Thực hiệnkiểm toán khoản mục tài sản cố định

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

1.3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG

1.3.2. Thực hiệnkiểm toán khoản mục tài sản cố định

Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Theo VSA 330 “Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm

đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa hoặc phát hiện và

sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu” Trong giai đoạn này, thử nghiệm kiểm soát thường được KTV tiến hành theo các mục tiêu kiểm toán.

a) Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong kiểm toán phần hành TSCĐ. Thông qua thủ tục phân tích, KTV có thể phát hiện ra những biến động bất thường hoặc những sai sót để tập trung tìm ra nguyên nhân. Đối với TSCĐ, các kỹ thuật phân tích mà KTV cần thực hiện bao gồm: Kỹ thuât phân tích ngang, Kỹ thuật phân tích dọc.

b) Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Sau khi tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và thủ tục phân tích, bước cuối cùng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ là thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Ở giai đoạn này, dựa theo chương trình kiểm toán mẫu đã được thiết kế mà KTV tiến hành các thử nghiệm cơ bản sau:

- Kiểm kê và đối chiếu biên bản kiểm kê với sổ sách kế toán

KTV chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ và tiến hành chọn mẫu hoặc kiểm tra toàn bộ TSCĐ của khách hàng để đảm bảo cơ sở dẫn liệu hiện hữu của TSCĐ.Trường hợp không thể tham gia kiểm kê tại ngày kết thúc năm chính, KTV có thể thực hiện quan sát tài sản tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu để xác định TSCĐ thực tế tại ngày lập BCTC. Với những TSCĐ gửi bên thứ ba, KTV

thường tiến hành gửi thư xác nhận.

- Kiểm tra chi tiết số dư đầu kì TSCĐ

Đối với khách hàng cũ, đã đảm bảo được số dư TSCĐ đầu năm là chính xác, KTV không cần làm thủ tục kiểm tra chi tiết với số đầu kì khoản mục TSCĐ. Đối với

khách hàng kiểm toán năm đầu, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng, KTV thực hiện thêm các thủ tục đảm bảo số đầu kì được chính xác. Với số liệu được kiểm toán năm trước bởi một Công ty kiểm toán khác, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết

nhằm khẳng định tính chính xác của cả số dư đầu kì và số dư cuối kì

- Kiểm tra các nghiệp vụ tăng TSCĐ

TSCĐ tăng có thể do mua sắm, tăng do quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và tăng do thuê tài chính. KTV kiểm tra các chứng từ như: các báo giá, hợp đồng, thanh lý hợp đồng, biên bản giao nhận TSCĐ, vận đơn đối với các TSCĐ mua nhập khẩu, biên bản kiểm kê TSCĐ, kế hoạch đầu tư TS đã được phê duyệt mà tìm hiểu nguyên nhân khác biệt.

TSCĐ tăng dưới dạng TSCĐ thuê tài chính, KTV tiến hành: kiểm tra việc ghi nhận nguyên giá TSCĐ đi thuê có phù hợp với chuẩn mực và hướng dẫn chuẩn mực thuê tài sản hay không; kiểm tra việc phân bổ hợp lý chi phí thuê tài chính vào đúng kỳ kế toán; kiểm tra xem việc trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính đã phù hợp với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của DNhay khấu hao theo thời gian thuê.

Đối với TSCĐ hình thành từ quá trình đầu tư XDCB, KTV có thể yêu cầu đơn vị lập bảng liệt kê các công trình xây dựng dở dang phát sinh trong năm và kiểm tra chọn mẫu chi tiết công trình xây dựng dở dang tăng thông qua việc xem xét các hồ sơ, chứng từ tăng bao gồm: kế hoạch đầu tư trong năm đã được phê duyệt, việc tập hợp và ghi nhận chi phí xây dựng dở dang theo từng công trình. Liệt kê các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành và ghi tăng TSCĐ trong kỳ, xem xét giá trị quyết toán công trình đã hoàn thành trong năm được phê duyệt của các cấp có thẩm quyền. Kiểm tra chọn mẫu một số công trình, thực hiện đối chiếu quyết toán với chi phí xây dựng dở dang đã tập hợp và kiểm tra việc xử lý các khoản chênh lệch so với quyết toán nếu có.

- Kiểm tra các nghiệp vụ giảm TSCĐ

KTV thực hiện kiểm tra mức trích khấu hao từng TSCĐ, xem xét các chứng từ thanh lý, nhượng bán và tính toán lại thu nhập, chi phí của những nghiệp vụ thanh lý nhượng bán.

- Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ.

KTV thực hiện các thủ tục sau: thu thập bảng tính khấu hao và tính toán lại tổng số khấu hao lũy kế trong năm và đối chiếu với ghi nhận của đơn vị; xem xét tính phù hợp của thời điểm bắt đầu tính khấu hao và phân bổ đảm bảo việc phù hợp giữa doanh thu và chi phí cũng như tình trạng sử dụng của tài sản; kiểm tra việc ngừng trích khấu hao, giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xem xét tính hợp lý và nhất quán trong tiêu thức phân bổ khấu hao đối với các tài sản dùng chung cho các bộ phận trong doanh nghiệp: chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng; thực hiện đối chiếu số phát sinh có của hao mòn TSCĐ với chi phí khấu hao ghi trên TK chi phí tương ứng. Kiểm tra và đối chiếu giá trị hao mòn lũy kế trên bảng tổng hợp TSCĐ với sổ cái TK.

- Kiểm tra tính đúng kỳ

KTV thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm trạng để khẳng định những TSCĐ này đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ vào năm tài chính. Sau đó kiểm tra các giao dịch đầu năm để xem có TSCĐ nào được ghi nhận vào năm tài chính nhưng đơn vị lại ghi nhận vào năm sau.

Một phần của tài liệu 626 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH KPMG việt nam thực hiện,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w