2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
2.2. Công tác tổ chức kế toán tại DNNVV trong ngành xây dựng:
2.2.1. Khái quát về mô hình tổ chức công tác kế toán:
Theo Luật Kế toán Việt Nam (số 03/2003/QH11 ngày 11/06/2003), định nghĩa "Tổ chức công tác kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế độ kế toán để phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán, cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán".
Ngoài ra Luật kế toán Việt Nam cũng quy định đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê người làm kế toán.
Từ quan điểm trên và có cách tiếp cận, luận giải khác nhau về tổ chức công tác kế toán, ta nhận thấy rằng: Tổ chức công tác kế toán là một trong vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Cùng với chức năng thông tin và kiểm tra tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hệ thống. Tổ chức công tác kế toán không đơn thuần là tổ chức bộ phận quản lý trong doanh nghiệp, mà nó còn bao hàm cả tính nghệ thuật trong việc xác lập các yếu tố, điều kiện cũng như các mối liên hệ qua lại các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kế toán, bảo đảm cho kế toán phát huy tối đa các chức năng vốn có của mình, góp phần quan trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, trung thực phục vụ cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cả ở tầm vĩ mô và tầm vi mô, và giúp doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hành vi chiếm đoạt tài sản của doanh nghiệp.
Theo tài liệu Giáo trình Kế toán tài chính phần 5, Đại học kinh tế Tp.HCM 2009 thì có 3 hình thức tổ chức công tác kế toán: tập trung, phân tán, vừa tập trung phân tán.
Hình thức tổ chức tập trung: tất cả các công việc kế toán như phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp chi tiết, tính giá thành, lập báo cáo, thông tin kinh tế đều được thực hiện tập trung ở phòng kế toán đơn vị, các đơn vị trực thuộc không tiến hành công tác kế toán.
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức kế toán tập trung
( Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính phần 5, Đại học kinh tế Tp.HCM 2009)
Kế toán trưởng
KT
VT,HH,TSCĐ T.LKT ương thanh toán KT
KT chi phí
KT tổng hợp
Hình thức tổ chức phân tán: công tác kế toán được tiến hành đồng thời ở phòng kế toán doanh nghiệp và bộ phận kế toán ở các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp.
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức kế toán phân tán
( Nguồn: Giáo trình Kế toán tài chính phần 5, Đại học kinh tế Tp.HCM 2009)
Hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán: Đây là một hình thức kết hợp đặc điểm của hai hình thức trên. Công tác kế toán được thực hiện ở phòng kế toán doanh nghiệp và bộ phận kế toán ở đơn vị trực thuộc có tổ chức bộ máy kế toán. Đối với đơn vị phụ thuộc không tổ chức bộ máy kế toán thì chứng từ phát sinh tại đây được tập hợp về phòng kế toán doanh nghiệp để ghi sổ kế toán (Giáo trình kế toán tài chính 5, Đại học Kinh tế Tp.HCM 2009).
2.2.2. Các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán:
2.2.2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng tác động đến công tác tổ chức kế toán: công tác tổ chức kế toán:
Theo Giáo trình kế toán tài chính 3 và 4, Đại học Kinh Tế Tp.HCM 2009, thì ngành sản xuất xây lắp có những đặc điểm ảnh hưởng đến công tác kế toán như sau:
Kế toán trưởng KT Văn Phòng Công ty KT Tổng Hợp Chính Thống Ban Tài Kê Bộ phận Kiểm tra Kế Toán Trưởng KT đơn vị trực thuộc KT VT,HH,TSC Đ Kế toán chi phí, giá thành Kế toán
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc. Đó là những công trình, vật kiến trúc... có qui mô lớn, kỹ thuật sản xuất phức tạp, sản xuất đơn chiếc, thời gian sản xuất dài,...(mỗi đối tượng xây lắp đòi hỏi yêu cầu về mặt cấu trúc, mỹ thuật, hình thức địa điểm xây dựng khác nhau), dẫn đến đặc điểm này đòi hỏi phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công), quá trình xây lắp phải luôn luôn sát với dự toán, phải lấy dự toán làm căn cứ tổ chức thực hiện.
- Đối trượng sản xuất xây lắp thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài, và thời gian sử dụng sản phẩm rất lâu dài. Do vậy đòi hỏi công tác quản lý và kế toán phải kịp thời và chặt chẽ, để chất lượng công trình xây lắp thực hiện theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế, dự toán được duyệt. - Sản phẩm xây lắp chịu tác động của điều kiện thời tiết do thường diễn ra ngoài trời, hoạt động xây lắp thời mang tính chất lưu động, các phương tiện sản xuất phải di chuyển theo địa đểm thi công. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý và sử dụng tài sản, vật tư theo công trình rất phức tạp. Dẫn đến, doanh nghiệp cần có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ tại nơi sản xuất, thông qua việc bàn giao công trình hoàn thành cho chủ đầu tư. Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá trị dự toán hoặc giá thỏa thuận khi trúng thầu hoặc giá chỉ định thầu.
2.2.2.2. Hệ thống pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán:
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật. Vì vậy, doanh nghiệp mong muốn có một môi trường pháp lý ổn định. Trong môi trường pháp lý đó, các doanh nghiệp có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, mở rộng ngành nghề kinh doanh. Trên phương diện tổ chức công tác kế toán, các DNNVV cũng cần có một môi trường pháp lý giúp doanh nghiệp tổ chức công tác kế toán khoa học, từ đó đảm bảo môi trường kinh doanh của doanh nghiệp được hiệu quả.
“Hệ thống các văn bản pháp lý về kế toán: bao gồm các cấp độ quản lý được Nhà nước quy định để quản lý, chỉ đạo hướng dẫn, kiểm soát và điều chỉnh tất cả
các nội dung trong hoạt động kiểm toán thuộc các lĩnh vực trong nền kinh tế. Theo thứ tự từ cao đến thấp theo cấp độ được liệt kê như sau: luật kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh khi có vấn đề phát sinh” ( trích Nguyễn Thị Kim Cúc và các tác giả 2012, trang 9).
Hiện nay, trên thế giới có 2 trường phái kế toán được sử dụng là hệ thống kế toán Châu Âu lục địa dựa trên điển luật và hệ thống kế toán Anglo – Saxon dựa trên thông luật. Ở các quốc gia theo trường phái kế toán Châu Âu lục địa như Pháp, Tây Ban Nha, Đức… các quy định về kế toán thường do nhà nước ban hành, mang tính chất thống nhất cao, và dựa vào các luật định là chủ yếu, vai trò của hội nghề nghiệp ít được thể hiện. Còn đối với các quốc gia theo thông luật như Anh, Hoa Kỳ… các quy định về kế toán được thiết lập bởi các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức độc lập hay tổ chức phi chính phủ, mang tính linh hoạt và xét đoán nghề nghiệp cao, trong đó chuẩn mực kế toán có vai trò chủ đạo và chi phối hoạt động kế toán tại các quốc gia này.
Hệ thống kế toán Việt Nam chịu ảnh hưởng của trường phái Châu Âu lục địa nói chung và kế toán Pháp nói riêng. Ở Việt Nam, Bộ Tài Chính là tổ chức lập quy và chịu trách nhiệm ban hành các văn bản pháp lý về kế toán.
Hệ thống văn bản pháp quy về kế toán cho DNNNVV ở Việt Nam hiện nay bao gồm:
Luật kế toán: được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2004. Đây là văn bản pháp lý cao nhất, đưa ra những quy định chung nhất, không phân biệt cấp độ quy mô doanh nghiệp và nền tảng để xây dựng Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán. Nội dung Luật kế toán gồm những quy định chung về phạm vi điều chỉnh luật, đối tượng áp dụng, về nhiệm vụ, yêu cầu, nguyên tắc kế toán, đơn vị sử dụng trong kế toán, kỳ kế toán… và các quy định cụ thể về công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán… trên cơ sở đó các doanh nghiệp sẽ tiến hành vận dụng, triển khai tại đơn vị mình sao cho phù hợp.
Để cụ thể hóa Luật Kế toán 2003, Chính phủ đã ban hành một số nghị định mang tính chất hướng dẫn thi hành luật như:
- Nghị định số 185/2004/NĐ-CP, ngày 04/11/2004, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán nhằm đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt Luật kế toán và các văn bản pháp lý về kế toán.
- Nghị định 129/2004/NĐ-CP, ngày 31/05/2004, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh.
Chuẩn mực kế toán:
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam gồm 26 chuẩn mực đã được Bộ tài chính ban hành qua 5 đợt gồm 5 Quyết định và 6 Thông tư cụ thể như sau:
Đợt 1: Ban hành ngày 31/12/2001 gồm 4 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán số 02 Hàng tồn kho
- Chuẩn mực kế toán số 03 Tài sản cố định hữu hình - Chuẩn mực kế toán số 04 Tài sản cố định vô hình - Chuẩn mực kế toán số 14 Doanh thu và thu nhập khác
(Theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đợt 2: Ban hành ngày 31/12/2002 gồm 6 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung; - Chuẩn mực kế toán số 06 - Thuê tài sản;
- Chuẩn mực kế toán số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái; - Chuẩn mực kế toán số 15 - Hợp đồng xây dựng;
- Chuẩn mực kế toán số 16 - Chi phí đi vay;
- Chuẩn mực kế toán số 24 - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
(Theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng bộ tài chính)
Đợt 3: Ban hành ngày 30/12/2003 gồm 6 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán số 05 - Bất động sản đầu tư;
- Chuẩn mực kế toán số 07 - Các khoản đầu tư vào công ty liên kết;
- Chuẩn mực kế toán số 08 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh.
- Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính;
- Chuẩn mực kế toán số 25 - BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con;
- Chuẩn mực kế toán số 26 - Thông tin về các bên liên quan.
(Theo quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 và Thông tư số 161/2007/TT-BTC ngày 31/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đợt 4: Ban hành ngày 15/02/2005 gồm 6 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Chuẩn mực kế toán số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự;
- Chuẩn mực kế toán số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
- Chuẩn mực kế toán số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ; - Chuẩn mực kế toán số 28 - Báo cáo bộ phận;
- Chuẩn mực kế toán số 29 - Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót.
(Theo quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 và Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Đợt 5: Ban hành ngày 28/12/2005 gồm 4 chuẩn mực sau:
- Chuẩn mực kế toán số 11 - Hợp nhất kinh doanh;
- Chuẩn mực kế toán số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng; - Chuẩn mực kế toán số 19 - Hợp đồng bảo hiểm;
- Chuẩn mực kế toán số 30 - Lãi trên cổ phiếu.
(Theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
Các chuẩn mực kế toán trên ban hành áp dụng chung cho tất cả doanh nghiệp. Trong khi đó, các DNNVV có phạm vi hoạt động hẹp, các nghiệp vụ phức tạp ít xảy ra, trình độ nhân viên kế toán còn hạn chế... Do vậy, để khắc phục những nhược điểm này, Bộ Tài Chính ban hành quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 có giới hạn việc áp dụng chuẩn mực kế toán cho DNNVV như sau:
Bảng 2.1 Các chuẩn mực kế toán áp dụng đầy đủ
STT Số liệu và tên chuẩn mực
1 CM số 01 - Chuẩn mực chung;
2 CM số 05 - Bất động sản đầu tư;
3 CM số 14 - Doanh thu và thu nhập khác;
4 CM số 16 - Chi phí đi vay;
5 CM số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tang;
6 CM số 23 - Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm;
7 CM số 26 - Thông tin về các bên liên quan.
Nguồn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 Bảng 2.2 Các chuẩn mực kế toán áp dụng không đầy dủ
STT Số hiệu và tên chuẩn
mực Nội dung không áp dụng
1 CM số 02- Hàng tồn kho
Phân bổ chi phí sản xuất chung cố định theo công suất bình thường máy móc thiết bị.
2 CM số 03- TSCĐ hữu hình
Thời gian khấu hao và phương pháp khấu hao.
3 CM số 04 - TSCĐ vô hình
4 CM số 06 - Thuê tài sản Bán và thuê lại tài sản là thuê hoạt động. 5 CM số 07 - Kế toán các
khoản đầu tư vào công ty liên kết Phương pháp vốn chủ sở hữu. 6 CM số 08 - Thông tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh - Phương pháp vốn chủ sở hữu;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản, nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên
góp vốn liên doanh khác;
- Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán tài sản cho liên doanh: Nếu bên góp vốn liên doanh đã chuyển quyền sở hữu tài sản và tài sản này được liên doanh giữ lại chưa bán cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh chỉ được hạch toán phần lãi hoặc lỗ có thể xác định tương ứng cho phần lợi ích của các bên góp vốn liên doanh khác. Nếu liên doanh bán tài sản này cho bên thứ ba độc lập thì bên góp vốn liên doanh được ghi nhận phần lãi, lỗ thực tế phát sinh từ nghiệp vụ bán tài sản cho liên doanh.
7 CM số 10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
Chênh lệch tỷ giá phát sinh khi chuyển đổi báo cáo tài chính của cơ sở ở nước ngoài.
8 CM số 15 - Hợp đồng xây dựng
Ghi nhận doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng trong trường hợp nhà thầu được thanh toán theo