ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀ

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61)

TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

3.1.1. Ưu điểm

a) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Các cuộc kiểm toán do KPMG Việt Nam thực hiện, trong đó bao gồm khoản mục TSCĐ đều được lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, tạo điều kiện cho việc thực hiện kiểm toán được tuần tự, thống nhất và tuân thủ Chuẩn mực Kiểm toán hiện hành. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi các KTV có kiến thức và nghiệp vụ cao, giàu kinh nghiệm đã có sự hiểu biết sơ bộ về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Với khoản mục TSCĐ, kế hoạch kiểm toán được lập trên cơ sở những hiểu biết sâu sắc về khách hàng cũng như môi trường hoạt động kinh doanh và các đặc điểm về khoản mục TSCĐ.

❖ Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Quy trình này đã được chuẩn hóa và khá hoàn thiện tại KPMG. Hướng dẫn kiểm toán KAM định hướng đầy đủ cho KTV xuyên suốt quá trình thực hiện kiểm toán. Từ đó giúp KTV đánh giá hơp lý và xác định rủi ro cũng như mức trọng yếu của toàn bộ BCTC nói chung và khoản mục TSCĐ nói riêng.

❖ Thu thập hiểu biết về KSNB

Khi tiến hành tìm hiểu và đánh giá KSNB của khách hàng, KTV tại KPMG thường phân biệt khách hàng mới và khách hàng thường niên. Với khách hàng mới, KTV tìm hiểu KSNB kỹ càng hơn nhưng thường đánh giá mức độ tin cậy thấp hơn. Với khách hàng thường niên, KSNB thường được đánh giá dựa vào kinh nghiệm của các năm trước và tập trung vào những sự kiện phát sinh. Cách thức làm việc này giúp

KTV và khách hàng tiết kiệm được thời gian mà công việc vẫn đảm bảo tín hiệu quả.

❖ Lập nhóm kiểm toán

Tại KPMG, tùy theo từng loại hình kinh doanh, quy mô đơn vị được kiểm toán và từng loại khách hàng mà người phụ trách sẽ thành lập các nhóm kiểm toán phù hợp. Ví dụ đối với những khách hàng thường niên, TNKT năm nay thường tham gia vào các cuộc kiểm toán năm trước, hoặc nhận được sự giúp đỡ từ KTV tiền nhiệm trong giai đoạn tìm hiểu khách hàng. Các thành viên trong nhóm kiểm toán sẽ bao gồm nhiều cấp bậc và phân chia nhiệm vụ phù hợp với năng lực từng cấp bậc. Các khoản mục TSCĐ sẽ do A2 hoặc A1 đảm nhận tùy theo độ phức tạp của khoản mục TSCĐ của đơn vị được kiểm toán.

❖ Thiết kế chương trình kiểm toán

Công việc này tại KPMG được tiến hành nhằm lập kế hoạch cho các thử nghiệm kiểm soát, phân tích và kiểm tra chi tiết. KTV luôn tuân thủ theo VAS, IFRS và các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận khác.

b) Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

❖ Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Một trong những điểm mạnh của KPMG là đã xây đựng được một hệ thống kiểm soát chất lượng chăt chẽ và hiệu quả cao. Công ty có thể giảm thiểu rủi ro có khả năng xảy ra sai phạm còn tồn tại trên các BCTC đã được kiểm toán qua thiết lập kiểm soát nhiều cấp kết hợp với kiểm soát chéo.

Ngoài ra, KTV của KPMG đã vận dụng thử nghiệm kiểm soát hết sức linh hoạt và hợp lý giúp nâng cao hiệu quả công việc đồng thời giảm bớt thời gian thực hiện và chi phí cho khách hàng. Ví dụ như trường hợp tại Công ty XYZ, việc tiến hành thử nghiệm kiểm soát được đánh giá là không hiệu quả so với việc thực hiện ngay thử nghiệm cơ bản.

❖ Thực hiện thủ tục phân tích

Với việc phân tích tổng quan TSCĐ sẽ giúp KTV nắm bắt mọi biến động trong khoản mục này và có cái nhìn tổng quát hơn nhằm có những thủ tục kiểm toán phù hợp.

