Số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom (Trang 54)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2. Thu thập dữ liệu

2.2.2. Số liệu thứ cấp

Nguồn thu thập thông tin cho dữ liệu thứ cấp để phân tích hiệu quả hoạt động của chuyển giao và quản trị công nghệ được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tiến độ bàn giao công nghệ, hợp đồng công nghệ, các báo cáo về việc triển khai, áp dụng vào sản xuất và báo cáo năng suất sản xuất hình ảnh, nội dung.

Báo cáo sản xuất hình ảnh nội dung : Báo cáo sản xuất hình ảnh nội dung là một báo cáo năng suất sản xuất mô tả tình trạng sản xuất của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó hoặc xuyên suốt cả một quá trình. Nó được lập trên cơ sở công việc mà các nhân viên sản xuất hình ảnh thực hiện như chụp hình, chỉnh sửa hình ảnh, viết nội dung, duyệt sản phẩm. Đây là một báo cáo sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng đối với các công ty Thương mại điện tử nói chung và VinEcom nói riêng trong quá trình kinh doanh. Nó đánh giá tổng quát qui trình làm việc, tính chất hoạt động và trình độ sử dụng các nguồn lực trong việc sản xuất hình ảnh, nội dung, là cơ sở để phân tích tình hình hoạt động sản xuất hình ảnh của doanh nghiệp, trợ giúp quá trình phân tích và quyết định.

Báo cáo kết quả kinh doanh: Khác với báo cáo sản xuất, báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự thay đổi của quá trình kinh doanh trong quá trình sản xuất bằng công nghệ của doanh nghiệp, nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh còn giúp các nhà phân tích so sánh doanh thu trước và sau khi áp dụng các công nghệ vào thay đổi sản xuất từ đó đưa ra quy trình chính xác để vận hành sản xuất của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể xác định kết quả kinh doanh có khả quan hay không, có tăng trưởng sau khi áp

dụng công nghệ hay không. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả kinh doanh, phản ánh tình hình triển khai, áp dụng công nghệ hiệu quả trong một giai đoạn. Rộng ra báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình kết quả quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thương mại điện tử.

Các báo cáo chi tiết khác: Phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp không thể chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu các báo cáo sản xuất, kinh doanh mà phải mở rộng sang các báo cáo khác như: Bảng chi tiết lãi lỗ tiêu thụ về chi phí sản xuất, tình hình tăng giảm nhân sự, tài sản cố định và các tài liệu khác về giá trị sản xuất và số lượng sản phẩm tiêu thụ cho sản xuất hình ảnh, nội dung. Bên cạnh đó, khi phân tích hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta cần phải có số liệu về các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Tham khảo một số luận văn có liên quan đến đề tài; các thông tin, số liệu trên các báo cáo cả một số doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến, nguồn thống kê, nguồn thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, internet…

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu

Các phương pháp truyền thống được sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động là:

+ Số liệu sơ cấp: Dùng công cụ excel

+ Số liệu thứ cấp: Dùng bảng tổng hợp, so sánh và phân tích.

Những dữ liệu sơ cấp và thứ cấp đã thu thập được từ các tài liệu, sách, internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác, bằng những phương pháp thống kê, tác giả đã tiến hành tổng hợp số liệu, sau đó tiến hành phân tích, so sánh để xử lý dữ liệu từ đó đưa ra các ý kiến phù hợp với hoạt động sản xuất hình ảnh nội dung, kinh doanh Thương mại điện tử tại công ty TNHH VinEcom.

Là sự phân chia kết quả sản xuất hình ảnh, nội dung, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều hướng khác nhau để phục vụ cho các yêu cầu quản lý cụ thể. Thông thường phương pháp này có các hướng chi tiết sau:

-Chi tiết theo thời gian : Là sự phân chia kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp theo các khoảng thời gian khác nhau. Việc chi tiết theo thời gian giúp chúng ta phân phối nguồn lực đầu vào theo từng khoảng thời gian cụ thể vì không phải lúc nào hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đi lên. Mặt khác, trong quản lý người ta phải nắm được nhịp độ sản xuất kinh doanh để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh; giúp doanh nghiệp phát hiện được tính chu kỳ, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có giải pháp kinh doanh phù hợp.

-Chi tiết theo địa điểm : là việc phân chia kết quả kinh doanh theo địa điểm phát sinh kết quả như: phân chia doanh thu theo thị trường, phân chia doanh thu theo cửa hàng, phân chia giá thành theo giai đoạn sản xuất. Việc phân chia này sẽ chi tiết hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của doanh nghiệp và cá tác dụng rất lớn trong hạch toán kinh doanh nội bộ nhằm đánh giá những thành tích hay khuyết điểm của từng bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

-Chi tiết theo các yếu tố cấu thành chỉ tiêu phản ánh kết quả : là việc phân chia chỉ tiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó như: chi tiết giá thành theo khoản mục, chi tiết doanh thu theo loại hình hoạt động, chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng… Việc chi tiết này nhằm đánh giá xu hướng tác động của các chỉ tiêu cần phân tích từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý.

