2.1. Thực trạng các hình thức FDI theo pháp luật đầu tưở Việt Nam
2.1.6. Hình thức Công ty Mẹ-con (Holding company)
Holding company là một tổ chức các công ty gồm “công ty mẹ” và các “công ty con, cháu”. Mối liên kết giữa công ty mẹ và công ty con là liên kết về vốn. Công ty mẹ sở hữu vốn cổ phần trong các công ty con, cháu. Nó chi phối các công ty con, cháu về mặt tài chính và chiến lược phát triển. Do vậy, sở hữu vốn của holding company là sở hữu hỗn hợp (nhiều chủ) nhưng có một chủ (công ty mẹ) đóng vai trò khống chế, chi phối tài chính. Dạng phổ biến của holding company là công ty cổ phần và các công ty con, cháu vẫn có tư cách pháp nhân độc lập.
Các holing company vừa hoạt động kinh doanh như một doanh nghiệp vừa là đầu mối liên kết kinh tế. Trong holding company, sự liên kết giữa các thành viên (là các công ty có quan hệ với nhau về tài chính, công nghệ, thị trường và lợi ích) rất đa dạng thông qua các hình thức khác nhau với các mức độ chặt chẽ, lỏng lẻo khác nhau, tạo ra mô hình tổ chức khác nhau nhưng không tạo ra các quan hệ hành chính cứng. Các mối quan hệ liên kết đó là mối
quan hệ cùng có lợi vì lợi ích kinh tế của từng thành viên và của cả Công ty holding.
Các chức năng điển hình của holding company bao gồm:
- Chức năng quản lý: một holding company sẽ quản lý các khoản vốn góp của mình trong các công ty khác như một thể thống nhất và chịu trách nhiệm về việc ra các quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối các hoạt động phối hợp và tài chính của cả nhóm công ty.
- Chức năng tài chính: lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát các luồng lưu chuyển vốn trong danh mục đầu tư. Holding company có thể thực hiện cả hoạt động tài trợ đầu tư cho các công ty con và cung cấp các dịch vụ tài chính nội bộ cho các công ty này như tập hợp và quản lý tiền mặt, quản lý rủi ro và ngoại hối, cho thuê tài chính và các chức năng ngân quỹ khác.
- Chức năng dịch vụ: holding company cung cấp cho các công ty con các dịch vụ như kiểm toán nội bộ, quan hệ đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch chiến lược, nghiên cứu và phát triển (R&D), quản lý nhân sự và các chức năng hỗ trợ khác.
Như vậy, xét trên góc độ lợi ích kinh tế về phía Việt Nam, việc cho phép thành lập công ty holding tạo điều kiện thu hút đầu tư của các tập đoàn xuyên quốc gia và tạo tiền đề để các tập đoàn này tới đặt đại bản doanh khu vực tại Việt Nam. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này đòi phải có sự giám sát chặt chẽ nhằm ngăn chặn nguy cơ dẫn tới tình trạng độc quyền, tác động tiêu cực tới sự phát triển của nền kinh tế và đời sống của người dân, cũng như các hoạt động kinh tế ngầm trong nội bộ tập đoàn như việc chuyển giá, trốn thuế trong quá trình hoạt động.
Về phía nhà đầu tư nước ngoài, việc áp dụng mô hình holding company sẽ giúp nhà đầu tư điều phối tốt hơn các nguồn thu nhập cũng như chi phí của
các dự án khác nhau tại Việt Nam, tận dụng các lợi thế khi dự án được trải rộng trên nhiều địa bàn.