chính sách địa phƣơng khác và bài học kinh nghiệm rút ra
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý cho vay của NHCSXH đối với hộ nghèo một số địa phương khác phương khác
(i) Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Hƣng Yên
Thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ theo tinh thần của Nghị định số 78, tỉnh Hƣng Yên đã thực hiện tăng thu, tiết kiệm chi để chuyển ngân sách sang NHCSXH tỉnh nguồn vốn để cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách trên địa bàn.
Trong những năm qua, nguồn vốn của NHCSXH có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ các hộ nghèo và đối tƣợng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. Nguồn vốn tín dụng chính sách đƣợc đƣa đến 100% xã, phƣờng, thị trấn, chất lƣợng tín dụng không ngừng đƣợc củng cố và nâng cao, nợ quá hạn và nợ khoanh luôn đƣợc kiểm soát ở mức thấp. Nhờ vốn vay ƣu đãi đã giúp 41.530 hộ vƣợt qua
ngƣỡng nghèo.
Thực hiện Quyết định số 12/QĐ-HĐQT ngày 22.2.2019 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) về việc nâng mức cho vay và thời hạn cho vay tối đa đối với hộ nghèo đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, Chi nhánh NHCSXH tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền và giải ngân nguồn vốn. Theo đó, nâng mức cho vay tối đa đối với hộ nghèo từ 50 triệu đồng/hộ lên 100 triệu đồng/hộ vay không phải bảo đảm tiền vay; nâng thời hạn cho vay tối đa lên 120 tháng đối với hộ nghèo đầu tƣ dài hạn. Đến nay, qua 5 tháng thực hiện, toàn Chi nhánh đã thực hiện cho vay 60 hộ nghèo với mức cho vay trên 50 triệu đồng/hộ, số tiền cho vay đạt 3.892 triệu đồng, bình quân đạt 64,9 triệu đồng/hộ.
Nguồn vốn tín dụng chính sách đƣợc NHCSXH tỉnh Hƣng Yên triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả, thể hiện bằng chất lƣợng tín dụng đƣợc duy trì đảm bảo, ngƣời dân có ý thức trả nợ, lãi đúng hạn; nợ quá hạn chiếm tỷ lệ thấp so với các đơn vị trong toàn hệ thống.
Một trong các biện pháp quan trọng là các đơn vị cấp huyện đã tập trung thực hiện các biện pháp xử lý nợ sau khi đã rà soát và phân tích nợ quá hạn của mình. Bên cạnh đó, NHCSXH tỉnh cũng tăng cƣờng chỉ đạo các phòng giao dịch cấp huyện quan tâm nâng cao chất lƣợng giao dịch xã. Việc phân chia kế hoạch, chỉ tiêu cho các hội, đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn đều căn cứ 5 chỉ tiêu là tồn tại nợ quá hạn, lãi tồn đọng, nợ bị chiếm dụng, nợ chƣa đổi sổ, tổ tiết kiệm và vay vốn yếu kém. Những tổ Tiết kiệm và vay vốn không thể nộp lãi ngay lập tức đƣợc các hội, đoàn thể kiểm tra và yêu cầu nộp ngay trong tháng. Tình trạng nợ lãi quá hạn cũng đƣợc tổ trƣởng đôn đốc nộp lãi, báo cáo tại buổi giao ban. Đặc biệt, cán bộ NHCSXH tỉnh Hƣng Yên phối hợp với đoàn thể, hội, tổ tiết kiệm và vay vốn xuống trực tiếp những hộ nghèo vay vốn gặp khó khăn để hỗ trợ, tƣ vấn phƣơng án giải quyết phù hợp. Cuối tháng các Tổ tiết kiệm và Hội đều phải thực hiện thống kê, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng và NHCSXH tỉnh Hƣng Yên.
NHCSXH tỉnh Hƣng Yên cũng tích cục tổ chức phát động phong trào thi đua hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức chỉ tiêu thu lãi hàng tháng giữa các NHCSXH huyện. Đối với nợ xấu, nợ đến hạn, lãi tồn đọng thực hiện sao kê phối hợp với Trƣởng ban nhân dân phƣờng, hội, đoàn thể đánh giá khả năng trả nợ của hộ vay. Tiếp theo hộ vay vốn gặp khó khăn sẽ đƣợc UBND cấp xã mời lên trụ sở xã làm việc thu hồi nợ, tháo giỡ khó khăn.