2.2.3.2 Phƣơng pháp phân tích so sánh

Là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu kinh tế cần phân tích với một chỉ tiêu kinh tế được chọn làm gốc để so sánh. Đây là phương pháp phổ biến và sử dụng lâu đời trong phân tích. Khi sử dụng phương pháp này phải quan tâm đến các vấn đề sau :

Phương pháp so sánh có nhiều dạng:

- So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm;

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật - kinh tế trung bình hoặc tiên tiến

- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với số liệu của doanh nghiệp tương đương hoặc đối thủ cạnh tranh.

- So sánh các thông số kỹ thuật - kinh tế của các phương án kinh tế khác. Điều kiện so sánh phải đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, đảm bảo thông nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu, thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu về số lượng, thời gian, giá trị.

Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài các điều kiện trên đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như cùng phương hướng kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự nhau.

Trong phân tích có thể so sánh : Số tương đối, số tuyệt đối và số bình quân. Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế được phản ánh, như: tổng giá trị sản xuất, tổng chi phí kinh doanh, tổng lợi nhuận… Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy được khối lượng quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.

Số tương đối là số biểu thị dưới dạng phần trăm số tỉ lệ hoặc hệ số. Số tương đối đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiện tượng kinh tế, đặc biệt cho phếp liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích. Tuy nhiên, số tương đối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như qui mô của hiện tượng kinh tế.

Số bình quân là số phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế. Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, vốn lưu động bình quân..), cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (hệ số phí bình quân, hệ số

doanh lợi…). Sử dụng số bình quân cho phếp nhận định tổng quát về hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

2.2.3.3 Phƣơng pháp phân tích định tính

Việc sử dụng những số liệu trên báo cáo để so sánh, đánh giá và nhận xét, trên cơ sở đó đưa ra những quyết định là chưa đầy đủ. Vì nhiều khi những con số trên báo cáo là những con số thời điểm nên chưa có cơ sở để đánh giá chính xác và đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thời gian dài cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp mà còn cần thiết phải dựa vào những nhân tố khác không thể định lượng được ảnh hưởng như: tình hình cơ cấu, nhân sự, môi trường kinh doanh, khách hàng và tình hình thực tế về đặc điểm hoạt động sản xuất của đơn vị như: Đặc điểm sản phẩm, đặc điểm ngành hàng kinh doanh, chính sách phân phối sản phẩm…để đưa ra đánh giá với các nhân viên và các nhà quản lý về tính hiệu quả của công nghệ quản lý hoạt động sản xuất hình ảnh nội dung và kinh doanh của Công ty TNHH VinEcom.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất theo chỉ số KPI ( Key Performance Indicator), cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định các KRAs (Keys Result Area) của bộ phận (các chức năng/nhiệm vụ của Phòng).

Bước 2: Xác định vị trí chức danh và các trách nhiệm chính của vị trí chức danh.

Bước 3: Xác định các chỉ số KPIs (chỉ số đánh giá) và thu thập dữ liệu Đây là một khía cạnh mang tính kỹ thuật hơn trong việc xây dựng các chỉ số KPI . Các doanh nghiệp cần phải đánh giá một cách cẩn thận các thế mạnh và cả điểm yếu của các loại công cụ đo lường khác nhau và chọn ra loại nào thích hợp nhất. Các khía cạnh dưới đây cần phải được xem xét:

- Nguồn dữ liệu: nội bộ trong trung tâm sản xuất hình ảnh nội dung của VinEcom

- Công thức/Thang điểm/Phương pháp đánh giá : Điều này quyết định các mức độ hiệu suất đươ ̣c đi ̣nh nghĩa thế nào hay cách thu thập dữ liệu . Đối với các dữ liệu định lượng, có thể áp dụng các công thức tính hoặc các thang điểm ; trong khi đó, đối với các dữ liệu định tính cần xác định được các tiêu chí đánh giá.

- Tần suất: phụ thuộc vào mức độ thường xuyên để thu thập các KPI , và điều này lại phụ thuộc vào bản chất của mỗi chỉ số KPI . Ví dụ, các KPI nội bộ thường được đo lường thường xuyên hơn trong khi các KPI bên ngoài (như xếp hạng thương hiê ̣u) lại chỉ có thể đo một hoặc 2 lần một năm.

a. KPIs của bộ phận: dựa trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận/phòng/ban người xây dựng hệ thống KPIs sẽ xây dựng những chỉ số KPIs chung đặc trưng cho cả bộ phận. Những chỉ số KPIs này là cơ sở để xây dựng KPIs của từng vị trí chức danh.

b. KPIs cho từng vị trí chức danh:

- Xây dựng KPIs để cho người lao động thực hiện đúng mô tả và yêu cầu công việc. Do đó, các chỉ số KPIs được xây dựng trên cơ sở những trách nhiệm chính của vị trí chức danh nêu trên và các chỉ số KPIs của từng bộ phận.