❖ Thực hiện kiểm tra chi tiết

việc này thường tốn nhiều thời gian và chi phí. Ở KPMG, công việc này được thực hiện tương đối thuận tiện nhờ các bảng hướng dẫn, mẫu GTLV cho từng khoản mục. Ví dụ, KPMG Việt Nam sử dụng linh hoạt nhiều cách thức khác nhau như: chọn mẫu khoản mục lớn hơn mức trọng yếu, chọn mẫu khoản mục bất thường, chọn mẫu ngẫu nhiên thông qua công cụ chọn mẫu “KPMG MUS - CMA sampling form”. Phần mềm MUS có ý nghĩa trong việc giúp KTV lọc mẫu từ một tổng thể hàng trăm, hàng nghìn phần tử diễn ra nhanh gọn, chính xác và toàn diện. Ngoài phần mềm MUS, KPMG còn có phần mềm kiểm toán E-Audit cho phép lưu trữ và cập nhật GTLV của toàn bộ các khâu, các quy trình một cuộc kiểm toán giúp việc soát xét diễn ra dễ dàng, giảm bớt khối lượng giấy tờ.

c) Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Trong giai đoạn này KTV cần đánh giá tính đầy đủ của bằng chứng thu thập được. Tại KPMG, giám đốc kiểm toán hoặc trưởng phòng kiểm toán cao cấp sẽ thực hiện cẩn thận giai đoạn này. Đồng thời TNKT cũng thực hiện những thủ tục phân tích cuối cùng nhằm đảm bảo không bỏ sót bất cứ dấu hiệu bất thường hay sai sót trọng yếu nào.

3.1.2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

❖ Tìm hiểu thông tin khách hàng

Tìm hiểu thông tin khách hàng, đặc biệt là khách hàng cũ không được thực sự chú trọng do KTV dựa vào hồ sơ kiểm toán của những năm trước dẫn đến có một số hợp thông tin không được cập nhật kịp thời. Điều này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến công tác kiểm toán.

❖ Kiểm tra, đánh giá KSNB

Hiện nay, việc đánh giá KSNB theo hướng dẫn của công ty KPMG được thực hiện rất chi tiết thông qua nhiều bước. Chương trình này sẽ phù hợp nếu được áp dụng cho những khách hàng có quy mô rất lớn và khi đó cần thực hiện một cách tuần tự để có thể đánh giá chính xác nhất về tính hiệu quả của KSNB. Tuy nhiên, với đối với một số đơn vị có quy mô vừa và nhỏ, nếu áp dụng trình tự trên sẽ tốn nhiều thời gian thực hiện.

b) Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán

❖ Thực hiện các thủ tục phân tích

Tại KPMG, KTV mới dừng ở phân tích xu hướng biến động giữa các năm hay các kỳ của khách hàng mà chưa có sự so sánh với các Công ty hoạt động cùng ngành và cơ sở bình quân chung của toàn ngành. Ngoài ra, Công ty hầu như chỉ sử dụng thông tin tài chính để phân tích, còn việc sử dụng thông tin phi tài chính còn rất hạn chế.

❖ Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

- Vận dụng thủ tục kiểm kê:

Trong nhiều trường hợp KTV không thể hiểu được tính chất, đặc điểm, giá trị của từng loại TSCĐ do tính đa dạng của TSCĐ nên chỉ có thể khẳng định được về mặt số lượng. Bên cạnh đó, TSCĐ của một số doanh nghiệp được đặt tại nhiều kho bãi, địa điểm khác nhau hoặc số lượng quá lớn, lại do nhiều người quản lý. Vì vậy trong nhiều trường hợp, KTV không thể thực hiện kiểm kê vào ngày kết thúc niên độ hoặc không tham gia trực tiếp kiểm kê được.

c) Giai đoạn kết thúc kiểm toán Soát xét chất lượng kiểm toán

Công việc hết sức quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán là việc soát xét chất lượng kiểm toán. Công việc này được diễn ra ở các cấp cao hơn sau khi cuộc kiểm toán đã kết thúc, các KTV trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm toán và chuẩn bị GTLV đã chuyển sang làm một khách hàng mới. Do vậy, dẫn đến tình trạng chồng chéo về công việc. Đặc biệt vị trí TNKT thường phải đảm nhiệm một khối lượng lớn về công việc do đó chịu một sức ép rất lớn. Từ đó việc kiểm soát có thể được tiến hàng một cách thiếu đầy đủ và sự thận trọng cần thiết, giảm ý nghĩa thực sự của thủ tục này.

