải đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam là: chủ đầu tư phải chịu toàn bộ rủi ro trong đầu tư; phải chi phí nhiều hơn cho nghiên cứu tiếp cận thị trường mới; không xâm nhập được vào những lĩnh vực có nhiều lợi nhuận và thị trường trong nước lớn; khó quan hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước.

2.1.2. Hình thức Doanh nghiệp liên doanh

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh ký giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Về mặt pháp lý, doanh nghiệp liên doanh là một thực thể pháp lý độc lập hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Doanh nghiệp liên doanh có tư cách pháp nhân. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia liên doanh được ghi trong hợp đồng liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mỗi bên tham gia liên doanh vừa có tư cách pháp lý riêng - chịu trách nhiệm pháp lý với bên kia và tư cách pháp lý chung - chịu trách nhiệm với toàn thể liên doanh.

Xét trên phương diện kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

- Cùng góp vốn. - Cùng quản lý

- Cùng phân phối lợi nhuận - Cùng chia sẻ rủi ro.

Như vậy, xét trên góc độ lợi ích kinh tế về phía Việt Nam, hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)