Năm học Dự kiến Thực tế Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch
2012-2013 1600 1913 119,56
2013-2014 1800 1945 108,06
2014-2015 2200 2320 105,45
(Nguồn: Phòng đào tạo)
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020; ban hành theo quyết định số 711/2012/QĐ- TTg ngày 13/06/2012 về giáo dục cao đẳng, đại học: “ Đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ phù hợp với cơ cấu kinh tế- xã hội của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa…Nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng và đại học từ 200SV/ 1 vạn dân năm 2010 lên 350-400 SV/ 1 vạn dân vào năm 2020.
- Căn cứ vào chiến lược phát triển đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm vùng Trung du và miền núi phía bắc đến năm 2015
- Căn cứ vào nhu cầu lao động ngày càng tăng trên địa bàn: tại đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã ra nghị quyết về các chỉ tiêu và giải pháp phát triển nguồn nhân lực có tay nghề đến năm 2020, trong đó ngành công nghiệp- thương mại- du lịch và dịch vụ: tạo việc làm cho 20.000- 22.000 người / năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%.
- Căn cứ vào hoạt động hợp tác đào tạo giữa nhà trường với các đơn vị đào tạo khác như: trường ĐH Thái nguyên, ĐH Bách Khoa Hà nội, ĐH công nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, Học viện ngân hàng, học viện tài chính, …hoặc giữa nhà trường với các công ty, xí nghiệp sản xuất.
- Căn cứ vào điều kiện về cơ sở vật chất cho đào tạo và đội ngũ giáo viên của trường.
Từ thực tế hoạt động xác định nhu cầu đào tạo của trường có thể thấy ưu điểm là quá trình xác định nhu cầu đào tạo nhà trường đã dựa vào điều kiện thực tế về nội lực và căn cứ vào dự báo nhu cầu nguồn nhân lực trên địa bàn. Tuy nhiên trong tính toán số lượng cụ thể thì chủ yếu dựa trên tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước và lại không tính đến khả năng đào tạo tuyển sinh của các trường đào tạo đóng trên địa bàn. Vì vậy, khi tuyển sinh thì số lượng thực tế có thể khác xa số lượng kế hoạch cả về quy mô và cơ cấu ngành dẫn đến tình trạng có khoa do quy mô học sinh lớn, khối lượng giảng dạy của giáo viên nhiều, không đảm bảo được chất lượng giờ giảng.
3.3.1.3. Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật
Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của Trường trong những năm qua, học viên khảo sát trên hai nhóm đối tượng là HSSV đang học tại trường và HSSV đã tốt nghiệp (cựu HSSV).
Kết quả khảo sát của 75 HSSV đang học tại trường và 60 HSSV đã tốt nghiệp (cựu HSSV) thể hiện qua bảng 3.16.
Bả ng 3.16: Cơ sở vật chất kỹ thuật của Nhà trường
Câu hỏi đánh giá
Mức độ đánh giá (%)
Kém Trung bình Tốt Rất tốt
HSSV Cựu HSSV Cựu HSSV Cựu HSSV Cựu
1. Chất lượng phòng học lý thuyết 6,67 5,0 40,0 36,67 38,67 45,0 14,67 13,33 2. Chất lượng phòng học thực hành 9,29 8,33 33,19 45,0 37,61 30,0 19,91 16,67 3. Chất lượng phòng thư viện 14,67 3,33 34,67 25,0 36,0 45,0 14,67 26,67 4. Các phòng khác 0 0 30,67 35,0 53,33 41,67 16,0 23,33
Nguồn: Tài liệu điều tra
Mức độ đánh giá trên cho thấy điều kiện để đảm bảo cơ sở vật chất cho HSSV là vẫn còn khó khăn chưa có đủ cơ sở vật chất trang thiết bị để trang bị cho phòng học cũng như phòng thực hành chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy như máy chiếu đa năng, thiết bị âm thanh, dụng cụ thực hành, đặc biệt là chất lượng phòng thư viện chiếm đến 14,67% đánh giá là kém là do thư viện không có đủ giáo trình, tài liệu tham khảo... Điều này cho thấy sự chủ quan của cán bộ quản lý Nhà trường chưa quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc giảng dạy chưa dẫn đến kết quả đào tạo không cao. Tuy nhiên, Nhà trường cần phải kiểm tra, rà soát lại trong các khâu, các cán bộ quản lý tham gia vào quá trình xây dựng chương trình và bố trí môn học sao cho hợp lý và hiệu quả hơn.
