Động thái phát triển của các hình thức FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Trong giai đoạn 1988-2012, số hình thức FDI đó từng bước được đa dạng thêm. Trong thiện chí ngày càng cải thiên môi trường pháp lý để thu hút FDI của Việt Nam, mỗi hình thức đó biến động thế nào và có thành công hay không là những vấn đề sẽ được phân tích ở phần nay. Chương này ít đề cập tới lượng vốn đó thực hiện như nhiều nghiên cứu đó quan tâm với lý do dữ liệu đó thường cho thấy tốc độ thực hiện dự án hơn là qui mô và cơ hội thu hút đầu tư.

2.2.1. Cơ cấu các hình thức FDI

Bảng 2.1 Dự án đƣợc cấp giấy phép phân theo hình thức đầu tƣ năm 2009 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO

HÌNH THỨC Tính từ 01/01/2009 đến 15/12/2009 TT Hình thức đầu tƣ Số dự án cấp mới Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD) Số lƣợt dự án tăng vốn Vốn đăng ký tăng thêm (triệu USD) Vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm (triệu USD) 1 100% vốn nước ngoài 657 13,736.3 172 4,695.5 18,431.9 2 Liên doanh 161 1,696.6 39 392.0 2,088.6 3 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 7 399.6 2 2.4 402.0 4 Cổ phần 14 512.9 2 46.8 559.7 Tổng số 839 16,345.4 215 5,136.7 21,482.1

Bảng 2.2 Dự án đƣợc cấp giấy phép phân theo hình thức đầu tƣ năm 2010 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 25/12/2010 TT Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký

(USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 9,575 119,881,225,923 39,444,224,427 2 Liên doanh 2,200 59,553,971,787 16,945,288,907 3 Hợp đồng hợp tác KD 223 5,052,980,751 4,573,856,804 4 Cụng ty cổ phần 193 4,795,486,036 1,404,604,613 5 HỢP ĐỒNG BOT,BT,BTO 11 3,598,809,913 903,095,869 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 12,213 192,980,482,410 63,354,028,620

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2010

Bảng 2.3 Dự án đƣợc cấp giấy phép phân theo hình thức đầu tƣ năm 2011 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC

Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 25/12/2011 TT Hình thức đầu tƣ Số dự

án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD)

1 100% vốn nước ngoài 10,592 127,694,942,777 42,848,075,374 2 Liên doanh 2,644 54,010,610,564 17,856,128,537 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 14 5,857,317,913 1,354,797,469 4 Hợp đồng hợp tác KD 219 5,429,931,329 4,567,036,804 5 Công ty cổ phần 194 4,836,260,833 1,416,573,178 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng cộng 13,664 197,927,071,416 68,125,569,362

Bảng 2.4 Dự án đƣợc cấp giấy phép phân theo hình thức đầu tƣ năm 2012 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO HÌNH THỨC

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2012) T T Hình thức đầu tƣ Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 11,429 138,940,875,714 46,030,606,863 2 Liên doanh 2,576 53,226,170,170 17,950,911,202 3 Hợp đồng BOT,BT,BTO 14 5,857,317,913 1,354,797,469 4 Hợp đồng hợp tác KD 217 5,137,087,044 4,276,192,519 5 Công ty cổ phần 194 4,676,692,562 1,366,208,487 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 14,431 207,936,151,403 71,061,674,540

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2012

Tính đến tháng 12/2012, đó có 14,431 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 207,936 tỷ USD, vốn điều lệ là 71,062 tỷ USD. Trong đó hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài đạt tỷ lệ cao nhất về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng dần qua từng năm thực hiện.

Hình 2.1: Tỷ lệ số dự án phân theo hình thức đầu tƣ (1988-2012)

* Cơ cấu hình thức đầu tư theo ngành

Bảng 2.5 Dự án đƣợc cấp giấy phép phân theo ngành đầu tƣ năm 2012 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO NGÀNH

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2012) TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ

(USD)

1 CN chế biến,chế tạo 8,070 103,523,905,477 37,544,495,005 2 KD bat động sản 387 49,724,000,517 12,649,008,625 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 331 10,605,802,365 2,770,519,241

4 Xây dựng 928 9,916,847,249 3,542,264,409

5 SX,pp điện, khí, nước, đ.hòa

86 7,486,486,355 1,687,506,968 6 Thông tin và truyền thông 815 3,938,423,189 2,199,667,889 7 Nghệ thuật và giải trí 136 3,675,041,524 1,121,414,168 8 Vận tải kho bụi 346 3,476,274,013 1,063,691,231 9 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 497 3,343,971,317 1,735,448,666 10 Khai khoáng 78 3,177,402,237 2,570,986,746 11 Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa 863 2,814,007,203 1,519,564,300 12 Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm

