cơ quan Sở Tài chính Hải Dƣơng
Đội ngũ CBCC cơ quan đƣợc hình thành từ nhiều nguồn, nhƣng chủ yếu vẫn là thông qua tuyển dụng công chức theo quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức hiện hành (Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức); ngoài ra có thể qua luân chuyển, điều động từ UBND cấp huyện lên hoặc từ cơ quan khác chuyển sang .
Số tuyển mới, nhất là số vừa tốt nghiệp đại học từ các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, chƣa có kinh nghiệm, kiến thức, nghiệp vụ hoạt động chuyên môn chuyên sâu; chƣa đƣợc đào tạo về QLNN. Tuy nhiên cũng có một số cán bộ mới vào làm đã có thạc sĩ, có kiến thức tin học và trình độ ngoại ngữ khá.
Những năm qua, cơ quan Sở Tài chính Hải Dƣơng luôn chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng về:
2.3.1. Lý luận chính trị:
Trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp và cử nhân. Từ năm 2009 đến nay, mỗi một năm trung bình cơ quan có từ 2 đến 3 cán bộ tốt nghiệp cao cấp chính trị, chiếm khoảng 4% số lƣợng CBCC toàn cơ quan, bình quân một năm có từ 0,4 đến 0,8 lƣợt cán bộ đƣợc cử đi học lớp bồi dƣỡng kiến thức về lý luận chính trị trên tất cả các trình độ. Kết quả cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 2.4 dƣới đây:
Bảng 2.3: Kết quả bồi dƣỡng kiến thức về trình độ lý luận chính trị từ năm 2010 đến 2014
Đơn vị tính: người
Năm
Đào tạo Bồi dƣỡng
Bình quân năm Cử nhân Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 2010 1 2 0 0 0,6 2011 0 2 1 0 0,6 2012 0 3 0 1 0,8 2013 0 2 0 0 0,4 2014 0 3 1 0 0,8
Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức cơ quan hàng năm
Điều kiện để cán bộ công chức trong cơ quan đƣợc cử đi học lớp bồi dƣỡng kiến thức về chính trị đó là ngƣời cán bộ đó phải là lãnh đạo cấp phòng: Trƣởng phòng (bắt buộc), các cán bộ phó phòng nằm trong diện quy hoạch trƣởng phòng, ngoài ra còn một số trƣờng hợp chuyên viên khác cũng nằm trong diện quy hoạch chức danh phó phòng nhƣng chƣa đƣợc bổ nhiệm. Hiện tại các cán bộ tham gia các khóa bồi dƣỡng kiến thức về lý luận chính trị trình độ cử nhân (4 năm), trình độ cao cấp (9 tháng học liên tục) của cơ quan đều học tập tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, một số ít còn lại bồi dƣỡng lý luận chính trị trình độ trung cấp, sơ cấp đƣợc học tại Trƣờng Chính trị tỉnh Hải Dƣơng.
2.3.2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ:
Đào tạo các kiến thức chuyên sâu về Tài chính kinh tế nhƣ thạc sĩ kinh tế, nghiên cứu sinh về tài chính, các kiến thức về tin học và tiếng anh chuyên ngành để vận dụng vào trong thực tế công việc.Để nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao chất lƣợng trong quá trình thực thi công vụ, Ban lãnh đạo Sở Tài
chính Hải Dƣơng luôn quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho những cán bộ có nhu cầu đi học các lớp đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu về tài chính, ngân sách, kiến thức kinh tế. Hiện nay, các ngành mà cơ quan cho phép học đào tạo chuyên sâu là ngành Tài chính ngân hàng, ngành Quản lý kinh tế, quản trị, kế toán, kinh tế đầu tƣ, thẩm định giá…Để đƣợc cử đi học thì chƣơng trình đào tạo của cán bộ công chức phải phù hợp với bằng cấp của họ hiện tại và cơ quan sẽ hỗ trợ toàn bộ tiền học phí, kinh phí văn phòng phẩm để giúp cho cán bộ công chức yên tâm học tập, nghiên cứu.
Trong các trình độ đào tạo nghiệp vụ thì trình độ thạc kĩ vẫn chiếm số lƣợng nhiều nhất, trung bình mỗi năm có từ 3 đến 4 cán bộ đƣợc cử đi học, chiếm khoảng 4% số lƣợng CBCC của cơ quan và hàng năm có từ 0,8 đến 1,2 lƣợt cán bộ công chức tham gia các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn tính trên tất cả các lớp học.
Bảng 2.4: Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức về kiến thức chuyên môn từ 2010- 2014
Đơn vị tính: người
Năm
Đào tạo Bồi
dƣỡng Bình quân năm Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao
đẳng Trung cấp 2010 1 2 0 0 1 0,8 2011 0 3 0 1 0 0,8 2012 0 4 2 0 0 1,2 2013 0 3 1 0 0 0,8 2014 0 5 0 0 0 1
Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức cơ quan hàng năm
2.3.3. Các kiến thức QLNN phù hợp với ngạch bậc: chuyên viên, chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp. viên chính và chuyên viên cao cấp.
