3.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM
3.2.4. Đổi mới, hiện đại hóa quy trình kiểm toán
phẩm công nghệ mới nhằm phục vụ cho quá trình kiểm toán cũng như trong tư vấn cho các doanh nghiệp. Cùng với đội ngũ dồi dào kinh nghiệm và năng lực tài chính mạnh sẽ là những điểm sáng giúp các sản phẩm công nghệ của KPMG dễ dàng đi vào thực tế trong tương lai. KPMG Việt Nam cũng sẽ cung cấp các phương tiện làm việc hiện đại cho nhân viên nhằm rút ngắn thời gian kiểm toán cũng như áp lực công việc.
3.3. TÍNH TẤT YẾU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
Để hoàn thiện được phương hướng phát triển này thì KPMG cần đẩy mạnh chất
lượng kiểm toán của mình, đặc biệt là hoàn thiện được quy trình kiểm toán. Cùng với
sự phát triển kinh tế và hội nhập nhập sâu rộng của Việt Nam, có thể kể đến là sự đầu
tư mạnh mẽ của các công ty FDI và công ty có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra làn sóng cổ phần hóa, hợp nhất, sáp nhập, tái cấu trúc các doanh nghiệp trong
nước ngày càng mạnh mẽ. Từ đó các yêu cầu về tính minh bạch và trung thực của thông tin tài chính từ các nhà đầu tư cũng theo đó tăng lên, tạo cơ hội phát triển cũng như thách thức cho thị trường kế toán - kiểm toán VN.
TSCĐ là khoản mục không thể thiếu trong các cuộc kiểm toán BCTC và luôn được đánh giá có ảnh hưởng trọng yếu tới toàn bộ BCTC. TSCĐ là tư liệu sản xuất quan trọng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Hơn thế, việc hạch toán khoản mục này chịu ảnh hưởng của rất nhiều ước tính kế toán, do đó rủi ro có sai phạm trọng yếu cũng cao hơn các khoản mục khác. Các doanh nghiệp có thể lợi dụng kẽ hở của các nguyên tắc và ước tính kế toán để chỉnh sửa BCTC nhằm mục đích tư lợi. Chính vì vậy, có thể khẳng định đây là một khoản mục khá phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro sai phạm ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên BCTC.
Chính vì những lý do trên, nhu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với ngành kiểm toán nói chung và đối với KPMG VIỆT NAM nói riêng.
3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN
a) Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
❖ Tìm hiểu thông tin khách hàng
Hạn chế từ việc KTV chỉ dựa vào hồ sơ kiểm toán của năm trước để dùng cho mục đích kiểm toán của các năm sau từ đó gây ảnh hưởng trong việc đánh giá tổng quan về hoạt động kinh doanh của khách hàng và gây cản trở cho KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán. Vì vậy, để khắc phục được nhược điểm này KPMG cần có sự chuẩn bị kỹ càng ngay trước mùa kiểm toán. Cụ thể, với đơn vị là khách hàng thường niên, công ty nên phân công các KTV có kinh nghiệm thu thập và tìm hiểu về những cập nhật, thay đổi của khách hàng trong kỳ kiểm toán.
Đối với khoản mục TSCĐ, cần tìm hiểu xem trong năm công ty có mở rộng sản xuất kinh doanh hay không hoặc xem xét các yếu tố tác động từ bên ngoài như thời tiết, giá cả, chính sách pháp lý, thay đổi về nhân sự kho bãi,... để làm cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán.
KTV nên đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin khách hàng thông qua việc hỏi ý kiến chuyên gia, qua báo chí, các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh,. Việc này có thể tốn kém về thời gian và chi phí nhưng sẽ giúp KTV thu thập được những thông tin chất lượng, khách quan. Từ đó, KTV đưa ra được những nhận định, đánh giá ban đầu đúng đắn hơn về khách hàng.
❖ Kiểm tra, đánh giá KSNB
Thay vì sử dụng duy nhất bảng hỏi để kiểm tra, đánh giá KSNB của khách hàng. KTV tại KPMG nên linh hoạt áp dụng các cách thức khác nhau để phù hợp với quy mô, hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Cụ thể, ngoài bảng câu hỏi, KTV có thể sử dụng: sơ đồ KSNB, bảng tường thuật.
