4.2.2.1 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
i) Môi trường vĩ mô (môi trường quốc gia)
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng chịu tác động của môi trường vĩ mô và Six Senses Ninh Van Bay cũng vậy.
Môi trường kinh tế:
Được xác định thông qua tiềm lực của nền kinh tế quốc gia, các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá môi trường kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi xuất ngân hang, lạm phát, tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân/người/năm, cơ cấu chi tiêu của tầng lớp dân cư…
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm 2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10%.
Năm 2009 đạt khoảng 1100USD. Năm 2010:1160 USD.
Năm 2011: 1300 USD.
- Cơ cấu chi tiêu của tầng lớp dân cư:
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2010 đạt 11.75% Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2011 đạt 18.13%
- Lạm phát năm 2011: 18.58%.
Nhận xét: Với tình hình kinh tế trong nước tăng trưởng ổn định như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho công ty có thể khai thác được thị trường khách nội địa, một đối tượng khách ít được chú trọng ở khu nghỉ mát.
Môi trường chính trị pháp luật:
- Một môi trường chính trị ổn định sẽ tạo thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Việt Nam là một đất nước ổn định về chính trị, thống nhất về đường lối, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các tài sản khác.
- Các chính sách mở cửa của Việt Nam cũng đang ngày càng được nới rộng các doanh nghiệp nước ngoài có thể đầu tư 100% vốn vào Việt Nam
- Luật du lịch ngày càng được cải thiện; các thủ tục xuất nhập cảnh, làm visa ngày càng thông thoáng.
Các chính sách trên đều tạo ra những điều kiện thuận lợi Six Senses cần phải tận dụng để giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
Môi trường kỹ thuật công nghệ:
- Công nghệ thông tin phát triển giúp cho việc marketing và bán hàng trên mạng, các hoạt động nghiên cứu thị trường sẽ đạt hiệu quả hơn.
- Áp dụng kỹ năng quản lý của nước ngoài theo tiêu chuẩn của tập đoàn Six Senses. Mỗi năm, trụ sở chính sẽ cử người qua kiểm tra khu nghỉ mát một cách toàn diện.
Môi trường văn hoá - xã hội:
- Ban quản lý điều hành đa số là người nước ngoài (tổng giám đốc: người Anh, giám đốc bộ phận ẩm thực: người Malaysia, bếp trưởng: Ấn Độ, quản lý bộ phận spa: Phillipin…) đã có kinh nghiệm làm việc ở nhiều nước khác nhau nên nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách quốc tế.
- Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ tăng dân số cao. Đứng thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới, quy mô dân số đông với gần 86,2 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới là một thị trường cung cấp sức lao động dồi dào.
- Ngoài ra các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước đã và đang đào tạo sinh viên cho ngành du lịch là một điều kiện thuận lợi cho Six Senses tìm kiếm nguồn lao động chất lượng cao.
Môi trường tự nhiên:
- Six Senses Ninh Van Bay nằm trên bán đảo Ninh Vân thuộc địa phận thành phố Nha Trang nên điều kiện giao thông khá thuận lợi, khách có thể đi bằng nhiều loại phương tiện khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
- Khí hậu Nha Trang rất ôn hòa, số ngày nắng trong năm nhiều, ít bị ảnh hưởng của bão.
- Địa thế cách xa đất liền cũng tạo cho Six Senses lợi thế cạnh tranh đối với những du khách muốn có một không gian riêng, yên tĩnh để lấy lại tinh thần và cung cấp một nguồn năng lượng mới thì Six Senses là một nơi tuyệt vời để đáp ứng những điều đó.
ii) Môi trường vi mô (môi trường ngành)
Hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường hiện nay nói chung và ngành du lịch nói riêng đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt mình vào một môi trường cạnh tranh khốc liệt.Vì vậy các doanh nghiệp cần phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa ảnh hưởng đến cạnh tranh của họ.
Sức ép của khách hàng:
Với một vị thế thuận lợi, các sản phẩm độc đáo, Six Senses Ninh Van Bay đã xây dựng thương hiệu và tạo niềm tin cho khách hàng, trở thành một trong những khu nghỉ mát đi đầu trong lĩnh vực nghỉ dưỡng ở Nha Trang và cả nước.
