Các ứng dụng công nghệ trong TMĐT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom (Trang 45 - 50)

1.3. Công nghệ với thƣơng mại điện tử

1.3.2. Các ứng dụng công nghệ trong TMĐT

Các công nghệ được áp dụng trong TMĐT sẽ được quyết định dựa vào các yếu tố cấu thành trên cơ sở các hình thức hoạt động cơ bản của một doanh nghiệp TMĐT :

1.3.2.1 Môi trƣờng Internet

Số liê ̣u Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) 2013 : [18]

-Việt Nam có tốc độ tăng trưởng Internet đứng thứ 15 trên thế giới với 31 triệu người dùng Internet.

-Thời gian sử dụng Internet của người Việt Nam cũng đang tăng lên. Có tới 62% người dùng sử dụng Internet hơn 3 giờ mỗi ngày. Đây là thị trường đầy tiềm năng dành cho các doanh nghiệp TMĐT.

Báo cáo của VIA cũng cho biết, Facebook tiếp tục là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam với 19,6 triệu người dùng, chiếm 21,42 dân số và 71,4% tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, người dùng Internet Việt Nam cũng bắt đầu quen thuộc với quảng cáo trực tuyến trên mạng xã hội và thương mại điện tử. Con số thống kê cho thấy, có tới 57% người dùng Internet Việt Nam mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, giá trị mua hàng online của người Việt Nam còn khá thấp, ước tính mỗi người Việt Nam chỉ bỏ ra 120 USD mỗi năm.

1.3.2.2 Trang web ( Website )

Là nơi giao tiếp trực tiếp của khách hàng và doanh nghiệp, nơi khách hàng tìm kiếm các sản phẩm, dịch vụ mình cần.Có thể coi website và các hình ảnh sản phẩm trên đó như chính bộ mặt của doanh nghiệp TMĐT. Hệ thống công nghệ sẽ phải xây dựng trang web để đáp ứng được các tính năng, được gọi là các module sau:

- Module Sản Phẩm: Module này cho phép doanh nghiệp chia thành nhiều danh mục sản phẩm có thể tự thay đổi theo nhu cầu ví dụ chia thành sản phẩm nội thất, sản phẩm mỹ nghệ, sản phẩm nông sản...vvv. Trình bầy thông tin sản phẩm phong phú, đầy đủ, rõ ràng , hình ảnh sản phẩm đẹp mắt, giá thành của sản phẩm

theo dạng e-catalog sao cho tiện lợi nhất, hấp dẫn khách hàng nhất. Tích hợp sẵn giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart) phục vụ cho nhu cầu mua sắm trên mạng của khách hàng. Đây chính là một trong những điều kiện đầu tiên tạo thiện cảm và hướng khách hàng tới quyết định việc có mua hàng hay không.

- Module Thanh Toán Qua Mạng: Module này đi kèm với giỏ mua hàng điện tử (e-shopping cart), phục vụ cho nhu cầu thanh toán qua mạng của khách hàng.

- Module Quản Lý Khách Hàng: Lưu giữ thông tin về quá trình đặt hàng, mua hàng, hóa đơn thanh toán...vvv, giúp khách hàng và doanh nghiệp thuận tiện tra cứu khi cần thiết.

- Module Dịch Vụ: Hiển thị thông tin, hình ảnh về các dịch vụ của doanh nghiệp trên website. Mỗi dịch vụ có 1 form yêu cầu dịch vụ đi kèm, cho phép khách hàng dễ dàng liên lạc khi cần thiết.

- Module Tin Tức: Module cho phép chia nhỏ thành nhiều loại tin khác nhau ví dụ tin trong nước, tin quốc tế, tin tức công nghệ, tin nội bộ...vvv.

- Module FAQ (Những câu hỏi thường gặp): Module này giúp doanh nghiệp đăng tải các câu hỏi thường gặp của khách hàng và nội dung trả lời từ phía doanh nghiệp, tạo cái nhìn chuyên nghiệp đối với người xem về sản phẩm - dịch vụ của mình. Tích hợp chức năng giúp khách hàng thuận tiện gửi những yêu cầu, đề nghị, đóng góp ý kiến... đến doanh nghiệp.

- Module Tuyển Dụng: Cho phép doanh nghiệp đăng tải các thông tin tuyển dụng nhằm tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho mình.

- Module Tạo thăm dò ý kiến: Doanh nghiệm có thể đưa ra những câu hỏi để thăm dò ý kiến của khách hàng khi viếng thăm website.