Sơ đồ là việc mô tả các chứng từ, tài liệu cùng quá trình vận động bằng các biểu đồ và ký hiệu. Đối với khách hàng lớn, phương pháp sử dụng sơ đồ rất hiệu quả vì nó đem lại cái nhìn tổng quan về KSNB. Ví dụ về sơ đồ về quản lý mã TSCĐ tại công ty XYZ như sau:
Sơ đồ 3.1: Quản lý mã TSCĐ tại công ty XYZ
Bảng tường thuật là sự mô tả về cơ cấu KSNB của khách hàng bằng văn bản. Nó giúp KTV có thêm sự hiểu biết về cơ cấu kiểm soát nội bộ của khách hàng và đối với các khách hàng có cơ cấu KSNB đơn giản.
b) Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán Hoàn thiện thủ tục phân tích
❖
KTV có thể tính toán và phân tích một số tỷ suất sau: tỷ suất giữa doanh thu với tổng TSCĐ, tỷ suất tổng TSCĐ với VCSH, tỷ trọng tài sản so với tổng tài sản, tỷ suất giữa lợi nhuân thuần với tổng TSCĐ, so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước, so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay so với năm trước.
Ví dụ minh họa phân tích tỷ trọng từng tài sản so với tổng tài sản tại các chỉ tiêu tại Công ty ABC.
Công thức: Tỷ trọng của từng bộ phận TS chiếm trong tổng số TS
= giá trị của từng bộ phận tài sản/Tổng số tài sản*100 Công ty ABC có các TSCĐ sau: nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển, đồ đạc và trang bị văn phòng, phần mềm máy vi tính và tài sản cố định thuê tài chính. Áp dụng công thức trên ta có:
Tổng tài sản= 432.767.212.237 và lợi nhuận sau thuế=
- Tỷ trọng TS - Nhà cửa = 508.321.279/432.767.212.237*100 = 0,12% - Tỷ trọng TS - Máy móc thiết bị = 199.872.931.860/432.767.212.237*100 = 46,18%
- Tỷ trọng TS - Phương tiện vận chuyển
= 645.493.651/432.767.212.237*100 = 0,15%
- Tỷ trọng TS - Đồ đạc và trang bị văn phòng
=179.167.496/432.767.212.237*100 = 0,04%
- Tỷ trọng TS - Phần mềm máy vi tính
= 3.000.601.118/432.767.212.237*100 = 1%
- Tỷ trọng TS - TSCĐ cho thuê tài chính
= 43.126.663.893/432.767.212.237*100 = 0,15%
Tổng quát, trong 6 loại tài sản mà công ty ABC sở hữu thì TS liên quan đến máy móc và thiết bị chiếm tỷ trong cao nhất với 46,18%. Điều này là hoàn bình thường đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực chính là sản xuất dao kéo, dụng cụ cầm tay, và đồ kim loại thông dụng. Vì để tạo ra sản phẩm, công ty chuyên về sản xuất cần đầu tư nhiều vào máy móc và thiết bị để đảm bảo dây chuyền sản xuất của công ty mình vận hành tốt.
Công ty ABC định hướng trong tương lai sẽ đồng bộ hóa hệ thống quản lý bằng công nghệ thông tin và phần mềm thông minh vì vậy tỷ trọng TS phần mềm máy vi tính chiếm 1% so với tổng tài sản. So với các chỉ tiêu còn lại thì đây là TS có tỷ trọng lớn thứ hai và điều này là minh chứng rõ ràng rằng trong năm công ty có mua mới phần mềm với giá trị lớn nhằm phục vụ phương hướng phát triển của công ty trong tương lai.
Đối với các mục TSCĐ còn lại, tỷ trọng từng tài sản so với tổng tài sản dao động từ 0,04% đến 0,15% lần lượt với đồ đạc và trang bị văn phòng, nhà cửa, TSCĐ cho thuê tài chính và phương tiện vận chuyển. Những con số trên đều hợp lý dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty ABC.Ví dụ, đối với công ty sản xuất thì bộ phận văn phòng sẽ không quá lớn mà hầu hết tập trung nguồn lực tại xưởng sản xuất vì vậy nên đồ đạc và trang thiết bị văn phòng của Công ty chiếm tỷ trọng bé nhất (0.04%) trên tổng số 6 loại TSCĐ.
Từ việc tính toán tỷ trọng từng tài sản so với tổng tài sản, KTV có thể xem xét, đánh giá tính hợp lý của cơ cấu TS tại thời điểm hiện tại và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản. Thực tế tại công ty ABC, KTV đánh giá cơ cấu tài sản tại công ty ABC là hợp lý, rủi ro kinh doanh thấp, đòn bẩy kinh doanh cao. Ngoài ra, vì máy móc và thiết bị của công ty chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa rủi ro tiềm tàng cao.
KTV sẽ tập trung kiểm toán vào loại tài sản này.
