STT Số hiệu và tên chuẩn mực
1 CM số 11- Hợp nhất kinh doanh. 2 CM số 19 - Hợp đồng bảo hiểm.
3 CM số 22 - Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự.
4 CM số 25 - Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con.
5 CM số 27 - Báo cáo tài chính giữa niên độ. 6 CM số 28 - Báo cáo bộ phận.
7 CM số 30 - Lãi trên cổ phiếu.
Nguồn Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
Chế độ kế toán:
Chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV được ban hành theo quyết định 48/2006-QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chế độ kế toán DNNVV có 5 phần:
- Phần 1: Quy định chung
- Phần 2: Hệ thống tài khoản kế toán - Phần 3: Hệ thống báo cáo tài chính - Phần 4: Hệ thống chứng từ kế toán
- Phần 5: Chế độ sổ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Bên cạnh Chế độ kế toán được ban hành, Bộ Tài chính còn ban hành Thông tư số 138/2011/TT-BTC ngày 4/10/2011, được áp dụng từ 01/01/2012, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ngoài khung pháp lý về kế toán, tổ chức công tác kế toán tại DNNVV còn chịu sự chi phối của Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/06/2007 và luật sửa đổi, bổ sung điều 170 của Luật doanh nghiệp số 37/2013/QH13 ngày 20/06/2013, có hiệu lực ngày 01/08/2013, Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014, thay thế 2 luật doanh nghiệp nêu trên, có hiệu
lực thi hành ngày 01/07/2015, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Lu
04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13, Luật thuế giá trị gia tă 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 31/2013/QH13, Luật thuế tiêu thụ đ
78/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 21/2012/QH13, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11, Luật hải quan số 54/2013/QH13…Thông qua tính tuân thủ các văn bản pháp lý này có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức kế toán tại doanh nghiệp.
2.2.2.3. Nguồn nhân lực kế toán ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán: toán:
Theo Michael Chidiebere Ekwe & Chigozie Kenneth Abuka (2014) thì kỹ năng kế toán sẽ tăng cường sự nhạy bén trong hoạt động kinh doanh và thúc đẩy sự phát triển của công ty.
Với chức năng ghi chép, tổng hợp và cung cấp các thông tin kinh tế cho các nhà quản lý và những người sử dụng thông tin hạch toán, kế toán đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp (Thacker 1994).
Qua những ý kiến của các nghiên cứu trên về vai trò kế toán, ta nhận thấy rằng nguồn lực kế toán là vấn đề cốt lõi có tính quyết định của hệ thống kế toán. Thông qua việc trực tiếp sản xuất thông tin, trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của bộ máy kế toán sẽ có mối quan hệ cùng chiều với chất lượng thông tin kế toán cung cấp. Nếu một doanh nghiệp có bộ phận kế toán mạnh, làm việc chuyên nghiệp thì thông tin được người làm kế toán cung cấp sẽ chính xác, các báo cáo được lập xác định mục đích rõ ràng , đầy đủ, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp được đảm bảo, giúp ích rất nhiều cho người điều hành. Bên cạnh đó, những kế toán giỏi sẽ biết cách tiết kiệm chi phí tối đa cho công ty, và với khả năng làm việc nhanh nhẹn của họ sẽ làm giảm chi phí sử dụng cho bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra trên toàn thế giới, đòi hỏi đội ngũ chuyên viên kế toán, kiểm toán phải có trí tuệ cao trong nghề nghiệp, có năng lực, khả năng tổ chức điều hành, xử lý công việc nhanh nhẹn, trung thực, khách quan, nắm vững các chuẩn mực kế toán trong nước và quốc tế... Để kế toán đạt những yêu cầu nêu trên thì việc phát triển và nâng cấp các chương trình đào tạo phù hợp thực tiễn hành nghề, tích cực trong quá trình xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, tích cực trao đổi và tiếp thu kinh nghiệm từ các học viên ở những quốc gia có hệ thống kế toán phát triển cũng như các tổ chức ban hành chuẩn mực quốc tế, là điều kiện cần thiết.
Ngoài ra, để nâng cao trình độ bản thân thì không chỉ có hệ thống đào tạo mà người làm kế toán phải thường xuyên trao dồi, cập nhật kiến thức và nâng cao trình độ mới đáp ứng được nhu cầu công việc.
2.2.2.4. Quan tâm chủ doanh nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng công tác tổ chức kế toán: chức kế toán:
Liên quan vấn đề quản trị công ty đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đề cập đến vấn đề Quản trị công ty và chất lượng BCTC.
Theo Heidi Vander Bauwhede (2001), nhân tố tiềm năng ảnh hưởng đến BCTC bao gồm: Quyết định của nhà quản lý (như quyết định về chính sách kế toán áp dụng, xử lý công nợ, quản trị hàng tồn kho, thanh lý tài sản, ...), cơ chế quản lý bên ngoài (như chất lượng kiểm toán), cơ chế quản trị nội bộ, các quy định về BCTC, hệ thống pháp luật, cấu trúc tài chính, sự phân tán giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, nhu cầu và mục tiêu của BCTC.