Six Senses Ninh Van Bay chủ yếu hướng vào đối tượng khách VIP, khách có thu nhập cao. Hầu hết khách đến đây toàn là khách nước ngoài chiếm đến 90% (trong đó Đức chiếm 26%, Nhật chiếm 18%, Nga chiếm 20%, …), khách nội địa chỉ chiếm 10%. Vì khách quốc tế chiếm tỷ lệ lớn và có sự khác biệt về văn hóa nên phong cách phục vụ bịảnh hưởng nhiều. Do đó, khu nghỉ mát phải tìm hiểu nhu cầu và văn hóa của khách để có cách phục vụ tốt hơn.
Bên cạnh đó, khách hàng ngày càng khó tính và có nhiều sự lựa chọn địa điểm du lịch nên đòi hỏi khu nghỉ mát phải đầu tư vào chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.
Sản phẩm và dịch vụ thay thế:
Sản phẩm du lịch là một sản phẩm đặc thù mang những nét độc đáo riêng nên sản phẩm và dịch vụ thay thế còn rất hạn chế. Vì vậy, để cho khách có nhiều sự lựa chọn và tăng khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp cần đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ.
Quyền lực của nhà cung cấp:
Muốn phát triển phải có sự tham gia đầy đủ của nhà cung cấp. Bởi lẽ, chính các nhà cung cấp đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào. Những nhà cung cấp của khu nghỉ mát có thể kể đến:
- Vốn: công ty cổ phần du lịch Hồng Hải
- Dịch vụ vận chuyển: tàu thủy, cano, xe du lịch, taxi…
- Các đại lí du lịch như Long Phú, Thành Thành…cung cấp khách cho doanh nghiệp
- Phần lớn các trang thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều được nhập từ trụ sở chính của tập đoàn Six Senses tại Thái Lan nên phần nào giảm bớt sức ép từ nhà cung cấp.
Đối thủ cạnh tranh:
Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của doanh nghiệp bao gồm các khu nghỉ mát và khách sạn 5 sao như: khu nghỉ mát Mia, Sheraton, Sunrise, Vinpeal, Ana Mandara.
Các đối thủ này thường cạnh tranh với doanh nghiệp ở khâu khuyến mãi, quà tặng, các dịch vụ bổ trợ kèm theo,… Chính những áp lực cạnh tranh này buộc doanh nghiệp phải chia sẽ lợi nhuận và thị trường. Kết quả của việc phân tích đối thủ cạnh tranh cho phép doanh nghiệp trả lời câu hỏi là làm thế nào để giành được ưu thế so với đối thủ trong mối tương quan. Tính chất và cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện tại trong ngành phụ thuộc vào các yếu tố sau: Số lượng và quy mô của các đối thủ cạnh tranh trong ngành, chi phí cố định và chi phí lưu kho bãi, khác biệt hoá sản phẩm và dịch vụ, các rào cản rút lui, mối quan hệ giữa rào cản gia nhập và rào cản rút lui.
Các đối thủ tiềm ẩn:
Khánh hòa là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch, dịch vụ; trong đó
mũi nhọn là phát triển du lịch biển, đảo. Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành, lĩnh vực và phân vùng quy hoạch xác định 3 vùng kinh tế trọng điểm là Khu kinh tế Vân Phong; thành phố Nha Trang và phụ cận và khu vực Cam Lâm – Cam Ranh.
Khu kinh tế Vân Phong và đầu tư cơ sở hạ tầng (chủ yếu là giao thông) đã mở ra một quỹ đất khá lớn để phát triển du lịch, dịch vụ; Trong đó đặc biệt là phát triển Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh (Bãi Dài). Tiềm năng du lịch đã thực sự có cơ hội phát triển mạnh mẽ, hàng loạt các dự án được các nhà đầu tư đăng ký đầu
tư ở khu vực Bãi Dài và Khu kinh tế Vân Phong.
Theo quy hoạch được phê duyệt ở các vùng kinh tế trọng điểm, số lượng các dự án phát triển du lịch khá lớn trong đó tập trung ở Khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh và Khu kinh tế Vân Phong, trong đó Khu Bãi Dài hiện tại có 31 dự án được UBND tỉnh cho phép đầu tư với số vốn đăng ký lên đến gần 14.000 tỷ đồng.