❖ Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
- Hoàn thiện thủ tục kiểm kê TSCĐ
KTV nên thống nhất về thời gian kiểm kê TSCĐ với khách hàng nhằm chắc chắn việc thực hiện kiểm kê có thể thu được bằng chứng đáng tin cậy. Đối với khách hàng có nhiều kho bãi ở nhiều nơi khác nhau (trong trường hợp KPMG đã ký kết hợp đồng với khách hàng trong năm), KTV có thể thay đổi địa điểm quan sát kiểm kê giữa các năm để đảm bảo quy mô quan sát kiểm kê hợp lý.
Đối với trường hợp không thể tham gia kiểm kê tại đơn vị vào ngày kết thúc niên độ, KTV vẫn có thể tiến hành kiểm kê ngay tại thời điểm kiểm toán, vì TSCĐ ít dịch chuyển. KTV có thể áp dụng kỹ thuật “kiểm tra cuốn chiếu”. Cụ thể, với những tài sản tăng thêm hay giảm bớt có thể kiểm tra dễ dàng qua sổ sách từ đố kiểm tra ngược về thời điểm kết thúc niên độ để có đối chiếu với sổ sách, báo cáo.
Trong trường hợp KTV không thể tham gia kiểm kê TSCĐ tại đơn vị thì: KTV cần phỏng vấn bộ phận kế toán xem trước khi thực hiện kiểm kê, đơn vị đã thực hiện việc đối chiếu số lượng của các TSCĐ chưa? Công tác kiểm kê có thực sự minh bạch và trung thực chưa? Công ty đã phân công tách nhiệm giữa các đội tham gia kiểm kê chưa? Hội đồng kiểm kê bao gồm những ai? Có văn bản hướng dẫn cụ thể về hoạt động kiểm kê không?. KTV phỏng vấn từng cá nhân tham gia kiểm kê và xem xác nhận trên biên bản kiểm kê có phù hợp?.
c) Giai đoạn kết thúc kiểm toán
❖ Hoàn thiện trong quá trình kết thúc kiểm toán
Để việc soát xét tăng tính hiệu quả hơn thì KPMG cần gia tăng quy trình kiểm soát chất lượng và các quy trình soát xét cần được kiểm tra bởi các giám đốc kiểm toán một cách kĩ lưỡng.
Các giải pháp khác:
Hoàn thiện nguồn nhân lực
❖
KTV tại KPMG thường nhận một khối lượng công việc quá lớn trong mùa. Dù hằng năm công ty có tuyển dụng thực tập sinh để hỗ trợ các KTV. Nhưng do thời gian có hạn, công tác tuyển dụng gấp rút nên thực tập sinh KTV chưa có nhiều kinh
nghiệm thường gặp khó khăn trong quá trình kiểm toán tại các đơn vị. Giải pháp đặt ra cho công ty là trước khi vào mùa bận. Công ty nên có kế hoạch tuyển dụng sớm, có những khóa đào tạo dài hạn hơn cho các thực tập sinh kiểm toán trước khi bước vào công việc thực tế.
Hoàn thiện về công nghệ:
❖
Hiện tại, KPMG mới chỉ áp dụng công nghệ trong một số bước như lưu trữ hồ sơ, chọn mẫu, chấm công....con hầu hết công ty vẫn sử dụng Excel làm công cụ chính để tính toán và thực hiện GTLV. Điều này gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa hệ thống GTLV cũng như gia tăng sai sót trong quá trình nhập liệu và đưa ra kết quả. Vì vậy KPMG cần có những giải pháp cụ thể để phát triển các phần mềm áp dụng vào quy trình kiểm toán. Ví dụ như thay vì dùng excel để thực hiện các phép tính thì KPMG cần phát triển phần mềm giúp KTV có thể tạo GTLV trực tiếp trên phần mềm đó hoặc đánh giá mức trọng yếu của các công ty theo từng loại hình doanh nghiệp dựa vào nguồn dữ liệu có sẵn.
3.5. KIẾN NGHỊ CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 3.5.1. về phía nhà nước và các cơ quan chức năng
Để hoàn thiện kiểm toán khoản mục TSCĐ thì các cơ quan Nhà nước cần:
❖ Chuẩn mực. thông tư và các chính sách hiện hành cần được chỉnh sửa, rà
soát và cập nhật những điểm mới đối với các vấn đề chưa thống nhất và phù hợp.
❖ Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý quy định rõ trách nhiệm của KTV ký BCKT
và trách nhiệm của công ty kiểm toán đối với chất lượng cuộc kiểm toán.
❖ Xử phạt nghiêm khắc đối với các hành vi gian lận trong khi kiểm toán,
những trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp KTV, tùy theo mức độ, cần có chế tài xử phạt thích đáng.
❖ Ban hành văn bản quy định, kiểm soát chặt chẽ việc mua sắm, sử dụng,
thanh lý TSCĐ ở các doanh nghiệp và Tập đoàn sử dụng vốn nhà nước.