1.2. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt độngcho vay của ngân hàng chính sách xã hộ
1.2.3. Tiêu chí đánh giá quản lý cho vay củaNHCSXH đối với hộ nghèo
1.2.3.1 Tiêu chí đánh giá công tác lập kế hoạch cho vay hộ nghèo
Để đánh giá công tác lập kế hoạch cho vay hộ nghèo, ta có thể sử dụng một số tiêu chí đánh giá sau:
- Tình hình đảm bảo yêu cầu về thời hạn lập kế hoạch cho vay hộ nghèo. Các phòng giao dịch của chi nhánh NHCSXH phải lập kế hoạch cho vay hộ nghèo, sau đó chuyển lên chi nhánh cấp trên để tập hợp và lập kế hoạch cho vay của toàn chi nhánh trong năm kế hoạch. Có thể đánh giá tiêu chí này bằng số lƣợng các phòng giao dịch trực thuộc chậm trễ trong việc lập kế hoạch cho vay hộ nghèo.
- Đảm bảo đầy đủ về nội dung kế hoạch cho vay hộ nghèo. Kế hoạch cho vay hộ nghèo hằng năm đƣợc lập phải đảm bảo đầy đủ các nội dung về mục tiêu (số hộ nghèo, dƣ nợ cho vay, biện pháp triển khai để hoàn thành mục tiêu, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận trong triển khai kế hoạch)
- Tính phù hợp của kế hoạch cho vay hộ nghèo: kế hoạch cho vay hộ nghèo cần đƣợc lập dựa trên các căn cứ xác đáng nhƣ tỷ lệ hộ nghèo của địa phƣơng, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, quy đinh của pháp luật, định hƣớng của NHCSTW,…. Sự phù hợp của kế hoạch cho vay đƣợc đánh giá thông qua chênh lệch giữa kết quả thực tiễn triển khai và mục tiêu kế hoạch đặt ra.
1.2.3.2 Tiêu chí đánh giá tình hình triển khai, thực hiện kế hoạch cho vay hộ nghèo
(i)Cho vay đúng đối tƣợng
Đối tƣợng cho vay hộ nghèo sẽ đƣợc thụ hƣởng tín dụng chính sách với các ƣu đãi khác nhau đƣợc Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định. Các nhóm đối tƣợng hộ nghèo vay vốn đƣợc chỉ định theo từng chƣơng trình tín dụng, đƣợc quy định
trong Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ. Do đó, trong quá trình triển khai cho vay hộ nghèo, NHCSXH phải xác định đúng nhóm đối tƣợng đƣợc vay vốn, tránh tình trạng cấp tín dụng sai đối tƣợng vay.
Các hộ nghèo thƣờng không có đủ điều kiện để vay vốn tại các NHTM hay các TCTD khác theo các thông thƣờng nên sẽ đƣợc hỗ trợ tài chính từ phía NHCSXH. Do đó, khác với NHTM đƣợc chủ động lựa chọn đối tƣợng cho vay, phải đi tìm kiếm khách hàng vay vốn thì NHCSXH không phải tìm kiếm khách hàng mà thực hiện cho vay theo chỉ định của Chính phủ. Các đối tƣợng không thỏa mãn điều kiện vay theo quy định sẽ không đƣợc cho vay.
(ii)Dƣ nợ cho vay hộ nghèo: Đây là hệ số phản ánh kết quả sử dụng vốn của NHCSXH.
(iii) Tỷ lệ số hộ nghèo đƣợc vay vốn trên tổng số hộ nghèo: đây là chỉ tiêu tƣơng đối phản ánh mức độ đáp ứng theo chiều rộng của tín dụng ƣu đãi cho ngƣời nghèo.
Tỷ lệ số hộ nghèo đƣợc vay vốn trên tổng
số hộ nghèo
=
số hộ nghèo đƣợc vay vốn trong kỳ tổng số hộ nghèotrong kỳ (iv) Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn
Tổng doanh số thu nợ gốc + doanh số cho vay lƣu vụ của các món vay đến hạn kỳ cuối trong kỳ
x 100
Tổng doanh số giải ngân các món vay đến hạn kỳ cuối trong kỳ
Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn đánh giá ý thức của khách hàng trong việc chấp hành kế hoạch trả nợ với Ngân hàng. Đồng thời, đánh giá đƣợc chất lƣợng nợ tại mỗi đơn vị. Nếu tỷ lệ này càng cao phản ánh chất lƣợng nợ và ý thức chấp hành trả nợ của khách hàng tại đơn vị càng tốt và ngƣợc lại(hạn chế việc xử lý nợ nhƣ gia hạn, xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan)
(v) Tỷ lệ thu lãi
Tỷ lệ thu lãi (%) = Số lãi thực thu trong kỳ x 100 Số lãi phải thu trong kỳ
= = c Tỷ lệ thu nợ gốc đến hạn trong kỳ (%)
Trong đó:Số lãi phải thu = Tổng số tiền lãi tại cột "Lãi tháng này" theo bảng kê mẫu số 13/TD của Tổ TK&VV (tại đầu phiên giao dịch của các tháng) + tổng số tiền lãi phát sinh phải thu (đối với các món vay không ủy nhiệm thu lãi).
