CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Đẩy mạnh công tác chuyển giao, đào tạo hệ thống phần mềm
4.2.1 Tăng cƣờng việc chuyển giao
Giai đoạn tiến hành chuyển giao phần mềm VinIC từ Onenet cho VinEcom ngay sau khi xây dựng xong giữa các kỹ sư phần mềm giải pháp của Onenet và các chuyên gia, quản lý cấp trung bên VinEcom.
Tuy nhiên, giai đoạn tiến hành chuyển giao phần mềm hệ thống VinIC từ Onenet cho VinEcom gặp phải rất nhiều trở ngại khi VinEcom liên tục phải chạy đua rất gắt gao trong sản xuất để đạt được số lượng các sản phẩm đã đề ra. Ngoài ra TTSXHAND cũng đang tiến hành cắt giảm nhân sự mạnh mẽ, việc này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng chuyển giao khi có rất nhiều người trong danh sách chuyên gia của VinEcom lại nghỉ việc.
Để giải quyết vấn đề này cần phải tích cực thực hiện lại các buổi chuyển giao, đào tạo sử dụng từ Onenet cho các chuyên gia, quản lý mới có trách nhiệm bên phía TTSXHAND của VinEcom. Càng nhiều chuyên gia, cán bộ quản lý cấp trung của VinEcom nắm được công nghệ mới thì TTSXHAND sẽ càng sớm được hoàn thành chuyển giao công nghệ. Các cán bộ của TTSXHAND cần tích cực và chủ động hơn
nữa trong việc yêu cầu cũng như tiếp thu các vấn đề về chuyển giao công nghệ từ phía Onenet. Onet có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện tốt các công việc này như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
4.2.2 Đào tạo rộng rãi
Hiện tại, việc đào tạo cách sử dụng hệ thống VinIC cho nhân viên cũng chưa được trú trọng mạnh mẽ. Nguyễn nhân là do toàn bộ TTSXHAND vẫn phải chịu sức ép sản xuất theo chỉ tiêu đã đề ra và các mục tiêu khác về nhân sự. Nguyên nhân nữa là còn rất ít các nhân sự quản lý cấp trung và cấp cao đủ cả trình độ chuyên môn trong lĩnh vực SXHAND lẫn trình độ ứng dụng công nghệ để có thể tập trung điều hành việc chuyển giao, đào tạo.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ này, TTSXHAND cần xác định rõ lại tầm quan trọng và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để từ đó có những ưu tiên trong việc xử lý, sắp xếp công việc. Bước đầu, có thể hy sinh các chỉ số năng suất trong một thời gian nhất định để tập trung đào tạo trên quy mô lớn hơn cho toàn bộ 20 Ekip sản xuất thay vì chỉ mới được 5 Ekip sản xuất. Hiện tại , để một Ekip sản xuất có thể sử dụng thành thạo hệ thống VinIC cần trải qua một loạt các quy trình hướng dẫn cho từng công đoạn.
Với khâu lập kế hoạch là một màn hình hiển thị, thao tác hoàn toàn khác với chụp ảnh, sửa ảnh, sửa nội dung cũng như kiểm duyệt. Nhân viên kế hoạch sẽ phải vừa làm việc thực tế với nhà cung cấp sản phẩm, vừa phải quản lý các thông số dữ liệu trên phần mềm cũng như cập nhật các con số báo cáo liên tục.
Hệ thống VinIC mới cũng chưa thể đáp ứng tốt toàn bộ các nghiệp vụ của bộ phận Kho vận khi không thể tích hợp được các lộ trình xe vận tải trở hàng hóa cũng như cách thức bảo quản hàng hóa.
Với đội sản xuất hình ảnh, các thợ chụp ảnh vốn là những người có phong cách nghệ sĩ, kỹ năng tin học văn phòng vốn không phải trình độ cao, việc tiếp xúc với cách làm việc trên hệ thống đồng bộ càng khiến họ gặp vô vàn khó khăn hơn nữa nên công tác đào tạo họ thích nghi với hệ thống gặp rất nhiều trở ngại.
nhiều vào đội chụp ảnh, việc các sản phẩm chụp xấu hay thông tin không rõ ràng để viết được mô tả nội dung sẽ bị trả lại khiến quy trình sản xuất gặp rất nhiều rắc rối. Khi thực hiện trên hệ thống VinIC, có rất nhiều lỗi nhỏ từ khâu chụp ảnh như tải lên sai, thiếu hình ảnh, cách ghi tên, ký hiệu nhầm lẫn là những lỗi rất dễ xảy ra nếu quy trình không đẩy đủ, rõ ràng và không được đào tạo tốt.
Mỗi một công đoạn sản xuất lại cần một quy trình riêng và cần một chuyên gia khác nhau để có thể hướng dẫn, đào tạo được chính xác. Đào tạo đầy đủ cho một Ekip thực hiện thành thạo theo mô hình mới và liên kết được các bước chặt chẽ lại với nhau sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Cần kết hợp đào tạo luân phiên và thường xuyên từng Ekip để vừa có thể đào tạo hiệu quả mà không ảnh hưởng quá nhiều đến năng lực sản xuất chung của toàn TTSXHAND. Tuy nhiên vẫn phải chấp nhận một phần thiệt hại do thiếu hụt năng suất sản xuất khi đào tạo các Ekip sản xuất mới.