Các đối thủ hiện tại là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khẳ năng cạnh tranh nếu họ gia nhập ngành. Về mọi phương diện các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chưa bằng các đối thủ trong ngành. Tuy nhiên họ có hai điểm mà các doanh nghiệp phải lưu ý là: có thể biết được điểm yếu của đối thủ hiện tại, và có tiềm lực tài chính, công nghệ mới để sản xuất các sản phẩm mới. Trong nhiều trường hợp sản phẩm mới có thể đe dọa đến sự tồn tại của các sản phẩm hiện có. Mức độ thuận lợi và khó khăn cho việc nhập ngành của các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc phần lớn vào hàng rào cảng trở gia nhập.
Kinh doanh du lịch là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận, đặc biệt đối với Việt Nam, một đất nước với nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú và một bờ biển trãi dài. Đó là sự hấp dẫn để các doanh nghiệp mới gia nhập vào ngành. Một số tập đoàn, công ty cũng đang đa dạng hóa sang du lịch như: Tổng công ty Yến Sào Khánh Hòa (du lịch 4 đảo, câu cá ban đêm), tổng công ty Khatoco Khánh Hòa (khu du lịch Yangbay…). Hiện tại đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn chưa gây nguy cơ cho doanh nghiệp nhưng có khẳ năng sẽ gia nhập ngành. Vì vậy doanh nghiệp cần nên lưu ý và quan tâm bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình.
4.2.2.2 Nguồn nhân lực của Six Senses Ninh Van Bay
i) Nguồn nhân lực tại Six Senses Ninh Van Bay phân theo bộ phận
Bảng 4.1: Nguồn nhân lực phân theo bộ phận
Bộ phận Số lượng (người) Tỷ trọng (%) Lễ tân 32 8.94 Buồng phòng 44 12.29 Ẩm thực 86 24.02 Spa 17 4.75 Nhân sự 29 8.10 Tài chính 17 4.75 Kỹ thuật 74 20.67 Bảo vệ 25 6.98 Đội tàu 24 6.71 Thể dục thể thao 10 2.79 Tổng cộng 358 100
Hình 4.4: Cơ cấu nguồn lao động phân theo bộ phận
Qua biểu đồ trên cho thấy: nhân viên chủ yếu tập chung nhiều ở các bộ phận tiếp xúc trực tiếp phục vụ khách như bộ phận ẩm thực chiếm 24.02%; bộ phận buồng phòng chiếm 12.29%; bộ phận lễ tân chiếm 8.94%. Do công việc mang tính chất dịch vụ là chính vì vậy nguồn lao động cho các bộ phận phục vụ trực tiếp khách luôn dồi dào và được đặc biệt quan tâm chú trọng nhất, do đó yêu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, sức khỏe, trình độ giao tiếp của đội ngũ trong bộ phận này là cao.
ii) Nguồn nhân lực tại Six Senses Ninh Van Bay phân theo trình độ chuyên môn
Bảng 4.2: Nguồn nhân lực phân theo trình độ chuyên môn
Trình độ Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
Đại học 109 30.45
Cao đẳng 146 40.78
Trung cấp 67 18.72
Phổ thông 36 10.05
(nguồn: phòng nhân sự - Six Senses Ninh Van Bay)
Hình 4.5: Cơ cấu nguồn nhân lực phân theo trình độ chuyên môn
Phần lớn nhân lực đều được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch như: ĐH Sài Gòn, ĐH Nha Trang, ĐH Huế, CĐ văn hóa và nghệ thuật Nha Trang, …và một số người du học ở nước ngoài. Trình độ đại học, cao đẳng chiếm tỉ lệ lớn (71.3%) là nguồn lao động có chất lượng cao.
