Quy trình kiểm toán TSCĐ tại KPMG Việt Nam với Công ty XYZ

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 61)

2.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO

2.3.3. Quy trình kiểm toán TSCĐ tại KPMG Việt Nam với Công ty XYZ

2.3.3.1. Khảo sát đánh giá khách hàng tiềm năng

Công ty TNHH XYZ là khách hàng mà Công ty đã có mối quan hệ từ trước. KTV chủ yếu dựa trên các GTLV từ những năm trước và cập nhật thêm những thay đổi hay biến động nếu có cho giai đoạn hiện tại. Công việc đánh giá chấp nhận khách hàng cho hợp đồng kiểm toán kỳ này thường được bắt đầu ngay khi kết thúc cuộc kiểm toán kỳ trước trong việc xem xét các vấn đề như những mâu thuẫn về phạm vi kiểm toán, loại báo cáo, phí kiểm toán hay những rủi ro liên quan đến tính liêm chính của đơn vị được kiểm toán có thể khiến KPMG phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng.

2.3.3.2. Thỏa thuận cung cấp dịch vụ

Tương tự với Công ty XYZ, hợp đồng kiểm toán được ký kết giữa KPMG với XYZ là hợp đồng kiểm toán điển hình cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2018 và KTV sẽ thực hiện trên cơ sở Chuẩn mực kiểm toán, Chuẩn mực kế toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế.

2.3.3.3..Lập kế hoạch kiểm toán

a) Thu thập thông tin về khách hàng

Công ty TNHH XYZ là doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư từ Nhật bản. Các hoạt động chính của Công ty là sản xuất, san chia, nghiên cứu và phát triển thuốc

SV: Nguyễn Thị Thảo Đan 39 Lớp: KTCLCG-K18

thú y, thuốc thú y thủy sản, chế phẩm sinh học, vi sinh vật dùng trong thú y, thú y thủy sản. Sản phẩm sản xuất sang các thị trường lớn như Châu Á trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc; Trung Đông và châu Âu.

Công ty TNHH XYZ áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp TT200/2014/TT- BTC và tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). Trong trường hợp phát hành BCTC cuối năm, công ty sẽ lập thêm BCTC theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS)

dành riêng cho các nhà đầu tư (Phụ lục 15).

b) Đánh giá KSNB (Phụ lục 16)

c) Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro

Đối với Công ty TNHH XYZ, KTV sẽ lựa chọn tổng tài sản làm chỉ tiêu để tính mức trọng yếu.

XYZ là công ty TNHH, được góp vốn bởi EFG (84%), HIG (1%) và KLM (15%). Công ty đang trong giai đoạn sản xuất nhưng được xem là một thực thể khởi nghiệp bởi vì hoạt động bán hàng và hoạt động cơ bản chỉ bắt đầu từ đầu năm 2018. Vậy nên người sử dụng BCTC sẽ tập trung vào tài sản của công ty thay vì là lợi

nhuận hay doanh thu (Phụ lục 17).

d) Tổ chức nhóm kiểm toán

Đối với công ty TNHH XYZ, Ban Giám đốc Công ty KPMG quyết định lựa chọn số lượng KTV tham gia cuộc kiểm toán là 5 KTV, trong đó có 1 Giám đốc kiểm toán (director), 1 chủ nhiệm (senior) và 3 KTV thực hiện kiểm toán trực tiếp tại đơn vị XYZ trong thời gian một tuần dưới sự kiểm soát và hướng dẫn của TNKT có 5 năm kinh nghiệm trong nghề.