d) Nguyên nhân của những hạn chế

❖ Về phía khách hàng

Khách hàng của KPMG thường là những khách hàng lớn, có hệ thống thường khá ưu việt. Tuy nhiên đây cũng là khó khăn cho KTV vì quy trình vận hành tại các đơn vị này thường phức tạp và với thời gian có hạn thì KTV khó có thể tiếp cận

được ngay trong quá trình kiểm toán. về phía KTV và công ty kiểm toán

Nguồn nhân lực có hạn là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trong quá trình kiểm toán. Vào mùa kiểm toán, đội ngũ kiểm toán trực tiếp làm việc với khách hàng chỉ có 4 tới 5 người. Do vậy rủi ro sai sót có thể xảy ra khi những phần hành quan trọng được giao cho các KTV thiếu kinh nghiệm. Ngoài ra áp lực công việc cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng làm việc của KTV.

3.2 Định hướng phát triển của Công ty TNHH KPMG Việt Nam

3.2.1. Phương hướng pháp triển dịch vụ của công ty trong thời gian tới

Tuy hiện nay kiểm toán BCTC tại KPMG đang là dịch vụ mang lại nhiều danh tiếng và có doanh thu tăng ổn định theo từng năm, KPMG Việt Nam xác định phương

hướng dịch vụ phát triển chính trong tương lai là mảng tư vấn thuế và tư vấn quản trị doanh nghiệp. Lý do của sự chuyển dịch trên là vì đội ngũ nhân sự kế toán và tổ chức

kế toán tại các đơn vị được kiểm toán ngày càng chuyên nghiệp, ít xảy ra sau sót về số

học, giấy tờ ngày một ít đi. Thay vào đó khách hàng cần hơn những chuyên gia trong

ngành có thể giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động và tư vấn hướng đi chiến lược trong

lâu dài. Ngành dịch vụ tư vấn tại Việt nam cũng là ngành mang lại tỷ suất lợi nhuận cao và hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. KPMG Việt Nam tin tưởng rằng sự kết hơp giữa các dịch vụ tài chính chuyên nghiệp sẽ cho phép công ty nhận thức sâu sắc nhiệm vụ của mình là đem lại các giá trị lớn hơn cho khách hàng.

3.2.2. Phương hướng phát triển thị trường của công ty trong thời gian tới

Trong năm 2018, công ty đã đấu thầu được nhiều hợp đồng lớn từ các Tổng công ty như Vietnam Airlines, Vinaconex, May 10 hay các Tập đoàn lớn điển hình như Vingroup, Hà Đô Group. Ngoài việc đẩy mạnh thu hút các khách hàng từ các Tổng công ty và Tập đoàn lớn, phương hướng xác định khách hàng chiến lược của KPMG Việt Nam đẩy mạnh hơn mảng thị trường doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài như Wilmar Group, Fuji Xerox, Prime Group,...là các khách hàng mới có vốn đầu tư lớn của KPMG Viêt Nam. Đặc biệt KPMG chú trọng đến việc phát triển các dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, đầu tư, pháp lý trong các giai đoạn trước, trong và sau khi đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài.

về khoảng cách địa lý, năm 2015 công ty KPMG Việt Nam tiên phong mở văn phòng đại diện tại Đà Nằng. Đây là một bước đi mang tính chiến lược vì thực tế tại khu vực miền Trung chưa có nhiều đơn vị mạnh cung cấp các dịch vụ về kiểm toán hay tư vấn tài chính chuyên nghiệp. Vì vậy, sự xuất hiện của KPMG đã đánh dấu một bước phát triển về dịch vụ tài chính, kiểm toán chất lượng cao cho khu vực miền Trung.

3.2.3. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi dẫn dắt doanh nghiệp thành công. Với nguồn nhân lực trẻ có năng lực và tư duy nhạy bén trên thị trường lao động hiện nay, KPMG cần tận dụng cơ hội tổ chức các chương trình tuyển dụng hấp dẫn và mang tính chiến lược.