Tỷ lệ thu lãi cao cho thấy chất lƣợng tín dụng tốt và ngƣợc lại. (vi)Tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ quá hạn là chỉ tiêu để đo lƣờng, đánh giá chất lƣợng hoạt độngcho vay hộ nghèo của NHCSXH. Nếu chỉ tiêu nàycàng thấp thì chất lƣợng hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXHcàng cao và ngƣợc lại.
Nợ quá hạn là tình trạng hộ nghèo vay vốn chƣa thanh toán hoặc không thực hiện đúng hạn nghĩa vụ trả nợ theo cam kết khi NHCSXH cấp tín dụng. Nợ quá hạn sẽ gây ra rủi ro tài chính cho cả NHCSXH và cả ngƣời nghèo vay vốn. Nếu ngƣời nghèo không có trả nợ đúng hạn, NHCSXH sẽ gặp khó khăn trong luân chuyển vốn để tiếp tục giải ngân kỳ tiếp theo hoặc trả nợ vay cho các đối tƣợng mà ngân hàng huy động vốn. Trong khi, ngƣời nghèo không trả đƣợc nợ đúng hạn sẽ khó khăn trong đợt tiếp tục vay vốn lần sau và phải chịu thêm lãi suất.
Đồng thời, nợ quá hạn phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn vay của ngƣời vay.
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn
x 100 Tổng dƣ nợ
1.2.3.3 Tiêu chí đánh giá công tác kiểm tra, giám sát
Để đánh giá công tác kiểm tra, giám sát, ta có thể sử dụng các tiêu chí sau: - Số lƣợng các cuộc kiểm tra, giám sát: Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh số lần NHCSXH đã thực hiện các cuộc kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo.
- Tính hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát: đƣợc thể hiện thông qua các việc phát hiện các sai phạm, vụ việc, các bất hợp lý trong quá trình triển khai kế hoạch cho vay hộ nghèo của NHCSXH và tình hình khắc phục các phát hiện này.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo
1.2.4.1.Nhân tố khách quan
Môi trƣờng kinh tế: Một nền kinh tế phát triển, có trình độ phát triển cao và khả năng tích lũy lớn sẽ có điều kiện tốt để thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu bất bình đẳng xã hội. Cụ thể là nguồn vốn hỗ trợ cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách, trong đó có nguồn vốn hỗ trợ tín dụng chính sách nhƣ cấp bù lãi suất, quy mô nguồn vốn các chƣơng trình tín dụng chính sách, sẽ đƣợc bảo đảm ở mức độ đầy đủ và kịp thời, khuyến khích các TCTD tích cực triển khai tín dụng chính sách.
Trong trƣờng hợp này, công tác quản lý tín dụng sẽ thuận lợi hơn do TCTD sẽ dành đƣợc nhiều nguồn lực vào cho công tác quản lý tín dụng thay vì phải cố gắng huy động các nguồn lực của xã hội. Hệ thống cơ sở hạ tầng đất nƣớc phát triển cũng tạo điều kiện cho việc phân bổ một cách hợp lý và hiệu quả mạng lƣới các phòng giao dịch, chi nhánh ngân hàng để đƣa nguồn vốn ƣu đãi tới ngƣời nghèo.
Chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về tín dụng ƣu đãi: Nếu mức độ ƣu đãi về tài chính là quá lớn thì mức độ bao phủ sẽ thấp và tính bền vững của tín dụng chính sách sẽ bị đe dọa nhanh chóng. TCTD khi cung cấp tín dụng chính sách sẽ buộc phải chấp nhận mức lãi suất thấp hơn so với mức lãi suất thị trƣờng để hỗ trợ cho các nhóm đối tƣợng chính sách khó khăn, làm cho tính ổn định và bền vững trong hoạt động bị ảnh hƣởng phần nào. Ngƣợc lại, nếu mức độ ƣu đãi tài chính quá thấp, ngƣời nghèo sẽ không tiếp cận đƣợc với nguồn vốn ƣu đãi do chi phí vẫn quá cao so với năng lực của họ. Đặc điểm này tác động tới quá trình quản lý tín dụng chính sách khi việc tính toán lãi vay và các điều kiện ƣu đãi tín dụng khác nhƣ thời hạn vay vốn, bảo đảm tiền vay áp dụng cho các khoản cho vay đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác phải phù hợp với khả năng của nhóm đối tƣợng này nhƣng cũng phải bảo đảm sự bền vững về mặt tài chính.
