Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hải dương (Trang 100 - 101)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý cho vay đối với hộ nghèo tại ngân hàng chính

4.2.4 Một số giải pháp khác

4.2.4.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Hải Dương

Tăng trƣởng nguồn vốn nhằm đáp ứng đủ vốn cho hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn đủ điều kiện vay vốn. Giải pháp tăng trƣởng nguồn vốn một cách ổn định, hỗ trợ mục tiêu phát triển bền vững, NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hải Dƣơng cần xây dựng chiến lƣợc huy động vốn theo định hƣớng sau: chú trọng công tác huy động vốn tại Tổ TK&VV; biết phát huy thế mạnh trong công tác huy độnglà thông qua Tổ TK&VV, điểm giao dịch xã để huy động nguồn vốn nhàn rỗi ở khu vực nông thôn - nơi mà hiện nay chƣa có sự cạnh tranh nhiều của các NHTM. Tuy nhiên, để làm đƣợc điều này phải có chính sách lãi suất tiền gửi hợp lý; có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc hạch toán và quản lý; có sự đào tạo và quản lý chặt chẽ, bài bản cho các Tổ TK&VV cũng nhƣ các tổ chức chính trị - xã hội làm nhiệm vụ ủy thác.

Tiếp tục hoàn thiện các loại hình tiền gửi hiện có, đặc biệt lƣu ý hoàn thiện các dịch vụ tiền gửi hiện đang đƣợc khách hàng ƣa chuộng nhƣ: tiền gửi lãi suất bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiền gửi có tham gia dự thƣởng, …

Mở rộng các loại hình dịch vụ Ngân hàng theo hƣớng phát triển phù hợp với xu thế chung của Ngân hàng hiện nay. Việc mở rộng các loại hình dịch vụNgân hàng là nhằm mục đích tăng nguồn thu và đa dạng hóa rủi ro, thu hút khách hàng, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ máy con ngƣời hiện có để có thêm nguồn thu, tăng thêm tính tiện ích cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền và thực hiện các dịch vụ thanh toán qua NHCSXH - Chi nhánh tỉnh Hải Dƣơng.

4.2.4.2 Nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng

Xét về lâu dài, con ngƣời là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến sự thành công trong hoạt động nghiệp vụ và quản lý cho vay của Ngân hàng. Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi chất lƣợng nhân sự ngày càng cao để có thể đáp ứng kịp thời.

Đối với nhân sự tại Chi nhánh, việc tuyển chọn nhân sự có đạo đức nghề nghiệp tốt và giỏi về chuyên môn sẽ giúp Ngân hàng có thể ngăn ngừa đƣợc những sai phạm có thể xảy ra khi thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng.

Việc đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần đƣợc tiến hành theo hƣớng biết nhiều việc và chuyên sâu theo từng chức trách.

Mở rộng quy hoạch cán bộ dài hạn, tập trung nâng cao chất lƣợng cán bộ thông qua kế hoạch đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý cho vay. Trong những năm tới, tiếp tục coi trọng giải pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ, coi đây là một nhiệm vụ thƣờng xuyên, quan trọng; cảTrung ƣơng và địa phƣơng đều có trách nhiệm thực hiện.

Về phát triển năng lực cho cán bộ nói chung, nên mở hƣớng cho mỗi cán bộ có khả năng về tài chính và khả năng tiếp tục theo đuổi con đƣờng học tập. Các quy định về học tập và mọi chế độ về học tập, chế độ đãi ngộ khác cho ngƣời lao động phải đƣợc công bằng cho tất cả mọi ngƣời, không phân biệt cán bộ quản lý hay cán bộ làm công tác chuyên môn.

Hơn nữa, để nâng cao năng lực cho mỗi cán bộ Ngân hàng, nhất là cán bộ tín dụng phụ trách xã; cần luân phiên cán bộ giữa các huyện để vừa học hỏi, vừa tìm ra những lỗi sai thƣờng mắc phải của Phòng giao dịch trong tỉnh. Cùng với đó cũng là để một lần đánh giá cách xử lý tình huống và thích ứng với môi trƣờng khác, tránh trƣờng hợp cứ đảm trách mãi một vài xã lâu dài, hay làm tín dụng mãi ở một huyện sẽ không phát huy đƣợc tính sáng tạo và tính vƣơn lên của mỗi ngƣời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội tỉnh hải dương (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)