76 1,321,650,673 1,171,885,673 13 Cap nước;xử lý chat thải 28 1,233,909,770 299,732,990 14 Y tế và trợ giúp XH 81 1,219,329,977 239,190,441 15 HĐ chuyên môn, KHCN 1311 1,087,080,873 545,920,099

16 Dịch vụ khác 122 732,957,688 154,234,817

17 Giáo dục và đào tạo 161 457,773,758 137,624,635 18 Hành chính và dvụ hỗ trợ 115 201,287,218 108,518,637

Tổng số 14,431 207,936,151,403 71,061,674,540

Hình 2.3: Tỷ lệ dự án cấp phép theo ngành đầu tƣ (1988-2012)

Tính đến tháng 12/2012 đó có 18 ngành đang được đầu tư ở Việt Nam. Hình thức 100% vốn nước ngoài thể hiện rõ thành công trong hầu hết các ngành kinh tế kể cả những ngành như Nông - Lâm nghiệp, CN nhẹ, CN chế biến và Thủy sản là những ngành truyền thống và có lợi thế cao của nước chủ nhà. Chưa kể tới sự thành công của hình thức này trong các ngành dịch vụ- là những ngành có lịch sử phát triển lâu và chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của các nước phát triển và một số nước láng giềng. Trong đó lĩnh vực ngân hàng góp mặt với 4 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam là Standard Chartered Bank, HSBC(Hongkong), ANZ Australia), Hong Leong (Malaysia) trong đó HSBC là ngân hàng ngoại đầu tiên sở hữu 20% cổ phần tại Việt nam).

Đầu tư trong lĩnh vực liên quan tới xây dựng cơ sở hạ tầng có tỷ lệ thất bại cao do còn nhiều vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng, đền bù, đàm phán về giá cả đầu vào đầu ra giữa đơn vị cung cấp, tiêu thụ trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù nhà nước chủ trương khuyến khích hình thức BOT hoặc liên doanh, chúng ta không thấy rõ sự thành công của hai hình thức này mà ngược lại là của hình thức 100% vốn nước ngoài.

*Cơ cấu hình thức đầu tư theo vùng, miền, địa bàn

Bảng 2.6 Dự án đƣợc cấp giấy phép phân theo vùng miền đầu tƣ năm 2012 ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM THEO ĐỊA PHƢƠNG

(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 15/12/2012)

TT Địa phƣơng Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) Tổng số (63 địa phƣơng) 14,431 207,936,151,403 71,061,674,540 1 TP Hồ Chí Minh 4235 32,254,488,099 11,788,913,840 2 Bà Rịa-Vũng Tàu 291 26,338,986,818 7,315,323,140 3 Hà Nội 2461 21,207,716,809 7,627,776,543 4 Đồng Nai 1106 20,124,421,541 7,870,916,725 5 Bình Dương 2252 17,551,955,734 6,460,833,979 6 Hải Phòng 371 7,358,773,614 2,477,859,148 7 Hải Dương 274 5,377,129,794 1,615,151,490 8 Quảng Nam 79 4,984,233,719 1,229,309,806 9 Quảng Ninh 97 4,199,339,554 1,155,757,220 10 Bắc Ninh 297 4,164,325,552 892,687,432 11 Đà Nẵng 239 3,627,576,036 1,655,201,737 12 Long An 448 3,544,533,856 1,423,807,201 13 Vĩnh Phúc 148 2,466,927,298 723,249,269 14 Hưng Yên 240 2,119,413,392 796,732,175 15 Tây Ninh 200 1,627,481,286 999,278,795 16 Bắc Giang 100 1,587,844,697 1,144,323,320 17 Bình Thuận 100 1,473,442,568 430,118,900 18 Khánh Hòa 88 1,030,227,341 313,966,666 19 Bình Phước 103 765,418,000 449,214,380 20 Lâm Đồng 114 497,336,064 236,287,792 Tổng cộng (20 địa phƣơng) 13,243 162,301,571,772 56,606,709,558

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2012

Ngay từ những năm đầu ban hành luật đầu tư nước ngoài, Việt Nam luôn khuyến khích đầu tư nước ngoài vào tất cả các tỉnh, đặc biệt có biện pháp khuyến khích đầu tư vào những vùng sâu, vùng xa, tuy nhiên lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các tỉnh không đồng đều. Trừ 49 dự án đầu tư vào

ngành dầu khí ở ngoài khơi, số dự án đầu tư vào miền Bắc vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm 30% số dự án với 29,9% vốn đăng ký của tất cả các dự án trên cả nước, số dự án đầu tư vào miền Đông Nam Bộ chiếm 56,7% với số vốn đăng ký chiếm gần 47,9% tổng vốn đăng ký trên cả nước, số dự án đầu tư vào vùng Tây Nguyên là vùng thu hút được ít FDI nhất khoảng 1% số dự án và chỉ chiếm 0,39% tổng vốn đăng ký.