Các chính sách xóa đói giảm nghèo đƣợc ban hành phù hợp, kịp thời và đồng bộ sẽ giúp công tác quản lý tín dụng chính sách đƣợc thuận lợi. Trong trƣờng hợp
các chính sách ban hành không đúng đối tƣợng cần đƣợc hỗ trợ, các hộ nghèo và đối tƣợng chính sách cần vốn sẽ không đƣợc tiếp cận với các ƣu đãi tín dụng và làm lãng phí nguồn lực của xã hội. Đối với TCTD, việc cấp tín dụng không đúng đối tƣợng không chỉ làm sai lệch định hƣớng hoạt động mà còn có thể gây ra những rủi ro tín dụng cho tổ chức. Tƣơng tự, các chính sách giảm nghèo nếu không đƣợc triển khai một cách đồng bộ, công tác quản lý tín dụng sẽ gặp phải khó khăn khi không phối hợp đƣợc với các chính sách về giáo dục, đào tạo…, khiến cho TCTD khi triển khai công tác quản lý tín dụng phải nỗ lực nhiều hơn trong việc tìm kiếm các tổ chức cung cấp các dịch vụ kể trên cho ngƣời nghèo hoặc phải tự dành nguồn lực để thực hiện công tác này
Các nhân tố thuộc về phía khách hàng:
Trình độ nhận thức của khách hàng: Hộ nghèo vay vốn nếu có nhận thức đúng đắn về khoản vay vốn rằng đây không phải khoản cho không mà chỉ là khoản ƣu đãi về điều kiện vay vốn, vẫn phải đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả và đảm bảo chi trả nợ vay đúng hạn. Họ đƣợc trao cần câu chứ không phải con cá thì hộ nghèo vay vốn sẽ có ý thức vƣơn lên, sử dụng vốn vay hiệu quả.
Năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng: Là nhân tố rất quan trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng. Nếu năng lực sản xuất kinh doanh của ngƣời nghèo bị hạn chế thì vốn vay không thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, không có hiệu quả thì ngƣời nghèo không thể hoàn trả vốn vay cho Ngân hàng; họ không những không thoát khỏi tình trạng đói nghèo mà lại nghèo thêm do tích tụ thêm khoản nợ Ngân hàng. Về phía Ngân hàng: khi hộ nghèo sản xuất kinh doanh không hiệu quả, Ngân hàng không thể thu hồi vốn, gây thiệt hại cho Ngân hàng và cho NSNN.
Nhân tố từ Tổ TK&VV: Đây là nhóm nhân tố đặc biệt, mô hình Tổ TK&VV là đặc thù riêng có của NHCSXH, vai trò của Tổ TK&VV vô cùng quan trọng, là một mắt xích không thể thiếu giữa ngƣời cần vốn (hộ nghèo) và bên cấp vốn (NHCSXH), là cánh tay nối dài của NHCSXH về các thôn, ấp, bản làng để thực hiện các khâu quan trọng trong quá trình vay vốn từ bình xét cho vay, đến hƣớng
dẫn hồ sơ vay vốn, chứng kiến quá trình cho vay, thu nợ từ ngân hàng tại điểm giao dịch xã, đôn đốc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích sau khi vay và trả nợ trả lãi đúng kỳ hạn quy định. Do vậy, đối với nhóm nhân tố này Ban quản lý Tổ TK&VV cần có năng lực tốt về quản lý và điều hành, có trách nhiệm cao trong công việc, không để xảy ra tình trạng đọng lãi với tỷ lệ thu lãi /dƣ nợ càng cao thì đánh giá mô hình hoạt động quản lý cho vay hộ nghèo hiệu quả và nếu tỷ lệ dƣ nợ quá hạn/tổng dƣ nợ phải thu đƣợc lãi càng cao thì đánh giá hiệu quả quản lý cho vay hộ nghèo càng thấp.