2 Fieldwork 21/12/2018-24/12/2018

3 Dự thảo kiểm toán 21/01/2019

e) Thiết kế chương trình kiểm toán

Do công ty XYZ là công ty đã được kiểm toán từ các năm trước, nên KTV

không mất nhiều thời gian để thiết kế chương trình kiểm toán cho năm nay. Từ những tài liệu có sẵn, KTV sẽ cập nhật một số điểm mới nhằm hoàn thiện chương

trình kiểm toán trong năm nay (Phụ lục 18)

2.3.3.4. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ

a) Thực hiện thử nghiệm kiểm soát với khoản mục TSCĐ

Do Công ty XYZ là khách hàng thường niên của KPMG Việt Nam nên KTV sẽ dựa vào hồ sơ kiểm toán của những năm trước để đánh giá thử nghiệm kiểm soát với TSCĐ của công ty. Ngoài ra KTV sẽ thực hiện trao đổi cụ thể với Kế toán liên quan hoặc ban Giám đốc để cập nhật về sự thay đổi hoặc bất thường trong kiểm soát TSCĐ trong năm. Vì vậy để tiết kiệm thời gian, KTV sẽ không trình bày cụ thể bước này mà đi thẳng vào thủ tục phân tích.

b) Thủ tục phân tích

Điểm khác biệt của thủ tục phân tích trong giai đoạn này và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là KTV sẽ đi sâu phân tích nguyên nhân của từng biến động và bản chất khoản mục, đồng thời thực hiện thêm phân tích dọc. Từ đó, KTV kết luận rằng không có dấu hiệu bất thường trên BCĐKT về khoản mục TSCĐ. Thủ tục phân tích đạt được mục tiêu, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.

Đối với thủ tục phân tích tại Công ty XYZ, KTV tiến hành lập Bảng phân tích

TSCĐ (Phụ lục 19) dựa trên sổ cái, sổ chi tiết và bảng cân đối phát sinh do khách

hàng

cung cấp. Thông qua các bước công việc như vậy, KTV đạt được mục tiêu về: tính đầy

đủ, phân loại, tính chính xác và trình bày của các số liệu được liệt kê. Số điều chỉnh

và số

liệu đã kiểm toán vào ngày 31/12/2018 được tổng hợp và cập nhật trong GTLV. Trong năm TSCĐ biến động không nhiều, không có gì bất thường:

- Từ GTLV (Phụ lục 19), KTV nhận thấy trong năm, nguyên giá TSCĐHH

tăng một lượng không đáng kể so với nguyên giá năm trước do chỉ có 5 giao dịch nhỏ mua mới sản phẩm.

- Tuy nhiên, khấu hao lũy kế tăng đột biến trong năm, đặc biệt đối với

TSCĐVH tăng 1395%. Nguyên nhân của sự biến động trên là do các năm trước công ty XYZ có mua mới thêm nhiều tài sản có giá trị lớn như phần mềm kiểm soát phòng thí nghiệm. Chi phí khấu hao TS cũ cộng thêm TS mới phát sinh khiến dù

Khấu hao được tính toán lại bởi KPMG 827.840

Khấu hao lập bởi KH (825.801)

trong năm công ty mua TSCĐ không nhiều nhưng lượng khấu hao vẫn tăng mạnh. KTV sẽ phải kiểm tra hồ sơ TSCĐ trong năm nay và những năm trước, tính toán

lại KHTSCĐ trong năm. KTV cần chú ý tới nguyên giá tính khấu hao, thời gian trích khấu hao có năm trong khung khấu hao quy định theo TT45 của Bộ Tài chính.

c) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

❖ Thủ tục 1: Đối chiếu số liệu với biên bản kiểm kê

Hợp đồng kiểm toán được ký kết trước ngày kết thúc năm tài chính vì vậy KTV đã tham gia chứng kiến kiểm kê TSCĐ vào ngày 31/12/2018 tại đơn vị XYZ. KTV thực hiện đối chiếu số liệu trên biên bản kiểm kê và trên sổ sách đang theo

dõi. Kết luận KTV không nhận thấy sự chênh lệch giữa các số liệu (Phụ lục 20).

❖ Thủ tục 2: Lập bảng biến động TSCĐ và đối chiếu số dư

KTV sẽ chi tiết hóa các khoản mục chi tiết TSCĐ thành số đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ bao gồm tăng do mua mới, do XDCBDD hoàn thành, giảm do thanh lý, xóa sổ và số dư cuối kỳ... và giải trình các bút toán điều chỉnh hoặc dẫn chiếu

sang các GTLV chi tiết (Phụ lục 21) .

