Chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom (Trang 27 - 38)

1.2. Những khái niệm chung về chuyển giao công nghệ và quản trị công nghệ

1.2.3 Chuyển giao công nghệ

1.2.3.1 Khái niệm

Các định nghĩa chuyển giao công nghệ

- Định nghĩa tổng quát: “Chuyển giao công nghệ là việc đưa kiến thức kỹ thuật ra khỏi ranh giới nơi sản sinh ra nó”. [17]

- Theo quan điểm quản lý công nghệ: “Chuyển giao công nghệ là tập hợp các hoạt động thương mại và pháp lý nhằm làm cho bên nhận công nghệ có được năng lực công nghệ như bên giao công nghệ trong khi sử dụng công nghệ đó vào một mục đích đã định”. [17]

- Nghị định 45/1998/NĐ-CP quan niệm: “Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ” [17]

1.2.3.2 Đối tƣợng chuyển giao công nghệ

Các đối tượng chuyển giao công nghệ bao gồm:

a/ Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và các đối tượng khác do luật định.

Trong đó sáng chế là giải pháp kỹ thuật mới so với trình độ thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Giải pháp hữu ích cũng là giải pháp kỹ thuật áp dụng riêng cho từng trường hợp, cao hơn so với trình độ kỹ thuật chung trên thế giới, có khả năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.

Quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp có thể được xác lập theo văn bằng bảo hộ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp, nếu chủ sở hữu có nộp đơn yêu cầu. [17]

b/ Bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật có hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị. Bí quyết là những kinh nghiệm, kiến thức, thông tin kỹ thuật quan trọng, mang tính chất bí mật được tích luỹ, khám phá trong quá trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, có khả năng tạo ra những dịch vụ, sản phẩm có chất lượng cao, đem lạo hiệu quả kinh tế lớn, có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. [17]

c/ Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đổi mới, nâng cao công nghệ .

d/ Các hình thức dịch vụ kỹ thuật hỗ trợ chuyển giao công nghệ như: - Hỗ trợ lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử dây chuyền… - Tư vấn quản lý công nghệ, quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện quy trình công nghệ được chuyển giao. - Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững công nghệ được chuyển giao.

1.2.3.3 Phân loại chuyển giao công nghệ

Có nhiều cách phân loại chuyển giao công nghệ, dưới đây là một số cách phân loại thường gặp.

a- Căn cứ chủ thể tham gia chuyển giao.

- Chuyển giao nội bộ công ty hay tổ chức của công ty với các thành viên của nó ở trong một nước hay ở nhiều nước).

- Chuyển giao trong nước.

- Chuyển giao với nước ngoài (bên giao và bên nhận thuộc hai quốc gia khác nhau, hoặc qua ranh giới khu chế xuất).

b- Theo loại hình công nghệ chuyển giao

- Chuyển giao công nghệ sản phẩm (gồm công nghệ thiết kế sản phẩm và công nghệ sử dụng sản phẩm).

+ Công nghệ thiết kế chủ yếu là phần mềm thiết kế bao gồm: thông tin cơ sở để thiết kế như: các khái niệm thiết kế, các kỹ thuật mô phỏng và trình tự phân tích đến dự đoán sự hoạt động của sản phẩm; các nhu cầu của khách hàng; các thông tin khác như; các số liệu để thiết kế sản phẩm (các bảng số liệu kỹ thuật và các tính toán thiết kế đã có).

+ Công nghệ sử dụng chủ yếu là phần mềm sử dụng, bảo dưỡng sản phẩm như: trình tự thao tác, các phần mềm cần thiết để sử dụng sản phẩm; các sổ tay để bảo dưỡng, sửa chữa, liệt kê các sự cố có thể xảy ra, các thông tin nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Chuyển giao công nghệ quá trình (công nghệ để chế tạo sản phẩm đã được thiết kế).

Công nghệ quá trình bao gồm bốn thành phần tương tác với nhau để thực hiện thiết kế, đó là phần kỹ thuật, phần con người, phần thông tin và phần tổ chức. Cũng có thể phân loại: Công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ.

c- Theo hình thái công nghệ đƣợc chuyển giao

Căn cứ hình thái công nghệ được chuyển giao trong chu trình sống của nó: Nghiên cứu -> triển khai -> truyền bá trên thị trường.

- Chuyển giao theo chiều dọc.

Có hai quan niệm về chuyển giao công nghệ theo chiều dọc.

+ Công nghệ chưa có trên thị trường: Chuyển giao công nghệ chưa được triển khai (công nghệ vẫn trong sự quản lý của pha nghiên cứu). Bên nhận có được công nghệ hoàn toàn mới nếu triển khai thành công.

+ Công nghệ đã có trên thị trường. Chuyển giao từ Nghiên cứu -> Triển khai - > Sử dụng => thị trường Bên nhận dễ dàng làm chủ công nghệ được chuyển giao.