Ahmad Al-Hiyari và ctg (2013) đã công bố trong công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống thông tin và chất lượng thông tin kế toán cho rằng chất lượng của thông tin phụ thuộc vào các yếu tố nhân sự, cam kết quản lý, trong đó cam kết quản lý được hiểu là một cam kết tổng thể mà theo đó không chỉ có sự tham gia của nhà quản lý và nhân viên trao quyền mà còn để làm việc theo nhóm, trong nội bộ nhóm và nối giữa các nhóm, nhằm thực hiện thông tin liên lạc thông suốt trongtoàn bộ tổ chức, hệ thống thông tin, chất lượng dữ liệu.
Từ các nghiên cứu trên, ta nhận thấy rằng tư duy nhà quản lý, chính sách quản trị của Ban Giám đốc có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng báo cáo tài chính. Kế toán quản trị với vai trò chủ yếu là thu thập và cung cấp thông tin thích hợp và nhanh chóng cho các nhà quản lý để họ thực hiện việc điều hành, kiểm soát hoạt động của tổ chức và ra quyết định. Nếu các nhà quản trị không quan tâm đến thông tin kế toán cung cấp để ra quyết định, mà phần lớn quản lý theo kinh nghiệm và chỉ chú trọng lợi ích trong ngắn hạn thì vấn đề chất lượng báo cáo tài chính sẽ không được quan tâm. Do đó, tổ chức công tác kế toán ở các doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích đói phó với các cơ quan quản lý. Khác với quan điểm trên, nếu nhà quản trị xây dựng chiến lược phát triển lâu dài cho doanh nghiệp và dựa vào thông tin kế toán để lập kế hoạch và ra quyết định thì chất lượng báo cáo được nâng cao. Trên cơ sở đó, chất lượng công tác tổ chức kế toán sẽ được nâng cao nhằm hạn chế những sai sót, gian lận, kiểm soát chi phí, mang đến thông tin tin cậy, hữu ít cho người sử dụng.
2.2.2.5. Phương tiện cơ sở vật chất tác động đến đến chất lượng công tác tổ chức kế toán: chức kế toán:
Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin là việc ứng dụng những thành tựu kỹ thuật của công nghệ thông tin trong việc thu thập, xử lý, kết xuất báo cáo và lưu trữ các dữ liệu kế toán một cách tự động và chính xác. Công việc của kế toán phần lớn do máy tính đảm nhiệm, còn người làm kế toán có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ trong việc quản lý nghiệp vụ, giám sát hoạt động của hệ thống và phân tích thông tin đầu ra ( Nguyễn Đăng Huy, 2010).
Theo tài liệu Tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp, Đại học kinh tế Tp.HCM 2012 thì tổ chức công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT có 8 công việc cụ thể như sau:
- Xác định yêu cầu thông tin kế toán, quản lý - Tổ chức, thu thập dữ liệu đầu vào
- Xây dựng quy trình lập và luân chuyển chứng từ - Tổ chức báo cáo kế toán
- Tổ chức bộ máy kế toán
- Tổ chức trang bị phần cứng, phần mềm - Tổ chức cài đặt và sử dụng phần mềm
Từ những lý thuyết về công tác kế toán trong điều kiện ứng dụng CNTT, ta nhận thấy rằng việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phụ thuộc rất nhiều vào trình độ khoa học kỹ thuật và việc ứng dụng các trang thiết bị khoa học kỹ thuật. Do đó, trong quá trình tổ chức công tác kế toán ở doanh nghiệp, nhân tố phương tiện cơ sở vật chất tại doanh nghiệp tác động chi phối tới xác định cơ cấu phòng kế toán, phân chia nhân viên hoạch toán, tổ chức mã hóa các tài khoản kế toán, xác định hình thức kế toán áp dụng cho doanh nghiệp.
2.3. Tiêu chuẩn đánh giá một bộ máy kế toán hoạt động phù hợp với doanh nghiệp: nghiệp:
Bộ máy kế toán hoạt động phù hợp với doanh nghiệp khi thỏa mãn 2 tiêu chuẩn: hoạt động hữu hiệu và hiệu quả.
Thứ nhất, Bộ máy kế toán hoạt động hiệu quả khi chi phí bỏ ra để có thông tin kế toán phải phù hợp với lợi ích thông tin nhà quản trị sử dụng để họ đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn giúp DN phát triển. Thật vây, với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì mục tiêu hoạt động lớn nhất là lợi nhuận. Vì vậy công việc của bộ máy kế toán tại doanh nghiệp phải đáp ứng được yêu cầu phù hợp giữa chi phí và lợi ích thông tin mang lại. Tức là, tổ chức bộ máy kế toán cần tương ứng với quy mô và khối lượng công việc kế toán cần thực hiện cũng như số lượng và chất lượng của đội ngũ người làm kế toán. Theo đó, công ty nên thuê những nhân viên kế toán có trình độ phù hợp với quy mô phát triển của công ty để tiết kiệm chi phí. Ví dụ, với những doanh nghiệp siêu nhỏ với quy mô dưới 10 nhân viên thì chỉ cần một nhân viên kế toán với trình độ trung cấp, cao đẳng cũng có thể đảm nhiệm tốt công việc.