- Các chỉ số KPIs phải đảm bảo tiêu chí SMART và phải có nguồn thu thập thông tin mà doanh nghiệp đang áp dụng hoặc sẽ áp dụng trong tương lai gần. - Kỳ đánh giá: Kỳ đánh giá thường áp dụng là ngày, tuần, tháng, quý, năm. Tùy vào từng chỉ số KPIs để có đánh giá chính xác.

Bước 4: Xác định mức độ điểm số cho các kết quả đạt được và các ngưỡng mục tiêu/hiệu quả kinh doanh

- Thông thường điểm số được chia ra thành 2 – 5 mức độ điểm số tương ứng với mức độ hoàn thành công việc theo kết quả.

- Càng nhiều mức độ điểm số thì việc đánh giá càng khách quan.

Bước 5: Đánh giá KPI và từ đó liên hệ được thưc tế kết quả công nghệ SXHAND đang áp dụng và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ mới.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CẢI TIẾN QUY TRÌNH VẬN HÀNH SẢN XUẤT HÌNH ẢNH NỘI DUNG

TẠI VINECOM

3.1 Công nghệ quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của VinEcom từ 2014 - 2015. 2014 - 2015.

3.1.1 Các đặc điểm kinh doanh của VinEcom.

+ Là một công ty trực thuộc tập đoàn Vingroup, VinEcom được đầu tư rất mạnh ngay từ đầu với số vốn điều lệ lên đến 1000 tỷ đồng. Mục tiêu mà VinEcom hướng đến là sẽ nhanh chóng xây dựng và phát triển để trở thành công ty Thương Mại Điện Tử bán lẻ số 1 tại Việt Nam, từ đó vươn lên thành công ty Thương Mại Điện Tử đa quốc gia như Alibaba của Trung Quốc hay Amazon của Mỹ. Ngoài ra việc website Adayroi.com ra mắt sẽ dần dần tạo một định hướng mua sắm mới cho người dân Việt Nam.

+ Mô hình kinh doanh trực tuyến mà VinEcom áp dụng chủ yếu là Business to Consumer (B2C) và Business to Business (B2B). Trong đó, B2C là hướng tới các khách hàng của website Adayroi.com, B2B hướng tới các đối tác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho VinEcom.

Với mô hình kinh doanh này, nhiệm vụ hướng tới khách hàng tiêu dùng, mua sắm của website Adayroi.com được đặt lên hàng đầu. Để tạo dựng niềm tin nơi khách hàng . công ty hướng tới mục tiêu cung cấp các sản phẩm được mô tả chân thực nhất, giúp cho khách hàng không cần phải sờ tận tay hay nhìn tận mắt sản phẩm mà vẫn có được những trải nghiệm chính xác nhất về sản phẩm.

+ Khách hàng và thị trường của Adayroi hướng đến là rất rộng. Khách hàng là mọi công dân trong và ngoài nước đang sống trên lãnh thổ Việt Nam. Thị trường trải rộng trên mọi miền tổ quốc từ thành phố đến nông thôn, vùng sâu vùng xa, kể cả hải đảo.

+ Để hoạt động, quản lý Adayroi.com, VinEcom xây dựng các hệ thống công nghệ và áp dụng đầy đủ trong tất cả các khâu :

. Website Adayroi.com (Bao gồm cả xây dựng website và sản xuất hình ảnh, nội dung cho website)

. Thanh Toán . Kết nối nhà cung cấp . Danh mục sản phẩm . Chăm sóc khách hàng . Đặt hàng . Hàng tồn kho . Vận chuyển

. Marketing, quảng cáo

3.1.2 Đặc điểm của sản xuất hình ảnh nội dung và công nghệ quản lý sản xuất hình ảnh nội dung áp dụng tại VinEcom. hình ảnh nội dung áp dụng tại VinEcom.

3.1.2.1 Các yếu tố cấu thành công nghệ quy trình quản lý sản xuất hình ảnh nội dung của VinEcom

Hiện thực hóa tham vọng trở thành công ty dẫn đầu về thương mại điện tử tại Việt Nam của mình, VinEcom đầu tư rất mạnh mẽ vào khâu SXHAND của công ty nhằm tạo ra hình ảnh tốt nhất của công ty trong mắt người tiêu dùng chứ không phụ thuộc vào hình ảnh có sẵn của các nhà cung cấp sản phẩm.Ngay từ khi bắt đầu tham gia vào thị trường thương mại điện tử, Vinecom kỳ vọng sẽ có hàng triệu mặt hàng, trải đều trên tất cả các loại ngành hàng nhằm thỏa mãn được tất cả nhu cầu của khách hàng. Đặc biệt, xuất hiện thêm rất nhiều ngành hàng mà các công ty thương mại điện tử khác chưa từng hoặc rất ít kinh doanh tại Việt Nam như Thực Phẩm,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển giao công nghệ cải tiến quy trình quản lý vận hành sản xuất hình ảnh nội dung của công ty vinecom (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)