Các địa phương có cơ sở hạ tầng tốt có ý nghĩa quan trọng tới sự thành cụng của FDI. Thực tế cho thấy hình thức 100% vốn đó rất thành công ở miền Nam đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

*Cơ cấu hình thức đầu tư theo chủ đầu tư

Đến tháng 12/2012 đã có 98 nước đầu tư vào Việt nam. Trong tổng số 14,431 dự án được cấp giấy phép trong giai đoạn 1988-2012, hai mươi nước có số dự án lớn nhất đã đăng ký 13,538 dự án với tổng số vốn đăng ký là 190,874 triệu USD chiếm 92,9% dự án được cấp giấy phép và 91.6% tổng vốn đăng ký trên cả nước.

Bảng 2.7: 20 nƣớc đầu tƣ lớn nhất trong giai đoạn 1988-2012 TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tƣ đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) Tổng số (98 nƣớc) 14,431 207,936,151,403 71,061,674,540 1 Nhật Bản 1832 28,673,492,293 8,168,742,982 2 Đài Loan 2235 24,933,294,410 10,066,573,809 3 Hàn Quốc 3184 24,815,860,392 8,558,393,403 4 Singapore 1097 24,671,322,549 7,096,197,924 5 BritishVirginIslands 509 15,348,229,951 5,300,124,922 6 Hồng Kông 699 11,900,002,728 3,870,620,114 7 Hoa Kỳ 639 10,500,382,254 2,512,087,899 8 Malaysia 428 10,182,354,427 3,576,040,832 9 Thái Lan 298 6,053,840,790 2,696,371,169

10 Hà Lan 176 5,882,063,178 2,508,588,607 11 Brunei 130 4,805,684,177 989,604,375 12 Trung Quốc 894 4,711,333,063 2,368,610,514 13 Canada 126 4,689,556,394 1,023,751,865 14 Samoa 95 3,877,348,644 1,318,254,799 15 Pháp 375 3,137,278,529 1,618,405,054

16 Vương quốc Anh 162 2,616,159,101 1,594,989,066

17 Australia 273 1,321,923,884 564,675,459

18 Liên bang Nga 87 1,068,187,869 766,462,039

19 CHLB ĐỨC 195 1,052,530,680 502,775,159

20 Đan Mạch 104 632,819,306 236,415,889

Tổng số (20 nƣớc) 13,538 190,873,664,619 65,337,685,880

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng 12/2012

Nếu phân chia nhóm 20 nước đứng đầu này thành các nhóm nhỏ theo địa lý: Châu á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương chúng ta thấy FDI vào Việt nam có nguồn gốc từ các nước láng có vị trí địa lý gần gũi với Việt Nam, như vậy chi phí giao dịch sẽ rất tiết kiệm.

Nếu chia theo nhóm nước: Theo “mô hình đàn én bay”, sự lan tỏa các ngành chín muồi ở nước phát triển sẽ chuyển sang các nước mới phát triển, từ các nước mới phát triển sang các nước đang phát triển. Vì vậy, với tỷ trọng như trên ta thấy mô hình trên cũng đúng với Việt Nam. Có thể hiểu công nghệ vào Việt nam sẽ không phải loại công nghệ hàng đầu, song có thể sẽ rất phù hợp với trình độ phát triển kinh tế.

2.2.2. Các hình thức đầu tư cụ thể

 Liên doanh và 100% vốn nước ngoài: Liên doanh được coi là hình thức Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng và được quan tâm thu hút ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ sau khi Luật đầu tư nước ngoài (sửa đổi năm 1996) ban hành các quy định thu hẹp lĩnh vực và giảm bớt điều kiện hạn chế đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài, thì số lượng dự án 100% vốn nước ngoài tăng lên nhanh chóng thay thế vị trí hàng đầu của hình thức liên doanh.