Thứ hai, Bộ máy kế toán hoạt động hữu hiệu khi kế toán hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tức là, chất lượng thông tin kế toán cung cấp phải thỏa mãn các đặc tính chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính theo quan điểm của chuẩn mực kế toán quốc tế IASB như: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy, có thể so sánh được, chi phí và lợi ích khi lập BCTC.
•Tính thích hợp: các thông tin số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ và là thông tin giúp người sử dụng có thể ra quyết định phù hợp.
•Tính có thể hiểu được: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong cáo tài chính phải rõ ràng, dễ hiểu đối với người sử dụng. Thông tin về những vấn đề phức tạp trong báo cáo tài chính phải được giải trình trong phần thuyết minh.
•Tính đáng tin cậy: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khách quan và đúng với thực tế về hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị nghiệp vụ phát sinh.
•Tính có thể so sánh được: các thông tin, số liệu kế toán cần được tính toán và trình bày nhất quán. Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh để người sử dụng báo cáo tài chính có thể so sánh và đánh giá.
•Chi phí và lợi ích lập BCTC: chi phí và lợi ích cần được cân nhắc cho phù hợp khi lập và trình bày BCTC.
2.4. Các lý thuyết nền: 2.4.1. Lý thuyết thông tin: 2.4.1. Lý thuyết thông tin:
Lý thuyết thông tin phát triển theo hai hướng chủ yếu sau:
Lý thuyết thông tin toán học: xây dựng những luận điểm thuần tuý toán học và những cơ sở toán học chặt chẽ của lý thuyết thông tin. Cống hiến chủ yếu trong lĩnh vực này thuộc về các nhà bác học lỗi lạc như: N.Wiener, A. Feinstain, C.E Shanon, A.N. Kanmôgorov, A.JA Khintrin.
Lý thuyết thông tin ứng dụng: (lý thuyết truyền tin) chuyên nghiên cứu các bài toán thực tế quan trọng do kỹ thuật liên lạc đặt ra có liên quan đến vấn đề chống nhiễu và nâng cao độ tin cậy của việc truyền tin. Các bác học C.E Shanon, S.O
RiCe, D. Midleton, W. Peterson, A.A Khakevich, V. Kachenhicov đã có những công trình quý báu trong lĩnh vực này.
Lý thuyết thông tin được áp dụng trong lĩnh vực kế toán là lý thuyết thông tin ứng dụng, thông qua việc thiết kế bộ mã hóa thông tin. Đây là một công việc chiếm vị trí quan trọng trong việc xử lý số liệu kế toán trên máy vi tính. Mã hóa thông tin kế toán trên máy tính một cách khoa học giúp người quản lý truy cập dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng, giúp tránh được sự nhầm lẫn do các đối tượng thông tin được quản lý giống nhau như đúc về mặt số liệu và tên gọi, chẳng hạn ta thường gặp nhiều chứng từ giống nhau về mặt số liệu, tên gọi, chẳng hạn ta thường gặp các chứng từ giống nhau về tên gọi, số tiền , nội dung trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường ngày. Mã hóa thông tin kế toán thông tin kế toán còn giúp phân định và tổ chức công tác kế toán riêng biệt, rõ ràng một các khoa học, tạo thuận lợi tốt nhất cho công tác tổng hợp, phân loại, kiểm tra, đối chiếu và lập báo cáo kế toán.
2.4.2. Lý thuyết bất đối xứng:
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel kinh tế.
Bất cân xứng thông tin trên TTCK xảy ra khi doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp cung cấp thông tin, BCTC không đáng tin cậy hoặc kém chất lượng như hiện tượng che đậy các thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi , … NĐT thường là người bị động trong việc thu thập thông tin, các thông tin chủ yếu thu thập từ thông tin công bố của DN, từ BCTC của DN, thông tin BCTC của doanh nghiệp thường được nhà đầu tư xác minh thông qua các báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán. Vì vậy, việc xây dựng tổ chức công tác kế toán chất lượng sẽ nâng cao được chất lượng thông tin của BCTC và giảm thiểu hiện tượng bất đối xứng thông tin.
2.4.3. Lý thuyết đại diện:
Lý thuyết đại diện có nguồn gốc từ lý thuyết kinh tế, được phát triển bởi Alchian va Demsetz năm 1972, sau đó được Jensen và Meckling phát triển thêm vào năm 1976. Lý thuyết đại diện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là chủ sở hữu vốn của công ty và một bên khác là người quản lý – người đại diện thực hiện các quyết định công ty. Lý thuyết đại diện cho rằng người quản lý (người đại