- Module Quảng Cáo Trực Tuyến: Cho phép doanh nghiệp quản lý các banner, logo của các đối tác trên website mình, tạo nguồn thu từ website.

- Tiện ích tìm kiếm: Bao gồm 2 chức năng tìm kiếm: Tìm nhanh và tìm nâng cao. Tìm nhanh: cho phép người xem tìm kiếm nhanh bất kỳ thông tin nào trong website thông qua thao tác đơn giản là nhập từ khóa cần tìm và nhấn enter để ra kết quả. Tìm nâng cao: cho phép người xem giới hạn khu vực tìm kiếm thông tin để kết quả hiển thị ra chính xác hơn.

- Tích hợp bộ đếm chuyên sâu: Bao gồm bộ đếm số người đã truy cập, đang truy cập website, đếm số lần đã được xem cho từng sản phẩm.

- Form liên hệ trực tuyến: Cho phép khách liên hệ với doanh nghiệp khi có nhu cầu.

1.3.2.3 Hệ thống thanh Toán

Thanh toán điện tử (electronic payment ) là việc thanh toán điện tử thông qua bức thư điện tử (electronic massage).Ví dụ, trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khỏan, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v.. thực chất đều là dạng thanh toán điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của Kinh doanh trực tuyến, công nghệ thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới đó là:

a. Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tẳ là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các doanh nghiệp giao dịch với nhau bằng điện tử.

b. Tiền lẻ điện tử (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng nào đó), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong các phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia; tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hóa, vì thể tiền mặt loại này còn có tên là “ tiền mặt số hóa “ (digital cash) .

c. Ví điện tử ( Electronic purse )là nơi đặt tiền mặt Internet, chủ yếu là thẻ thông minh (smart card), còn gọi là thẻ giữ tiền (stored value card), tiền được trả cho bất kỳ ai đọc được thẻ đó; kỹ thuật của túi tiền điện tử tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền lẻ điện tử). Thẻ thông minh, nhìn bề ngoài như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ có một chíp máy tính điện tử có một bộ nhớ đẻ lưu trữ tiền số hóa, tiền ấy chỉ được chi trả khi được sử dụng hoặc thư yêu cầu ( như xác nhận thanh toán hóa đơn ) được xác thực là “đúng”.

d. Giao dịch điện tử của ngân hàng (digital banking). Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một hệ thống lớn gồm nhiều hẹ thống nhỏ :

- Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng qua điện thoại, tại các diẻm bán lẻ, các kiôt, giao dịch cá nhan tại các gia đình, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao

- Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị...,). - Thanh toán nội bộ một hệ thống ngân hàng

- Thanh toán liên ngân hàng. + Trao đổi dữ liệu điện tử :

Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange, viết tắt là EDI) là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “có cấu trúc” (structured form), từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa doanh nghiệp hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau.

Theo Ủy Ban Liên Hợp Quốc về luật kinh doanh quốc tế (UNCITRAL), “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng mộ tiêu chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.

+ Truyền dung liệu :

Dung liệu (content) là nội dung của hàng hóa số, giá trị của nó không phải trong vật mang tin mà nằm trong bản thân nội dung của nó. Hàng hoá số có thể được giao qua mạng. Ví dụ hàng hoá số là: Tin tức, nhạc phim, các chương trình phát thanh, truyền hình, các chương trình phần mềm, các ý kiến tư vấn, vé máy bay, vé xem phim, xem hát, hợp đồng bảo hiểm v.v..

Trước đây, dung liệu được trao đổi dưới dạng hiện vật (physical form) bằng cách đưa vào đĩa, vào băng, in thành sách báo, thành văn bản, đóng gói bao bì chuyển đến tay người sử dụng, hoặc đến điểm phân phối (như cửa hàng, quầy báo v.v.) để người sử dụng mua và nhận trực tiếp. Ngày nay, dung liệu được số hóa và truyền gửi theo mạng, gọi là “giao gửi số hóa” (digital delivery).

Các tờ báo, các tài liệu doanh nghiệp, các catalog sản phẩm lần lượt đưa lên Web, người ta gọi là “xuất bản điện tử” (electronic publishing hoặc Web publishing), khoảng 2700 tờ báo đã được đưa lên Web gọi là “sách điện tử”; các chương trình phát thanh, truyền hình, giáo dục, ca nhạc, kể chuyện ..v.v..cũng được số hóa, truyền qua Internet, người sử dụng tải xuống và sử dụng thông qua màn hình và thiết vị âm thanh của máy tính điện tử.