Về ngắn hạn, Công ty có thể giải quyết vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động kiểm toán của công ty vào mùa bận nhằm giảm tải khối lượng công việc trên một KTV và tăng năng suất công việc. Về lâu dài, chương trình tuyển dụng tốt cũng là một cách để quảng bá hình ảnh và văn hóa công ty rộng rãi hơn trên thị trường lao động cũng như thị trường kinh doanh. Bằng việc tạo hình ảnh tốt xuất phát từ con người sẽ gây dựng được lòng tin đối với nguồn lao động chất lượng cao, với nhân viên trong công ty và với các đối tác tiềm năng. Ngoài ra, KPMG cần tăng cường đào tạo những khóa học chuyên sâu dành cho các nhân viên mới và liên tục tổ chức các khóa học cập nhật kiến thức, kỹ năng mềm cho các nhân viên cũ. Công ty KPMG cần nâng cao chất lượng nghề nghiệp, đạo đức hành nghề đối với các KTV trong công ty và tăng cường công tác kiểm soát. Chế độ phúc lợi dành cho nhân viên cũng là điều nên được lưu ý do đặc điểm chung của người làm nghề kiểm toán thường phải giải quyết rất nhiều công việc trong một thời gian ngắn dẫn đến sức khỏe suy giảm, tinh thần căng thẳng. Công ty KPMG cần có những đãi ngộ tốt hơn như tăng tiền trợ cấp công tác, cung cấp đồ ăn đầy đủ dưỡng chất cho các nhân viên vào mùa bận hay tổ chức các sự kiện thể thao nhằm thúc đẩy tinh thần nhân viên làm việc, giảm bớt căng thẳng mỗi khi vào mùa kiểm toán.

3.2.4. Đổi mới, hiện đại hóa quy trình kiểm toán

phẩm công nghệ mới nhằm phục vụ cho quá trình kiểm toán cũng như trong tư vấn cho các doanh nghiệp. Cùng với đội ngũ dồi dào kinh nghiệm và năng lực tài chính mạnh sẽ là những điểm sáng giúp các sản phẩm công nghệ của KPMG dễ dàng đi vào thực tế trong tương lai. KPMG Việt Nam cũng sẽ cung cấp các phương tiện làm việc hiện đại cho nhân viên nhằm rút ngắn thời gian kiểm toán cũng như áp lực công việc.

3.3. TÍNH TẤT YẾU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

Để hoàn thiện được phương hướng phát triển này thì KPMG cần đẩy mạnh chất

lượng kiểm toán của mình, đặc biệt là hoàn thiện được quy trình kiểm toán. Cùng với

sự phát triển kinh tế và hội nhập nhập sâu rộng của Việt Nam, có thể kể đến là sự đầu

tư mạnh mẽ của các công ty FDI và công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra làn sóng cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, tái cấu trúc các doanh nghiệp trong

nước ngày càng mạnh mẽ. Từ đó các yêu cầu về tính minh bạch và trung thực của thông tin tài chính từ các nhà đầu tư cũng theo đó tăng lên, tạo cơ hội phát triển cũng như thách thức cho thị trường kế toán - kiểm toán VN.

TSCĐ là khoản mục không thể thiếu trong các cuộc kiểm toán BCTC và luôn được đánh giá có ảnh hưởng trọng yếu tới toàn bộ BCTC. TSCĐ là tư liệu sản xuất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Hơn thế, việc hạch toán khoản mục này chịu ảnh hưởng của rất nhiều ước tính kế toán, do đó rủi ro có sai phạm trọng yếu cũng cao hơn các khoản mục khác. Các doanh nghiệp có thể lợi dụng kẽ hở của các nguyên tắc và ước tính kế toán để chỉnh sửa BCTC nhằm mục đích tư lợi. Chính vì vậy, có thể khẳng định đây là một khoản mục khá phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên BCTC.

Chính vì những lý do trên, nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với ngành kiểm toán nói chung và đối với KPMG VIỆT NAM nói riêng.

3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN

a) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

❖ Tìm hiểu thông tin khách hàng

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61)