2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
2.1. Đặc điểm DNNVV trong ngành xây dựng ở Việt Nam ảnh hưởng đến công tác
hướng cho nghiên cứu xác định sơ bộ được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán.
Chương này sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao gồm đặc điểm của DNNVV, công tác tổ chức kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng... Trên cơ sở đó kết hợp với việc tổng quan tài liệu ở chương 1, tác giả sẽ tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài ở chương 3.
2. Cơ sở lý thuyết:
2.1. Đặc điểm DNNVV trong ngành xây dựng ở Việt Nam ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán: tác tổ chức kế toán:
2.1.1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 thì căn cứ vào tổng nguồn vốn và số lao động bình quân năm để xác định quy mô của doanh nghiệp cụ thể:
+ Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản, Công nghiệp và xây dựng:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lao động 10 người trở xuống.
- Doanh nghiệp nhỏ: tổng nguồn vốn 20 tỷ đồng trở xuống hoặc số lao động từ trên 10 người đến 200 người.
- Doanh nghiệp vừa: tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc số lao động từ trên 200 người đến 300 người
+ Khu vực Thương mại và dịch vụ:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ: số lao động 10 người trở xuống.
- Doanh nghiệp nhỏ: tổng nguồn vốn 10 tỷ đồng trở xuống hoặc số lao động từ trên 10 người đến 50 người.
- Doanh nghiệp vừa: tổng nguồn vốn từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc số lao động từ trên 50 người đến 100 người.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ tác động đến tổ chức công tác kế toán: đến tổ chức công tác kế toán:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đặc điểm chung là độc lập trong hành động và đa dạng về công tác tổ chức.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có quy mô nhỏ, ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng vào những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có khả năng tiêu thụ cao, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân, tận dụng được các nguồn lực và nguyên liệu tại chỗ.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường có khả năng nhạy cảm với thị trường rất cao, khả năng chuyển đổi mặt hàng nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các sản phẩm thường không được coi trọng về mặt chất lượng và tính lâu bền, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
Các DNNVV còn có số lượng lao động hạn hẹp với trình độ chuyên môn không cao. Đặc biệt, trong các doanh nghiệp siêu nhỏ lực lượng quản lý, nhân công thường là các thành viên trong gia đình, và một người có thể đảm nhiệm nhiều chức vụ…
Từ những đặc điểm trên ta nhận thấy rằng để cạnh tranh được, DNNVV phải tìm hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong những giải pháp cần làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý… mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Vì vậy, DNNVV muốn phát triển bền vững đòi hỏi bộ máy kế toán tốt hiệu quả.