Quy trình kiểm toán TSCĐ tại KPMG VN

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 42)

Dựa trên cơ sở quy trình kiểm toán BCTC chung, KTV tại KPMG thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ gồm 3 bước cơ bản như thường lệ. Tác giả sẽ trình bày ngắn gọn các quy trình và nhấn mạnh những điểm nổi bật trong giai đoạn kiểm toán TSCĐ tại KPMG Việt Nam.

2.3.1.1. Lập kế hoạch

Thu thập thông tin khách hàng

Giai đoạn này các thông tin cần thu thập từ đơn vị doanh nghiệp bao gồm: hiểu biết chung về các chính sách quy định của nhà nước với ngành nghề của đơn vị, điều kiện thành lập, lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức nhân sự, bộ máy kế toán và loại hình dịch vụ, sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp, các khách hàng, nhà cung cấp chủ yếu hay các nghiệp vụ với các bên liên quan... Với phần hành TSCĐ, KTV thu thập thêm các quy định về chính sách kế toán liên quan tới TSCĐ và KSNB về TSCĐ của công ty.

Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro

Thông thường, KTV sẽ lựa chọn các chỉ tiêu sau: doanh thu, tổng tài sản, tài sản lưu động hoặc VCSH và lợi nhuận trước thuế. Tuy nhiên tại KPMG, tùy từng cuộc kiểm toán mà KTV sẽ lựa chọn chỉ tiêu phù hợp để xác định mức trọng yếu.

Tài sản lưu động và VCSH 2-5%

Lợi nhuận trước thuế 5-10%

Tổ chức nhóm kiểm toán

Tùy theo quy mô khách hàng, KPMG sẽ sắp xếp đoàn kiểm toán phù hợp. Ví dụ, các Tập đoàn lớn, Tổng công ty với họạt động kinh doanh phức tạp, nhóm thường tập trung các KTV có năng lực chuyên môn cao, đã từng có kinh nghiệm nhận các đơn vị trương tự.

Thiết kế chương trình kiểm toán

Tại KPMG, KTV phải xây dựng một chương trình kiểm toán cụ thể bao gồm những dự kiến chi tiết cho cuộc kiểm toán như nhân sự dự kiến, thời gian kiểm toán và các công viêc kiểm toán cần thực hiện. KTV cũng sẽ phải chuẩn bị các tài liệu,

2.3.1.2. Thực hiện kiểm toán

❖ Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát mà KTV tại KPMG thực hiện tại khoản mục TSCĐ là: trực tiếp phỏng vấn, tìm hiểu về KSNB và quan sát việc quản lý và sử dụng TSCĐ trên thực tế. Sau đó mô tả lại KSNB với TSCĐ và thu thập bộ chứng từ ngẫu nhiên để chắc chắn các chứng từ được lập, luân chuyển và lưu trữ đầy đủ.

❖ Thực hiện thủ tục phân tích

KTV thực hiện phân tích xu hướng: KTV sẽ phân tích tình hình biến động của khoản mục liên quan đến TSCĐ tại đơn vị trên một tệp dữ liệu được xuất ra từ Bảng cân đối số phát sinh của công ty. KTV sẽ giải thích bản chất khoản mục và nguyên nhân chênh lệch (nếu có):

Biến động số Số dư tại năm N+1 - Số dư tại năm N

= _______.________ ____.___________.__________ * 100

dư TK Số dư tại năm N

❖ Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

- Kiểm kê và đối chiếu biên bản kiểm kê với sổ sách kế toán

- Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ

- Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ

- Kiểm tra chi tiết số dư đầu kì TSCĐ

- Kiểm tra CPKH của TSCĐ và phân bổ CPKH của TSCĐ

- Kiểm tra tính đúng kỳ

2.3.1.3. Kết thúc kiểm toán

Sau khi đã kiểm toán tổng hợp, kiểm toán chi tiết phần hành KTV sẽ phải:

- Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục

- Soát xét, kiểm soát chất lượng

- Tổng hợp kết quả kiểm toán

- Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có)

STT Công việc Thời gian

Γ ^

Lập kế hoạch Tháng 12/2018

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w