Trong thực tế các chuyển giao công nghệ theo chiều dọc chỉ chiếm khoảng 5% tổng số chuyển giao công nghệ trên phạm vi thế giới do bên nhận công nghệ cần có năng lực triển khai công nghệ ở trình độ cao (trong trường hợp công nghệ chưa có trên thị trường) và chi phí chuyển giao cao (trường hợp thứ 2). [17]

- Chuyển giao theo chiều ngang : Công nghệ chuyển giao đã có trên thị trường, sản phẩm của nó đã được bán rộng rãi.

Phân biệt chuyển giao công nghệ theo chiều dọc và chuyển giao công nghệ theo chiều ngang xem hình 1.1 [17]

Chu trình của CN CN chưa có trên thị trường CN đã có trên thị trường Nghiên cứu Dọc Dọc

Triển khai Sản xuất thử Sản xuất hàng loạt

Hình 1.1 Phân biệt chuyển giao công nghệ dọc và ngang

(Nguồn: Thạc Sĩ Phan Tú Anh, 2006, Quản trị công nghệ)

1.2.3.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuyển giao công nghệ

- Tình hình chính trị : Nếu không ổn định về chính trị và mất an ninh về xã hội, cả hai bên nhận và giao sẽ gặp nhiều rủi ro hơn. Việc ổn định chính trị sẽ tạo môi trường làm việc ổn định để các hoạt động chuyển giao công nghệ được diễn ra thuận lợi và an toàn.

- Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Việc ngăn ngừa bên nhận sử dụng không thỏa đáng công nghệ chuyển giao là mối quan tâm hàng đầu của luật dân sự nói chung và luật hợp đồng nói riêng.

Bốn cơ sở pháp luật để chống lại sự truyền bá không hợp lệ công nghệ gồm: + Thiết lập hệ thống luật về sở hữu trí tuệ

+ Hiện đại hóa hệ thống luật về sở hữu trí tuệ

+ Thi hành và áp dụng luật nhanh chóng và đơn giản + Tham gia vào các hiệp ước và công ước quốc tế

Hầu hết các nước đang phát triển đều có các quyền và cơ sở pháp lý thích hợp để chống lại những vi phạm hợp đồng và ngăn ngừa các hậu quả của nó.

- Hệ thống hành chính, pháp luật và việc chấp hành luật : Bên cung cấp công nghệ luôn muốn biết họ được phép chuyển giao công nghệ theo những quy định nào. Do vậy những nước có quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ phải ban hành những văn bản pháp quy rõ ràng và chi tiết ( một số nước có luật chuyển giao công nghệ).

Ba hệ thống hỗ trợ trong việc tiếp nhận công nghệ là: + Hệ thống pháp luật

+ Hệ thống cơ quan hành pháp + Hệ thống cơ quan tư pháp

- Chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ: Các chính sách công nghệ và chuyển giao công nghệ phải được hoạch định và thực hiện đầy đủ để phổ cập công nghệ và thể hiện mong muốn có được những tiến bộ về công nghệ.

- Cơ sở hạ tầng và nhân lực khoa học công nghệ: Yếu tố này ảnh hưởng đến việc hấp thụ, sử dụng, thích nghi, cải tiến công nghệ được nhập về.

- Các yếu tố thuộc bên giao:

+ Kinh nghiệm: Bên giao nếu có kinh nghiệm sẽ giải quyết được những vấn đề riêng của từng đơn vị, đào tạo phù hợp với yêu cầu cụ thể, chuyển giao đúng thời hạn, trôi chảy.

+ Chính sách chuyển giao công nghệ: Nếu chuyển giao công nghệ đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ chính sách của bên giao thì mọi nỗ lực sẽ tập trung vào sự thành công của chuyển giao công nghệ

+ Vị thế thương mại và công nghệ: Bên giao là những tập đoàn lớn hay chỉ là các công ty vừa và nhỏ, bên giao có đầy đủ nguồn lực, có uy tín không ? Là các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển giao công nghệ.

Một vấn đề cũng cần chú ý là trước khi quyết định chuyển giao công nghệ, bên giao phân tích rất kỹ tình hình bên nhận bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến bên nhận. Nếu thấy tình hình bên nhận không thuận lợi, bên giao có thể sẽ không chuyển giao công nghệ. Bên nhận ngược lại nếu nhận thấy bên giao không đủ khả năng đáp ứng được các nhu cầu của mình cũng có thể hủy bỏ việc chuyển giao công nghệ. [17]

1.2.3.5 Quá trình chuyển giao công nghệ

- Phân tích và hoạch định kế hoạch chuyển giao công nghệ:

+ Bên nhận tự đặt ra các câu hỏi liên quan đến tình hình thực tế của mình nhằm chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận, hấp thụ công nghệ mới phục vụ cho hoạt động sản xuất.

+ Phân tích tính khả dụng của công nghệ: Bên nhận đặt ra những câu hỏi liên quan đến bên cung cấp công nghệ để có thể tìm được những công nghệ thích hợp, hữu dụng đối với bên nhận.

+ Phân tích kỹ thuật: Bên nhận đặt ra những câu hỏi liên quan đến công nghệ để xem xét khả năng sinh lợi của công nghệ, cách thức nhận công nghệ.

