1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
1.3.3. Kết thúc kiểm toán
Phân tích BCTC
Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục
❖
Hoạt động liên tục là giả thiết cơ bản được sử dụng khi lập BCTC của doanh nghiệp theo yêu cầu của VAS 01- chuẩn mực chung và VAS 21 - Trình bày báo cáo tài chính. Nếu giả thiết này bị vi phạm, báo cáo tài chính cần được lập trên một cơ sở khác và doanh nghiệp cần phải công bố về giải thiết này. Do yêu cầu của các chuẩn mực kế toán, nên KTV cần xem xét về giả thiết hoạt động liên tục mà DN đã sử dụng trong việc lập báo cáo tài chính. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570- Hoạt động liên tục quy định: “Dựa vào những bằng chứng kiểm toán thu thập được,
kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán của mình để kết luận liệu có yếu tố không chắc chắn trọng yếu liên quan đến các sự kiện hoặc điều kiện, xét riêng lẻ hay kết hợp lại, có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay không. Yếu tố không chắc chắn trọng yếu tồn tại khi khả năng xảy ra cũng như ảnh hưởng tiềm tàng của yếu tố đó lớn tới mức mà kiểm toán viên xét thấy cần phải trình bày rõ ràng về bản chất cũng như ảnh hưởng của yếu tố đó để đảm bảo”
❖ Soát xét, kiểm soát chất lượng
Sau khi các thủ tục được lập ra trong chương trình kiểm toán mẫu đã hoàn thành, KTV có trách nhiệm gửi lại cho trưởng nhóm kiểm toán, sau đó đến chủ nhiệm kiểm toán soát xét toàn bộ GTLV liên quan đến phần hành của mình. Partner sẽ là người soát xét cuối cùng đối với tất cả GTLV của cuộc kiểm toán một khách hàng. KTV thực hiện phần hành phải giải thích hợp lý trước các cấp soát xét nếu có bất kỳ điểm cần lưu ý nào xuất hiện hoặc còn chưa trình bày rõ ràng trong GTLV.
❖ Tổng hợp kết quả kiểm toán
Kết thúc quá trình kiểm toán khoản mục, công việc cuối cùng KTV cần thực hiện là hoàn thiện lại GTLV của mình và lên thuyết minh BCTC của phần hành TSCĐ. Sau đó KTV chuyển lại cho trưởng nhóm để tổng hợp kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán và hoàn thiện các phần khác để chuẩn bị cho phát hành Báo cáo kiểm toán.
❖ Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có)
Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 bao gồm: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến kiểm toán trái ngược hoặc từ chối đưa ra ý kiến.
Ngoài ra, BCKT phải có đầy đủ các thông tin cần có như tên, địa chỉ của công ty kiểm toán, số liệu BCKT, tiêu đề của BCKT, trách nhiệm của BGĐ/BLĐ và công ty kiểm toán, phạm vi kiểm toán, chữ ký và đóng dấu, số đăng ký hành nghề. Sau
khi phát hành BCKT, KTV có thể lập và phát hành thư quản lý nhằm tư vấn cho khách hàng về những tồn tại của đơn vị được kiểm toán.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trên đây là cơ sở lý luận chung về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC bao gồm những khái niệm, đặc điểm những từ ngữ được đề cập đến trong bài và cách thức thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ nói chung trong kiểm toán BCTC. Để đi vào cụ thể quy trình kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH KMPG VN thực hiện, chúng ta sẽ đến với chương 2 được đề cập ngay sau đây.
STT Số hiệu
Tên công ty số lượng nhân viên chuyên nghiệp (Ngưò-i) Tồng doanh thu (Triệu đồng) Doanh thu/nhâ n viên (Triệu đồng)
1 275 Công ty TNHH Tư vấn và Kiểm toán VIHA 5 9.367 1.873
2 274 Công tý TNHH Kiếm toán SG-VN 7 9.714 1.388 3 273 Công ty TNHH Pricewaterhouse Coopers Việt
Nam
718 926.681 1.291
4 271 Công ty TNHH Deloitte Việt Nam 835 879.830 1.054 5 278 Công ty TNHH Kiềm toàn Thái Binh Dương 8 7.756 970
6 276 Công ty TNHH Emst & Young Việt Nam 1076 960.700 893 7 _ 266 Công tý TNHH KPMG 525 459.315 ■$75
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM THỰC HIỆN