KHÁC ĐỨC NGA NHẬT 26% 20% 36% 18%
4.2.2.3 Đối tượng khách của Six Senses Ninh Van Bay
Khách đến với khu nghỉ mát theo mùa trong năm chủ yếu là từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ cụ thể là khách từ Nhật Bản, Nga, Đức, Tây Ban Nha, Ý,… với nhiều mục đích:
Khách thương nhân
Khách đi du lịch theo đoàn
Khách lẻ FIT (Free individual Traveller)
Khách VIP (Very Important Person) chiếm đa số
Khách đi hưởng tuần trăng mật (không đáng kể) Trong đó khách Đức chiếm 26%, Nhật Bản 18%, Nga 20%
Hình 4.6: Cơ cấu nguồn khách của Six Senses Ninh Van Bay
4.2.2.4 Đánh giá hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các năm
i) Phân tích, đánh giá kết quả kinh doanh
Bảng 4.3: Chỉ tiêu tài chính
ĐVT: VNĐ
Chênh lệch (%) Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 Cuối năm 2011
10-09 11-10 Tổng doanh thu 120.542.400.000 140.407.200.000 146.230.000.000 16,47 4,15 Lợi nhuận trước thuế 5.921.229.499 17.977.929.460 18.734.003.580 203,62 4,21 Lợi nhuận sau thuế 4.835.305.113 14.037.225.520 14.946.352.160 190,31 6,48 Tổng nguồn vốn 410.808.564.100 431.076.136.200 441.037.307.200 4,93 2,31
(nguồn: phòng kế toán tài chính – Six Senses Ninh Van Bay)
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết cấu báo cáo kết quả kinh quả kinh doanh của doanh nghiệp qua ba năm 2009, 2010, 2011 ta thấy:
- Tổng doanh thu năm 2010 đạt hơn 140 tỷ đồng, tăng hơn 20 tỷ đồng tương đương 16,47% so với năm 2009. Năm 2011 đạt được hơn 146 tỷ đồng, tăng hơn 6 tỷ đồng tương đương 4,15% so với năm 2010. Nguyên nhân làm tăng thêm doanh thu là do khu nghỉ dưỡng phát triển thêm nhiều sản phẩm mới, tập trung khai thác các thị trường mới.
- Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng mạnh tương đương 203,62% và 190,31% so với năm 2009. Nguyên nhân chính là do các chính sách tiết giảm chi phí của khu nghỉ mát đạt được hiệu quả cao, bên cạnh đó phần lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng đột biến. Tuy nhiên, năm 2011 tăng nhẹ hơn so với năm 2010 tương đương 4,21% và 6,48% do thị trường khách chủ yếu của khu nghỉ mát là khách quốc tế nên cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khu nghỉ dưỡng.
- Tổng vốn kinh doanh tăng dần qua các năm từ năm 2010 tăng hơn 4,93% so với năm 2009 và năm 2011 tăng hơn 2,31% so với năm 2010 cho thấy chủ sở hữu rất chú trọng đầu tư cho các hoạt động kinh doanh tại khu nghỉ mát và việc đầu tư này đã mang lại hiệu quả thông qua lợi nhuận đạt được.
ii) Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu hiệu quả
Chênh lệch Chỉ tiêu Cuối năm 2009 Cuối năm 2010 Cuối năm 2011
09-10 10-11 Lợi nhuận sau thuế 4.835.305.113 14.037.225.520 14.946.352.160 9.201.920.407 909.126.640 Tổng doanh thu 120.542.400.000 140.407.200.000 146.230.000.000 19.864.800.000 5.822.800.000 Vốn chủ sở hữu 295.533.424.400 416.706.931.700 377.877.380.300 121.173.507.300 -38.829.551.400 Tổng nguồn vốn 410.808.564.100 431.076.136.200 441.037.307.200 20.267.572.100 9.961.171.000 Doanh lợi doanh thu 0,040 0,099 0,102 0,059 0,003 Doanh lợi vốn CSH 0,016 0,034 0,039 0,018 0,005 Doanh lợi tổng vốn 0,012 0,033 0,034 0,021 0,001
(nguồn: phòng kế toán tài chính – Six Senses Ninh Van Bay)
Nhận xét:
Doanh lợi doanh thu:
Qua bảng phân tích trên cho thấy: Trong năm 2009, cứ 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp có 0,040 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong khi năm 2010, cứ 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp lại thu được 0,099 đồng lợi nhuận sau thuế. Và trong năm 2011, cứ 1 đồng doanh thu thì doanh nghiệp có 0,102 đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, trong năm 2010, cứ 1 đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận sau thuế tăng 0,059 đồng so với năm 2009. Trong khi đó năm 2011, cứ 1 đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 0,003 đồng. Điều này cho thấy doanh thu của doanh nghiệp trong năm 2011 bị giảm đáng kể.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu:
Căn cứ vào bảng phân tích trên, bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư sẽ đem lại doanh nghiệp 0,016 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2009. Trong năm 2010, bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra đầu tư sẽ đem lại cho doanh