- So với số dư TSCĐHH đầu năm thì số dư TSCĐHH cuối năm giảm nhẹ từ

15.100.399 USD xuống còn 14.331.862 USD. Trong năm Công ty không phát sinh thanh lý TSCĐHH và tuân thủ khấu hao tài sản hằng năm theo quy định.

- Tương tự như TSCĐHH, Công ty không mua sắm mới TSCĐVH. Số dư

TSCĐVH cuối năm giảm so với đầu năm vì công ty thực hiện khấu hao tài sản.

- Đối với mục chuyển từ chi phí XDCB dở dang tại chỉ tiêu phần mềm máy vi

tính của TSCĐVH, công ty thực hiện thêm bước kiểm tra chứng từ về tăng TSCĐ.

- KTV lựa chọn ra 3 TSCĐ có rủi ro cao sau đó kiểm tra các loại chứng từ liên

quan như hóa đơn, bảng báo giá, phiếu đăt hàng,...KTV dựa vào các chỉ tiêu như nguyên giá, thời gian bắt đầu sử dụng và thời gian hữu dụng từ đó đối chiếu thông tin với quy định theo TT45/2018/TT-BTC. Kết luận của KTV là các TSCĐ phát sinh trong năm đều có đầy đủ tài liệu để chứng minh cho sự hiện hữu của TS.

❖ Thủ tục 3: Kiểm tra CPKH của TSCĐ và phân bổ CPKH của TSCĐ

KTV thực hiện tính toán lại CPKH của TSCĐHH và TSCĐVH theo từng khoản mục chi tiết như máy móc và thiết bị; khôi phục hiện trường; nhà cửa;... Từ

SV: Nguyễn Thị Thảo Đan 42 Lớp: KTCLCG-K18

số liệu KPMG tính toán được so sánh với CPKH từng khoản mục mà khách hàng đã

tính toán. Theo GTLV (Phụ lục 22) KTV đưa ra một số nhận xét như sau:

+Đối với mục khôi phục hiện trường, khách hàng có ghi nhận nguyên giá vào sổ đăng ký TSCĐ nhưng không trích khấu hao trong năm. KTV tính toán khấu hao trong năm được lại là 685 USD. Tuy nhiên do lượng này không đáng kể nên KTV yêu cầu khách hàng khấu hao sang năm sau.

Chênh lệch 2.039

Thủ tục Kiểm toán Mục tiêu Kiểm toán

Đối chiếu số liệu với biên bản kiểm kê Tính hiện hữu

Lập bảng biến động TSCĐ và đối chiếu

số dư Tính đánh giá, tính đầy đủ, tính hiệnhữu,

Kiểm tra CPKH của TSCĐ và phân bổ CPKH của TSCĐ

Tính chính xác, tính phát sinh, quyền và nghĩa vụ

Tuy nhiên vì lượng chênh lệch bé hơn AMPT (8.000 USD) nên có thể được loại trừ

+KTV đánh giá được tính hợp lý của chi phí khấu hao TSCĐ sau khi thực hiện thủ tuc trên.

2.3.3.5. Kết thúc công việc kiểm toán

Đối với hai khách hàng ABC và XYZ, các công việc thực hiện ở giai đoạn kết thúc kiểm toán tương đối giống nhau.

❖ Tổng hợp kết quả kiểm toán

Khách hàng XYZ tuy có chênh lệch trong khấu hao TSCĐ nhưng do số liệu không đáng kể, nhỏ hơn mức sai sót chấp nhận được nên KTV đề xuất Công ty điều chỉnh khấu hao vào năm tiếp theo.

❖ Soát xét và kiểm soát chất lượng và phát hành BCTC, thư quản lý.

Do tránh sự trùng lặp, tác giả không trình bày lại quy trình này. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, đề tài đã tập trung mô tả quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại công ty TNHH KPMG Việt Nam. Quá trình kiểm toán đi theo ba bước: từ việc lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán cho đến việc kết thúc kiểm toán. Trên cơ sở đó tác giả sẽ tiến hành đánh giá phương hướng phát triển, những ưu điểm và hạn chế từ đó đưa ra những giải pháp đối với quy trình kiểm toán TSCĐ trong Công ty TNHH KPMG Việt Nam trong chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG

TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w