- Tìm kiếm công nghệ: Tìm kiếm công nghệ phù hợp qua các kênh trong nước và quốc tế, các đối tác công nghệ, các mối quan hệ, các diễn đàn, các cuộc đấu thầu cạnh tranh, các triển lãm công nghệ quốc tế, các chuyên gia…

- Cơ chế chuyển giao công nghệ: Cơ chế chuyển giao công nghệ là hệ thống các văn bản pháp lý: Luật, Chính Sách, Nghị Định…), cùng hệ thống các cơ các cơ quan từ Trung Ương đến địa phương, liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ. [17]

- Trình tự tiến hành nhập công nghệ: + Giai đoạn 1: Chuẩn bị:

a.Lập dự án nhập công nghệ:

. Xác định mục tiêu: Tính tất yêu, nhu cầu cấp thiết của việc nhập công nghệ. . Nghiên cứu và xác định các nguồn lực: Nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hiện có. . Sơ bộ phương án nhập: Quy mô, địa điểm, cách thực nhập

. Nghiên cứu thị trường công nghệ nhập: Hiện trạng công nghệ liên quan trên thế giới, lựa chọn các công nghệ thích hợp, đề xuất nguồn cung cấp công nghệ.

. Dự báo sơ bộ hiệu quả kinh tế: Đề xuất các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Dự kiến các kết quả sẽ đạt được.

. Quy mô và các phương án thực hiện . Các nguồn lực sẵn có

. Lựa chọn công nghệ cụ thể . Lập lịch trình thực hiện . Phân tích hiệu quả kinh tế

+ Giai đoạn 2: Thực hiện

a.Đàm phán, ký kết hợp đồng. Tổ chức tốt đoàn đàm phán, thường bao gồm chuyên gia công nghệ, chuyên môn sản xuất, luật. Nghiên cứu, lựa chọn bên cung cấp công nghệ phù hợp, xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương thức nhập công nghệ. Việc đàm phán phải đạt được mục tiêu ký kết được hợp đồng, vì vậy trong thảo luận, thương lượng các bên cần kiên trì, mềm dẻo.

b.Tổ chức thực hiện. Sau khi hợp đồng được phê chuẩn, tổ chức việc tiếp nhận thiết bị, tài liệu kỹ thuật, đào tạo nhân lực.

+ Giai đoạn 3: Sử dụng và cải tiến

a.Nghiệm thu và sử dụng: Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận và lắp đặt phải chuẩn bị sản xuất thử. Thử nghiệm trang, thiết bị đã lắp đặt, xây dựng và hoàn chỉnh quy trình công nghệ, tổ chức lao động, xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng. Sản phẩm sản xuất thử phải được chuyển qua các cơ quan chuyên trách để thử nghiệm, giám định. Việc giám định đinh nghiệm thu chỉ tiến hành sau khi có chứng nhận kiểm tra đạt tiêu chuẩn. Căn cứ vào tiêu chuẩn và phương pháp nghiệm thu trong hợp đồng nhập công nghệ để kết luận có thể đưa vào sản xuất chính thức hay không.

b. Cải tiến nâng cao công nghệ nhập: Tiếp tục tăng cường quá trình tiếp thu, nắm vững tiến tới đồng hóa công nghệ được chuyển giao. Đây là một quá trình đòi hỏi phải đảm bảo được các điều kiện không chỉ nhân lực có đủ trình độ mà cả về tài

chính. Thực tế cho thấy số vốn dùng cho việc tiếp thu và sáng tạo còn lớn hơn nhiều số vốn để nhập công nghệ.

1.2.3.6 Những khó khăn và thất bại trong chuyển giao công nghệ

- Trong quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, có bảy khó khăn chính thƣờng xuất hiện:

+ Nguyên vật liệu: Số lượng và chất lượng nguyên vật liệu đơn vị sản xuất thu mua được không đủ và đạt tiêu chuẩn để phục vụ sản xuất, đặc biệt từ nguồn địa phương

+ Công nghệ cũ: Thiếu cẩm nang hướng dẫn vẫn hành

+ Thiếu đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật: Điều khoản không rõ ràng hoặc bị bỏ qua về đào tạo và trợ giúp kỹ thuật

+ Thiếu sự hỗ trợ từ phía môi giới, tư vấn, giám sát + Thiếu chủ động trong thị trường duy nhất

+ Nhân lực: Công nghệ cao, tinh vi, việc đào tạo công nhân làm việc với tiêu chuẩn công nghệ cao sẽ khó khăn và tốn kém.

+ Quản lý: Tìm kiếm quản lý đủ kinh nghiệm để vận hành một dây chuyền phực tạp là một công việc không hề dễ dàng.

- Có năm thất bại chính trong việc chuyển giao công nghệ:

+ Thất bại từ việc phân tích, đánh giá để tìm một công nghệ đúng đắn + Thất bại từ thương thảo hợp đồng

+ Thất bại từ quản lý, triển khai

+ Thất bại từ công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom (Trang 27 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)