Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 57)

2.1. Thực trạng các hình thức FDI theo pháp luật đầu tưở Việt Nam

2.1.7. Hình thức Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng

Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là hình thức đầu tư trong đó các bên quy trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh mà không thành lập pháp nhân mới.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản được ký kết giữa đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là các bên hợp doanh) và hoàn toàn khác với hợp đồng thương mại, hợp đồng giao nguyên liệu lấy sản phẩm và các hợp đồng khác ở chỗ nó quy định rõ việc thực hiện phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.

Về mặt pháp lý, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng là một thực thể kinh doanh hoạt động theo luật pháp Việt Nam. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên hợp doanh được ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khác với doanh nghiệp liên doanh, các bên hợp doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ.

Như vậy, hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản pháp lý duy nhất quy định đặc trưng về pháp lý của dự án BCC. Tuy nhiên, nó chưa đủ để đảm bảo cho hình thức này tính chỉnh thể về mặt pháp lý.

Các bên tham gia hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thực hiện hoạt động kinh doanh trên cơ sở ký kết một hợp đồng hợp tác mà không hình thành một pháp nhân mới như hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Việc quản lý thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh được giao cho một bên đối tác, thông thường là Bên Việt Nam (trừ các dự án trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí). Trong quá trình kinh doanh các bên hợp doanh có thể thành lập ban điều phối để theo dõi, giám sát việc

thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Ban điều phối không phải là đại diện pháp lý cho các bên hợp doanh.

Về phân chia kết quả kinh doanh, khác với doanh nghiệp liên doanh, hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng có thể thực hiện phân chia kết quả kinh doanh chung, hoặc phân chia lợi nhuận trước thuế theo tỷ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận giữa các bên. Các bên hợp doanh thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước một cách riêng rẽ. Tuy vậy, trong một số trường hợp, thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác (gồm cả tiền thuê đất, thuế tài nguyên...) có thể được tính gộp vào phần sản phẩm được chia cho Bên hợp doanh Việt Nam để nộp cho Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)