1.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Mô hình tổ chức của Ngân hàng: Mô hình tổ chức hoạt động của NHCSXH hợp lý, đảm bảo bao quát đƣợc hết hộ nghèo vay vốn tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn phân tán thì việc đẩy mạnh tiếp cận vốn với hộ nghèo mới đƣợc thực hiện tốt. Đồng thời, NHCSXH mới có thể theo dõi sát sao quá trình sử dụng vốn của hộ nghèo, hỗ trợ hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả, kịp thời,…. Có nhƣ vậy, cấp tín dụng hộ nghèo của NHCSXH mới có thể đạt đƣợc mục tiêu và yêu cầu đặt ra.
Chiến lƣợc hoạt động của NHCSXH trong từng thời kỳ:Chiến lƣợc hoạt động của Ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến quản lý cho vay ƣu đãi đối với ngƣời nghèo. NHCSXH phải có định hƣớng cụ thể và có chiến lƣợc phù hợp với từng thời kỳ và hƣớng tới đối tƣợng cho vay hộ nghèo. Có nhƣ vậycông tác quản lý cho vay mới có hiệu quả cao.
Chính sách tín dụng của NHCSXH: bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với một hộ nghèo, kỳ hạn khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các chƣơng trình cho vay, ....Đây là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng. Việc cho vay ƣu đãi đối với hộ nghèo nói riêng đều phải tuân theo chính sách tín dụng của NHCSXHđã đề ra. Chính sách tín dụng của NHCSXHhợp lý và rõ ràng thì hoạt động quản lý cho vay hộ nghèo đƣợc triển khai thuận lợi hơn.
Cơ sở vật chất của NHCSXH: Cơ sở vật chất cho hoạt động của NHCSXH đầy đủ, hiện đại sẽ tạo tiền đề cho NHCSXH tổ chức quản lý cho vay hộ nghèo hiệu
quả hơn. Nếu cơ sở vật chất và trang thiết bị của NHCSXHthiếu thốn (thiếu trụ sở làm việc, thiếu thiết bị quản lý,…) thì việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân vốn tín dụng ƣu đãi sẽ gặp nhiều khó khăn.
Chất lƣợng nguồn nhân lực của NHCSXH: Cho vay đối với hộ nghèo là loại hình cho vay chứa đựng rủi ro rất cao. Bên cạnh đó, đa số hộ nghèo là những ngƣời thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, trình độ nhận thức hạn chế nên cái họ cần không chỉ là vốn tín dụng mà còn là sự tƣ vấn, hỗ trợ sử dụng vốn vay hiệu quả. Do đó, cán bộ của NHCSXH phải có trình độ cũng nhƣ năng lực chuyên môn để hỗ trợ ngƣời nghèo vay vốn khi sử dụng vốn vay.Đội ngũ cán bộ cần phải kể đến cả đội ngũ ban quản lý nhóm vay vốn, cán bộ thuộc hệ thống dịch vụ ủy thác của ngân hàng. Họ phải đƣợc đào tạo bài bản về các quy trình, quy chế quản lý và đạo đức nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu, giàu kinh nghiệm sẽ là nền tảng quan trọng cho việc xử lý những công việc từ ban hành chính sách, triển khai chính sách, đánh giá và điều chỉnh chính sách tín dụng. Các quyết định đƣa ra ở tầm vĩ mô, ảnh hƣởng tới hoạt động của toàn bộ hệ thống có hợp lý, kịp thời và đồng bộ để tạo nên hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào những cán bộ này.
1.3 Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý cho vay hộ nghèo của một số ngân hàng chính sách địa phƣơng khác và bài học kinh nghiệm rút ra chính sách địa phƣơng khác và bài học kinh nghiệm rút ra
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo một số địa phương khác phương khác
(i) Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Hƣng Yên
Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ theo tinh thần của Nghị định số 78, tỉnh Hƣng Yên đã thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi để chuyển ngân sách sang NHCSXH tỉnh nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách trên địa bàn.
Trong những năm qua, nguồn vốn của NHCSXH có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ các hộ nghèo và đối tƣợng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. Nguồn vốn tín dụng chính sách đƣợc đƣa đến 100% xã, phƣờng, thị trấn, chất lƣợng tín dụng không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao, nợ quá hạn và nợ khoanh luôn đƣợc kiểm soát ở mức thấp. Nhờ vốn vay ƣu đãi đã giúp 41.530 hộ vƣợt qua
ngƣỡng nghèo.
Thực hiện Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22.2.2019 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền và giải ngân nguồn vốn. Theo đó, nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên