2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
2.4. Các lý thuyết nền:
2.4.1. Lý thuyết thông tin:
Lý thuyết thông tin phát triển theo hai hướng chủ yếu sau:
Lý thuyết thông tin toán học: xây dựng những luận điểm thuần tuý toán học và những cơ sở toán học chặt chẽ của lý thuyết thông tin. Cống hiến chủ yếu trong lĩnh vực này thuộc về các nhà bác học lỗi lạc như: N.Wiener, A. Feinstain, C.E Shanon, A.N. Kanmôgorov, A.JA Khintrin.
Lý thuyết thông tin ứng dụng: (lý thuyết truyền tin) chuyên nghiên cứu các bài toán thực tế quan trọng do kỹ thuật liên lạc đặt ra có liên quan đến vấn đề chống nhiễu và nâng cao độ tin cậy của việc truyền tin. Các bác học C.E Shanon, S.O
RiCe, D. Midleton, W. Peterson, A.A Khakevich, V. Kachenhicov đã có những công trình quý báu trong lĩnh vực này.
Lý thuyết thông tin được áp dụng trong lĩnh vực kế toán là lý thuyết thông tin ứng dụng, thông qua việc thiết kế bộ mã hóa thông tin. Đây là một công việc chiếm vị trí quan trọng trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy vi tính. Mã hóa thông tin kế toán trên máy tính một cách khoa học giúp người quản lý truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp tránh được sự nhầm lẫn do các đối tượng thông tin được quản lý giống nhau như đúc về mặt số liệu và tên gọi, chẳng hạn ta thường gặp nhiều chứng từ giống nhau về mặt số liệu, tên gọi, chẳng hạn ta thường gặp các chứng từ giống nhau về tên gọi, số tiền , nội dung trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường ngày. Mã hóa thông tin kế toán thông tin kế toán còn giúp phân định và tổ chức công tác kế toán riêng biệt, rõ ràng một các khoa học, tạo thuận lợi tốt nhất cho công tác tổng hợp, phân loại, kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo kế toán.
2.4.2. Lý thuyết bất đối xứng:
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
Bất cân xứng thông tin trên TTCK xảy ra khi doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp cung cấp thông tin, BCTC không đáng tin cậy hoặc kém chất lượng như hiện tượng che đậy các thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi , … NĐT thường là người bị động trong việc thu thập thông tin, các thông tin chủ yếu thu thập từ thông tin công bố của DN, từ BCTC của DN, thông tin BCTC của doanh nghiệp thường được nhà đầu tư xác minh thông qua các báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán. Vì vậy, việc xây dựng tổ chức công tác kế toán chất lượng sẽ nâng cao được chất lượng thông tin của BCTC và giảm thiểu hiện tượng bất đối xứng thông tin.
2.4.3. Lý thuyết đại diện:
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian va Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là chủ sở hữu vốn của công ty và một bên khác là người quản lý – người đại diện thực hiện các quyết định công ty. Lý thuyết đại diện cho rằng người quản lý (người đại diện) và cổ đông (người chủ) đều mong muốn tối đa hoá lợi ích của bản thân dẫn đến tình huống xảy ra là người quản lý sẽ không luôn làm việc vì lợi ích của cổ đông mà tìm các tối đa lợi ích cá nhân (sự tư lợi) , vấn đề được đặt ra là làm thế nào để người quản lý làm việc vì lợi ích của người chủ trong khi họ có lợi thế về thông tin hơn và thị trường lao động và thị trường vốn là không hoàn hảo.
Lý thuyết đại diện đã đưa ra lý luận giải quyết vấn đề nêu trên như sau: để giảm thiểu sự tư lợi của người quản lý do cổ đông không thể giám sát tất cả các hoạt động của họ và hạn chế các thiệt hại cho cổ đông thì các cổ đông phải bỏ ra chi phí đại diện. Lý thuyết đại diện đã định nghĩa chi phí đại diện bao gồm 3 loại chi phí sau:
- Chi phí giám sát (monitoring cost) - Chi phí ràng buộc (bonding cost) - Mất mát phụ trội (residual cost) Trong đó:
Chi phí giám sát là chi phí do người chủ thanh toán để giám sát, kiểm tra hoạt động của người đại diện như chi phí kiểm toán, chi phí duy trì hpạt động kiểm soát, chi phí sa thải người đại diện. Theo Fama & Jensen (1983) thì chi phí giám sát do người đại diện gánh chịu vì chi phí này sẽ đưa vào chi phí hoạt động của công ty, dẫn đến các khoản tiền thưởng, tiền lương… của người đại diện sẽ được điều chỉnh bù đắp với chi phí hoạt động.
Chi phí ràng buộc là chi phí người đại diện gánh chịu để cam kết rằng bản thân họ không xâm phạm đến lợi ích của người chủ.
Mất mát phụ trội là những thiệt hại xảy ra do sự không đồng nhất giữa những quyết định trên thực tế của người đại diện và những quyết định nhằm tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông.
Như vậy, Chi phí đại diện là loại chi phí để duy trì một mối quan hệ đại diện hiệu quả, vì vậy, chi phí này được xem như là chi phí quản lý doanh nghiệp. Nếu chi phí đại diện được quản lý tốt, một đồng chi phí đại diện bỏ ra mang lại ít nhất một đồng lợi nhuận từ mối quan hệ đại diện cho công ty, thì điều này có nghĩa là chi phí đại diện cũng như các loại chi phí quản lý điều hành doanh nghiệp khác sẽ giúp công ty hoạt động có hiệu quả, sản xuất kinh doanh có lợi nhuận cao, đem lại lợi ích tối đa cho các cổ đông. Ngoài ra, viện tăng công bố thông tin tự nguyện cùa người quản lý sẽ làm chi phí đại diện giảm và CLTTKT ngày càng nâng cao sẽ làm giảm bất cân xứng thông tin giữa cổ đông và nhà quản lý.
Tóm tắt chương 2
Chương này đã trình bày khái quát các tiêu chí xác định thế nào là một DNNVV, đặc điểm hoạt động của DNNVV nói chung ngành xây dựng nói riêng, khái quát về mô hình tổ chức công tác kế toán, các nhân tố tác động đến công tác tổ chức kế toán, cách đánh giá một bộ máy kế toán được cho là phù hợp với doanh nghiệp và các lý thuyết nền có liên quan. Chương tiếp theo sẽ tổng quan các tài liệu và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài, đồng thời trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xác định các yêu tố nào thực sự ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức công tác kế toán trong các DNNVV trong ngành xây dựng.
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 2 đã trình bày các khái niệm, lý thuyết liên quan đến đề tài. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó và tổng quan các nghiên cứu từ chương 1. Chương này sẽ đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể và trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu cụ thể để kiểm định mô hình nghiên cứu, gồm các phần sau: thiết kế nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, phương pháp phân tích dữ liệu.
3.1. Thiết kế nghiên cứu: 3.1.1. Nguồn dữ liệu: 3.1.1. Nguồn dữ liệu:
Đề tài sử dụng từ 2 nguồn dữ liệu:
Nguồn thứ cấp: các nghiên cứu, bài báo đã thực hiện trong nước và nước ngoài liên quan đến công tác tổ chức kế toán, các tài liệu hướng dẫn, nghiên cứu của các tác giả trong nước.
Nguồn sơ cấp: có được bằng phương pháp phỏng vấn sâu và thông qua khảo sát bằng câu hỏi thiết kế sẵn thu thập trực tiếp hoặc qua email.
3.1.2. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện theo 2 bước chính: (1) nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính và (2) nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu. Nghiên cứu được thiết kế có tính chất thăm dò tự nhiên, khám phá trực tiếp các ý tưởng và trong phạm vi mô tả của bảng câu hỏi sơ bộ để tham khảo ý kiến và khám phá thêm về các nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng của công tác tổ chức kế toán tại các DNNVV. Cũng thông qua nghiên cứu định tính để khám phá, bổ sung và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các thang đo của khái niệm nghiên cứu. Từ kết quả này, bảng câu hỏi chính thức được hình thành sao cho phù hợp về ý nghĩa các thang đo và đối tượng lấy mẫu.
Nghiên cứu định lượng được thực hiện với dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Dữ liệu được thống kê phân tích qua phần mềm SPSS 16.0 nhằm kiểm định lại các thang đo và mô hình nghiên cứu.
Kỹ thuật thực hiện trong nghiên cứu định lượng: thu thập dữ liệu sơ cấp. Hình thức phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi gửi mail.
3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Dựa vào các kết quả nghiên cứu của mô hình yếu tố quyết định chất lượng kế toán và mô hình hệ thống thông tin thành công của Mc Lean & Delon ở mục 1.1 và những phân tích về vấn đề nghiên cứu và lý thuyết liên quan đến công tác tổ chức kế toán trong DNNVV. Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế tại DNNVV trong ngành xây dựng bao gồm 05 nhân tố:
Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Các giả thuyết mô hình:
H1: Đặc điểm ngành xây dựng có ảnh hưởng nghịch chiều đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng.
Đặc điểm ngành xây dựng
Hướng dẫn có tính pháp lý
Trình độ chuyên môn nhân viên kế toán
Phương tiện, cơ sở vất chất tổ chức kế toán
Quan tâm đến công tác kế toán của chủ DN Chất lượng tổ chức công tác kế toán tại DNNVV trong ngành xây dựng H1 H2 H3 H4 H5
H2: Hướng dẫn có tính pháp lý có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng.
H3: Trình độ nhân viên kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng.
H4: Sự quan tâm đến công tác kế toán của chủ DN có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng.
H5: Phương tiện, cơ sở vật chất tổ chức công tác kế toán có ảnh hưởng thuận chiều đến chất lượng tổ chức công tác kế toán tại các DNNVV trong ngành xây dựng.
3.3. Quy trình nghiên cứu:
Bước 1: Xây dựng thang đo
Dựa trên các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và cơ sở lý luận về đề tài nghiên cứu, tác giả tiến hành xây dựng thang đo nháp.
Bước 2: Nghiên cứu định tính dùng kỹ thuật thảo luận tay đôi 10 người dựa trên dàn bài lập sẵn về các yếu tố liên quan đến mô hình nghiên cứu (Phụ lục 01), trong đó có 4 người là giám đốc hoặc người đại diện pháp lý doanh nghiệp, 4 người là kế toán trưởng, 2 kế toán viên. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được hiệu chỉnh và xây dựng bảng câu hỏi hòan chỉnh cho nghiên cứu định lượng.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Tiến hành kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu và giả thuyết (thông qua phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Mô hình lý thuyết và các giả thuyết được kiểm định bằng phân tích hồi qui tuyến tính bội.)
Hình 3.2. Quy trình nghiên cứu của đề tài
3.4. Kết quả nghiên cứu định tính và hiệu chỉnh thang đo:
Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy, đối tượng được mời phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố mà tác giả đề xuất có tác động đến chất lượng công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp của họ và các phát biểu dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình có thể hiểu được. Ngoài ra, họ cũng đưa ra một số ý kiến để điều chỉnh nội dung phát biểu phù hợp. Sau khi thang đo được hiệu chỉnh thì các phát biểu đã thể hiện đúng và đầy đủ quan điểm của người được phỏng vấn.
Vấn đề nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết
Mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo nháp
Hoàn chỉnh bảng câu hỏi và thang đo Thảo luận tay đôi, nghiên cứu định tính n=10
Nghiên cứu định lượng n=176
Kiểm định thang đo EFA & Cronbach Alpha Phân tích tương quan
Phân tích hồi quy Kết luận và giải pháp
Bảng 3.1 Thang đo hiệu chỉnh sau nghiên cứu định tính
Mã
hoá Các biến quan sát
Đặc điểm ngành xây
dựng
DD1 Công trình xây dựng thường được thực hiện trong thời gian dài, thuận lợi trong công tác quyết toán sổ sách
DD2 Công trình xây dựng thường ở xa trụ sở kinh doanh, dẫn đến công tác luân chuyển chứng từ kế toán kịp thời
DD3
Công trình ở xa, nguyên vật liệu nhập không qua kho thường được xuất dùng trực tiếp cho từng công trình, thuận lợi cho công tác quản lý nguyên vật liệu.
DD4 Quản lý thu nợ các khoản tạm ứng dễ dàng, ảnh hưởng đến quyết toán công trình
Hướng dẫn có tính pháp lý
PL1 Khung pháp lý về kế toán cho DNNVV phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.
PL2 Chế độ kế toán theo hướng dẫn hiện hành rõ ràng đầy đủ và đáp ứng được nhu cầu ghi nhận và xử lý số liệu tại đơn vị. PL3 Việc bổ sung, hoàn thiện khung pháp lý về kế toán cho
DNNVV là yêu cầu yêu cầu bức thiết hiện nay.
PL4 Hướng dẫn chế độ kế toán chứng từ chi tiết đầy đủ, dễ dàng, dễ thực hiện
PL5 Hướng dẫn về sổ sách kế toán đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, dễ thực hiện
PL6 Hướng dẫn về cách hoạch toán và tài khoản sử dụng phù hợp với hoạt động doanh nghiệp
PL7 Hướng dẫn chế độ kế toán về báo cáo tài chính phải nộp cho cơ quan nhà nước phù hợp doanh nghiệp
PL8 Hướng dẫn cơ quan thuế về việc lập và báo cáo thuế cho cơ quan nhà nước là phù hợp
Trình độ chuyên môn nhân
viên kế toán
CM1 Nhân viên kế toán có khả năng ghi nhận, xử lý và báo cáo thông tin kế toán phù hợp với hoạt động doanh nghiệp.
CM2
Nhân viến kế toán có khả năng đọc hiểu và nắm vững chế độ kế toán sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán, các báo cáo được thực hiện đúng quy định pháp luật
CM3 Việc nâng cao trình độ nhân viên kế toán là điều kiện cần để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
CM4 Doanh nghiệp không nên luân chuyển, thay thế nhân sự bộ phận kế toán bằng nhân sự bộ phận khác.
CM5 Các báo cáo kế toán tại đơn vị được các cơ quan kiểm tra đánh giá cao. Quan tâm đến công tác kế toán của chủ DN
QL1 Chủ doanh nghiệp đọc hiểu các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
QL2 Bộ máy kế toán tại đơn vị hiện nay đang dư thừa nhân sự QL3 Các thông tin trên báo cáo kế toán là cơ sở để nhà quản lý
đưa ra các quyết định quản trị.
QL4 Chủ doanh nghiệp tham gia nghe giảng các lớp kế toán dành cho nhà quản lý là thật sự cần thiết.
QL5 Chủ doanh nghiệp nên chú trọng đến công tác kiểm soát nội bộ và đầu tư hệ thống kiểm soát nội bộ cho đơn vị.
QL6 Thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính làm Chủ doanh nghiệp hài lòng.
Phương
tiện, cơ sở VC1
Trang bị vật chất, kỹ thuật thật sự cần thiết cho việc thu thập,