+ Mua bán hàng hóa hữu hình :

Đến nay, danh sách các hàng hóa bán lẻ qua mạng đã mở rộng, từ hoa tới quần áo, ôtô và xuất hiện một loại hoạt động gọi là “mua hàng điện tử” (electronic shopping), hay “mua hàng trên mạng”; ở một số nước, Internet bắt đầu trở thành công cụ để cạnh tranh bán lẻ hàng hữu hình (Retail of tangible goods). Tận dụng tính năng đa phương tiện (multimedia) của môi trường Web và Java, người bán xây dựng trên mạng các “cửa hàng ảo” (virtual shop), gọi là ảo bởi vì, cửa hàng có thật nhưng ta chỉ xem toàn bộ quang cảnh cửa hàng và các hàng hóa chứa trong đó trên từng trang màn hình một.

Để có thể mua – bán hàng, khách hàng tìm trang Web của cửa hàng, xem hàng hóa hiển thị trên màn hình, xác nhận mua và trả tiền bằng thanh toán điện tử.

1.3.2.4 Các hệ thống công nghệ khác:

Ngoài các hệ thống website và thanh toán trên, một doanh nghiệp TMĐT phải xây dựng và triển khai rất nhiều các hệ thống công nghệ khác nhằm đáp ứng được các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình :

- Hệ thống liên kết, làm việc với nhà cung cấp hàng hóa:

Rất nhiều công ty TMĐT sẽ chỉ là sàn giao dịch mà không trực tiếp sản xuất hàng hóa vì vậy để đảm bảo có được nguồn hàng hóa tốt, ổn định, các công ty TMĐT phải làm việc, xây dựng các cổng kết nối, hệ thống công nghệ hỗ trợ việc lấy hàng hóa, chuyển hàng hóa, lưu trữ hàng hóa từ các đối tác cung cấp sản phẩm.

- Hệ thống quản lý danh mục sản phẩm

Các doanh nghiệp TMĐT có thể kinh doanh rất nhiều loại mặt hàng và ngành hàng khác nhau. Khi hoạt động trên một môi trường số hóa, mọi thông tin dữ liệu cần được xử lý và lưu trữ khoa học. Các hệ thống quản lý danh mục sản phẩm sẽ giúp cho cả các doanh nghiệp TMĐT lẫn các nhà cung cấp dễ dàng hơn trong việc quản lý.

- Hệ thống xác nhận hoàn thành đặt hàng

Đây là một hệ thống công nghệ bao gồm cả các phần mềm tự động kết hợp với hoạt động của con người. Các phần mềm hệ thống tự động sẽ gửi các email xác

nhận, tin nhắn sms đến số điện thoại di động và các nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện trực tiếp cho khách hàng để xác nhận việc hoàn thành đặt hàng.

- Hệ thống Xác định tồn kho

Việc mua bán trong TMĐT không giống như mua trực tiếp khi sản phẩm nhìn thấy là sản phẩm còn tồn tại ít nhất một cái. Việc các sản phẩm trên trang web vẫn còn hình ảnh nhưng đã hết hàng là một lỗi nghiêm trọng. Việc xác định các sản phẩm còn trong kho hàng hay không là một công việc vô cùng quan trọng trong kinh doanh TMĐT. Một hệ thống công nghệ liên kết với các kho hàng sẽ phải được xây dựng nhằm kiểm soát các thông tin này.

- Hệ thống Vận chuyển

Là một hệ thống được xây dựng nhằm đáp ứng tính sống còn của doanh nghiệp TMĐT: giao hàng đúng giờ. Việc mua sắm trên Internet khiến khách hàng của doanh nghiệp có thể xuất hiện ở bất cứ đâu cả trong và ngoài nước. Việc đáp ứng vận chuyển đúng giờ cho khách hàng nhưng lại phải bảo đảm an toàn, tiết kiệm, khoa học cho doanh nghiệp là một thách thức không hề nhỏ. Một hệ thống bao gồm cả phần mềm lẫn sự hoạt động của con người sẽ tính toán đề việc vận chuyển được nhanh chóng, thuận lợi nhất.

- Các kênh Marketing

Việc Marketing, quảng cáo trong TMĐT có thể thực hiện trên rất nhiều kênh. Các doanh nghiệp TMĐT sẵn sàng đổ rất nhiều tiền vào việc này như xây dựng các trang quảng cáo, video, liên kết với các tờ báo lớn. Tích hợp các hệ thống gửi email tự động, nhắn tin tự động, quảng cáo tự động trên Google, Facebook, Youtube…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)