Kết quả cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.5: Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức Quản lý Nhà nƣớc từ năm 2011 đến 2014
Đơn vị tính: người
Năm
Đào tạo Chuyên viên Chuyên viên
chính
Chuyên viên cao cấp
2011 5 3 1
2012 4 2 0
2013 5 2 0
2014 3 2 0
Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức cơ quan hàng năm
Việc trang bị cho ngƣời cán bộ công chức của mình những kiến thức cơ bản cũng nhƣ kiến thức nâng cao về Quản lý nhà nƣớc đang trở thành nhiệm vụ quan trọng đối với tất cả các cơ quan, đơn vị nhà nƣớc. Thông qua các lớp bồi dƣỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp ngƣời cán bộ công chức có thể nắm bắt đƣợc những kiến thức về tổ chức Bộ máy nhà nƣớc, hệ thống chính trị, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của từng chức danh trong Bộ máy nhà nƣớc từ cấp Trung ƣơng đến địa phƣơng, thông qua đó ngƣời cán bộ công chức có thể nhận thấy rõ đƣợc những trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc thực thi công vụ.
Hiện nay, công tác quản lý cán bộ của Sở Tài chính Hải Dƣơng đƣợc chuẩn hóa theo các quy định tại Nghị định 24/2010/NĐ-CP, ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và Thông tƣ số 13/2010/TT-BNV, ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ
Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP, ngày 15-3-2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; Thông tƣ số 07/2008/TT-BNV ngày 4- 9-2008 của Bộ Nội vụ hƣớng dẫn thực hiện một số quy định về thi nâng ngạch công chức.
Với điều kiện chặt chẽ để đƣợc dự thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp quy định trong Thông tƣ số 07/2008/TT-BNV, nên trong vòng 5 năm trở lại đây duy nhất có năm 2009 có một đồng chí hoàn thành chƣơng trình này. Tính trung bình mỗi năm cơ quan có từ 4 đến 5 cán bộ hoàn thành chƣơng trình QLNN ngạch chuyên viên (chiếm khoảng 6,7% số lƣợng CBCC của Sở) và từ 2 đến 3 đồng chí hoàn thành chƣơng trình thi nâng ngạch lên chuyên viên chính (chiếm khoảng 4% số lƣợng CBCC của cơ quan).
2.3.4. Cử cán bộ đi học tập ở nƣớc ngoài:
Áp dụng các quy định trong “Đề án đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nƣớc ngoài bằng ngân sách Nhà nƣớc” của Bộ Chính trị ban hành tháng 6/2008 (đề án 165), Lãnh đạo cơ quan luôn khích lệ, động viên, tạo điều kiện cho cán bộ công chức có nhu cầu tham gia học tập, nghiên cứu tại nƣớc ngoài. Các chƣơng trình đào tạo trong đề án 165 bao gồm: Đào tạo tiếng anh ngắn hạn từ 3 tháng đến 1 năm, đào tạo dài hạn tại các cơ sở nƣớc ngoài từ 1 đến 4 năm (thạc sĩ, tiến sĩ…)…Qua 3 năm thực hiện, hiện tại số lƣợng cán bộ công chức của cơ quan đang theo học chƣơng trình đào tạo thạc sĩ kinh tế nƣớc ngoài là 01 đồng chí và đang hoàn thiện thủ tục để tốt nghiệp. Về đào tạo trình độ ngoại ngữ , hiện nay cơ quan đã có 2 đồng chí tốt nghiệp khóa bồi dƣỡng về Tiếng anh ở nƣớc ngoài và đã trở về cơ quan làm việc tiếp. Chủ trƣơng của Ban lãnh đạo cơ quan là phấn đấu trong giai đoạn tiếp theo, mỗi một năm có trung bình 1 lƣợt cán bộ tham gia học tập, nghiên cứu tại nƣớc ngoài trên hầu hết các chƣơng trình đào tạo của đề án 165. Kết quả đào
tạo, bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ công chức của Sở Tài chính Hải Dƣơng tại nƣớc ngoài nhƣ sau:
Bảng 2.6: Kết quả đào tạo cán bộ công chức tại nƣớc ngoài:
Đơn vị tính: người
Năm Đào tạo
Ngoại ngữ Thạc sĩ Tiến sĩ
2011 0 1 0
2012 1 1 0
2013 0 1 0
2014 1 0 0
Nguồn số liệu: Báo cáo đánh giá công tác quản lý, sử dụng cán bộ công chức cơ quan hàng năm
Bên cạnh việc chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức phục vụ cho công tác nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo, kiến thức chính trị và QLNN thì Ban lãnh đạo Sở còn rất quan tâm đến việc cử cán bộ công chức tham gia các lớp tập huấn các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp công sở do các Sở, ngành tổ chức. Bình quân hàng năm có từ 6 đến 7 cán bộ công chức, viên chức đƣợc cử tham gia các chƣơng trình đào tạo này, chiếm khoảng 8,3% số lƣợng nhân viên toàn cơ quan. Đây là các kỹ năng mềm rất hữu ích, nó giúp cho cán bộ công chức đƣợc nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng quan hệ với cơ quan bạn, tạo phong cách tự tin, chững trạc khi giao tiếp, góp phần tạo nên thành công chung của ngƣời cán bộ công chức trong xử lý công việc chuyên môn.