(ii) Kinh nghiệm của NHCSXH tỉnh Nam Định
Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Nam Định đã làm tốt công tác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Để đồng vốn đến tay hộ nghèonhanh và phát huy hiệu quả, Chi nhánh NHCSXH Nam Định đã khắc phục khó khăn, chủ động triển khai cho vay đến từng địa bàn, tích cực phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các tổ chức hội, đoàn thể trong việc bình xét, lựa chọn, làm thủ tục cho vay vốn, hƣớng dẫn sử dụng vốn hiệu quả và trả nợ đúng hạn. Thông qua 218 điểm giao dịch tại trụ sở UBND các xã, phƣờng, thị trấn và thông qua việc ủy thác vay vốn của Tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị - xã hội cơ sở, chƣơng trình cho vay vốn ƣu đãi đã thu hút sự tham gia của toàn xã hội, việc giúp đỡ ngƣời nghèo đƣợc coi là trách nhiệm của mọi ngƣời, từ đó việc huy động vốn, hoạt động của NHCSXH thực sự đƣợc xã hội hoá. thông qua các phiên giao dịch, NHCSXH đã tổ chức họp giao ban với các đơn vị nhận ủy thác cấp xã và Tổ TK&VV, Chủ tịch UBND xã tham dự và chỉ đạo, mọi vƣớng mắc phát sinh đƣợc giải quyết tháo gỡ kịp thời. Do vậy, hoạt động của Điểm giao dịch xã đƣợc nhân dân, chính quyền địa phƣơng, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, ban ngành đánh giá cao.
Cụ thể, nguồn vốn cho vay hộ nghèo do các cấp chính quyền phân bổ cho từng địa phƣơng và đƣợc chuyển tải đến hộ vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội và mạng lƣới trên 3.500 Tổ tiết kiệm và vay vốn ở khắp các thôn, xóm trên địa bàn tỉnh. Các hộ tham gia Tổ tiết kiệm và vay vốn không chỉ đƣợc vay vốn mà còn đƣợc hỗ trợ, giúp đỡ trong sản xuất và đời sống, đƣợc chuyển giao khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất để sử dụng vốn hiệu quả, tăng thu nhập, góp phần xây
dựng nông thôn mới, ổn định kinh tế, gắn bó nhân dân với chính quyền và ngƣợc lại, đồng thời gắn bó các hội đoàn thể với hội viên.
Từ nguồn vốn vay NHCSXH, trong 15 năm qua, 613.206 lƣợt hộ nghèo đƣợc vay vốn, 78.732 hộ thoát nghèo, 4.177 hộ thoát cận nghèo. Xây dựng 3.977 căn nhà cho hộ nghèo có nhà ở dột nát, chƣa có nhà ở, đóng góp tích cực vào việc giải quyết vấn đề an sinh xã hội. Hoạt động tín dụng NHCSXH trong những năm qua có tác động lớn tới việc đem lại sự ổn định cho nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nam Định; chƣơng trình giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và tới các chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Dù trong hoàn cảnh nào thì các cán bộ của NHCSXH Chi nhánh tỉnh Nam Định vẫn luôn thể hiện tinh thần tận tụy, tận tâm chuyển tải nguồn vốn ƣu đãi đến tận xã, giúp bà con ở các thôn, xóm khu vực nông thôn, vùng ven biển sản xuất, kinh doanh vƣơn lên thoát nghèo và trở thành những hộ khá.
Những thành quả trong cho vay tín dụng ƣu đãi ở Nam Định còn đến từ công tác chỉ đạo, kiểm tra thƣờng xuyên của Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH Chi nhánh tỉnh Nam Định. Đến 30/6/2019, Ban đại diện HĐQT tỉnh đã thực hiện kiểm tra tại 8/10 đơn vị huyện, kiểm tra đƣợc 8 xã, 18 tổ TK&VV, 88 hộ vay vốn; Ban đại diện HĐQT các huyện, thành phố kiểm tra đƣợc 133/229 xã, phƣờng, thị trấn, 314 tổ TK&VV.
1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra
- Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác bình xét cho vay đúng đối tƣợng, hộ có tƣ cách tốt, có phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi. Gắn trách nhiệm của hội đoàn thể nhận ủy thác, tổ TK&VV trong việc sử dụng đồng vốn đúng mục đích. Bên cạnh đó phải công khai hoá, dân chủ hoá các chính sách tín dụng ƣu đãi trên địa bàn tại điểm giao dịch theo quy định tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân nghèo đƣợc tiếp cận dịch vụ tín dụng ƣu đãi và giảm chi phí đi lại.
- Thƣờng xuyên phối hợp với chính quyền các cấp, tổ chức hội đoàn thể các cấp để nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay thông qua phƣơng thức ủy thác. Bên cạnh đó cũng tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức hội nhận
ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn. Thực hiện kiểm tra đối chiếu trực tiếp đến hộ vay để sớm phát hiện và có hƣớng xử lý kịp thời đối với những trƣờng hợp vay ké, chiếm dụng vốn, chây ì không chịu trả nợ, không chấp hành trả lãi đầy đủ.
- Thƣờng xuyên thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong cho vay hộ nghèo. Trên cơ sở này vừa phát hiện những sai phạm vừa nắm bắt tâm tƣ, nguyện vọng của hộ nghèo để kịp thời hỗ trợ khó khăn hoặc điều chỉnh cho phù hợp.