Sự biến động của hai hình thức đầu tư chủ yếu ở Việt Nam giai đoạn 1988-2012: liên doanh và 100% vốn nước ngoài. Trong khi số lượng dự án được cấp giấy phép và vốn đăng ký của hình thức liên doanh giảm dần và mất vai trí ưu thế thì hình thức 100% vốn nước ngoài đó tăng lên và lấn át vị trí của hình thức liên doanh. Sự tăng (100% vốn nước ngoài), giảm (liên doanh) nhanh của hai hình thức đầu tư này bắt đầu thể hiện rõ trong những năm từ 1991 đến 1995. Chúng ta có thể nhận thấy dễ dàng năm 1995 chính là thời điểm “đổi vị trí” của hai hình thức này. Từ 1988 đến 1995 số dự án liên doanh được cấp giấy phép chiếm đa số cao hơn hẳn số dự án 100% vốn nước ngoài, nhưng tỷ trọng giảm dần từ 70% và 73% tổng số dự án được cấp giấy phép trong năm 1988 và 1991 xuống còn 46% năm 1995; ngược lại tỷ trọng dự án 100% vốn nước ngoài được cấp giấy phép tăng nhanh từ 8% và 15% năm 1988 và 1991 lên trên 47% năm 1995. Từ 1996 đến 2012, sự biến đổi này càng rõ rệt hơn, tỷ trọng số dự án được cấp giấy phép hình thức 100% vốn nước ngoài đó vượt hơn hẳn hình thức Liên doanh.

 Hình thức hợp tác kinh doanh (dưới đây sẽ gọi tắt là hợp doanh): So với các hình thức liên doanh và 100% vốn nước ngoài thì hợp doanh có tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng dự án được cấp giấy phép trong giai đoạn

1988-2011. Tính đến hết năm 2012 chỉ có 217 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh doanh còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư 5,137 triệu USD.

Trong ba hình thức đầu tư nước ngoài có số lượng dự án nhiều nhất ở Việt nam giai đoạn 1988-2012 là 100% vốn nước ngoài, liên doanh và hợp đồng hợp tác kinh doanh, quy mô trung bình vốn đầu tư của các dự án 100% vốn nước ngoài lớn nhất - gấp hơn 4 lần qui mô trung bình các dự án liên doanh và gấp 52,7 lần qui mô trung bình các dự án hợp tác kinh doanh.

 Hình thức BOT, BT&BTO: Tính đến tháng 12/2012 chỉ có 14 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 5,857 triệu USD đó được cấp giấy phép đầu tư.

Chính phủ rất muốn thu hút đầu tư nước ngoài theo hình thức BOT vào lĩnh vực giao thụng, nhưng khó khăn để thu hút nhà đầu tư nước ngoài do: (1) khó thu hồi vốn, thời gian thu hồi vốn lâu, thường trên 20 năm; (2) tính hiệu quả trong kinh doanh không cao, thậm chí có khả năng thua lỗ; (3) Khó khăn về vốn và chính sách hỗ trợ của nhà nước chưa đủ để thu hút các nhà đầu tư BOT trong lĩnh vực xây dựng đường giao thông. Từ năm 1996, Luật Đầu tư nước ngoài đó bổ sung thêm hỡnh thức đầu tư theo hợp đồng BTO, BT; Quy chế đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO, BT đó được Chính phủ ban hành năm 1998, và Nghị định số 108/2009/NĐ - CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh (Hợp đồng BTO), Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT). Nghị định này tạo khung pháp lý hoàn thiện cho việc hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân, tạo nên các chính sách chung nhất quán nhằm khuyến khích, thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng.

Theo đó, Chính phủ khuyến khích thực hiện theo hình thức Hợp đồng BOT, BTO, BT các dự án xây dựng và vận hành, quản lý công trình kết cấu

hạ tầng mới hoặc dự án cải tạo, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành, quản lý các công trình hiện có trong các lĩnh vực: đường bộ, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải, nhà máy điện, đường dây tải điện.

 Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài: Đến tháng 12/2012, có 194 công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài. Hình thức chuyển đổi sang công ty cổ phần được hầu hết các doanh nghiệp lựa chọn là chuyển nhượng một phần giá trị doanh nghiệp cho các cổ đông mới.

Các chuyên gia đánh giá nhìn chung các doanh nghiệp đó được lựa chọn là đều có tình hình tài chính lành mạnh, có báo cáo tài chính được kiểm toán rõ ràng nhưng chưa quan tâm tới mối liên hệ giữa các doanh nghiệp với thị trường chứng khoán. Kết quả cổ phần hoá còn hạn chế một phần do cơ sở pháp lý (ở cấp Nghị định) chưa làm các nhà đầu tư yên tâm, mặt khác do các quy định về điều kiện chuyển đổi quá chặt chẽ, ví dụ như khống chế quy mô dự án. Một số hồ sơ chưa được chấp thuận do vướng về điều kiện chuyển đổi không bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)