3.3.1.4. Đánh giá về chương trình đào tạo
Bên cạnh người học, thì cán bộ quản lý và giáo viên là những người trực tiếp tham gia vào công tác tổ chức và giảng dạy cũng là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Ý thức được vấn đề này nên hàng năm Nhà trường rất chú trọng đến công tác tuyển
Vì vậy, để đánh giá chất lượng công tác đào tạo của Nhà trường học viên cũng đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra và thực hiện điều tra trên 2 nhóm đối tượng là các giáo viên và cán bộ quản lý tham gia vào công tác tổ chức và giảng dạy của Nhà trường.
Kết quả khảo sát đối với cán bộ quản lý và giáo viên với độ lớn của mẫu là 50 (trong đó: CBQL: 15, giáo viên 35) như sau:
Về cơ sở xây dựng chương trình đào tạo
Để xây dựng chương trình đào tạo có hiệu quả cho cả khóa học với tất cả các ngành nghề, phòng Đào tạo Nhà trường đã phối hợp cùng với các khoa chuyên môn lập kế hoạch và xây dựng chương trình đào tạo cho từng kỳ và cả năm học đảm bảo tính logic.
Bảng 3.17: Cơ sở xây dựng chương trình đào tạo của Nhà trường
Diễn giải Mức độ đánh giá Có Không Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%)
- Chương trình khung của Bộ 50 100 - -
- Nặng về lý thuyết 35 70 15 30
- Nặng về thực hành 7 14 43 86
- Kết hợp giữa lý thuyết với thực hành 16 32 34 68 - Được cập nhật theo thực tế môn chuyên ngành 9 18 41 82
(Nguồn: Tài liệu điều tra)
Qua bảng số liệu cho thấy:
Chương trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ, đánh giá chung của CBQL và giáo viên ở mức độ có là 100%.
Trên cơ sở chương trình khung của Bộ Nhà trường đã xây dựng chương trình đào tạo cho học sinh, sinh viên chủ yếu lý thuyết chiếm đến 70% mức độ đánh giá chung là có và chỉ có 7% mức độ đánh giá là nặng nề về thực
hành; thiếu về sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành. Với chương trình đào tạo Trường đã xây dựng không theo sát nhu cầu thực tiễn của xã hội, phù hợp với tiến bộ khoa và học công nghệ, không đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình.
Biện pháp:
Do vậy, việc Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo cho học sinh sinh viên cần phải kiểm tra, rà soát lại để đồng nhất giữa lý thuyết với thực hành phù hợp với đối tượng đào tạo.
Trong công tác quản lý đào tạo cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các phòng ban, khoa trong Nhà trường.
Về chất lượng chương trình đào tạo
Bả ng 3.18: Chất lươ ̣ng chương trình đào tạo của Nhà trường STT Câu hỏi đánh giá STT Câu hỏi đánh giá
Mức độ đánh giá (%) Thấp Trung bình Cao Rất
cao
1 Mức độ phù hợp với mục tiêu đào tạo - 72 24 4
2 Mức độ rõ ràng - 30 60 10
3 Mức độ linh hoạt - 62 22 16
4 Đảm bảo tính liên thông - - 70 30
(Nguồn: tài liệu điều tra)
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy chất lượng chương trình đào tạo trường được CBQL và giáo viên đều đánh giá chung ở mức trung bình. Sự mô tả chi tiết mục tiêu Nhà trường về kết quả học tập và năng lực của người tốt nghiệp của từng ngành nghề đánh giá chung ở mức cao 60% và rất cao 10%. Với mức độ linh hoạt trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động không cao chủ yếu được CBQL và giáo viên đánh giá chung ở mức trung bình. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính liên thông cho HSSV sau khi kết thúc khóa học được đánh giá ở mức độ cao 70%, không có mức độ
Nhà trường chưa chú trọng trong việc xây dựng chương trình đào tạo mà chỉ quan tâm đến điều chỉnh chương trình theo năm học dẫn đến chất lượng đào tạo cũng bị ảnh hưởng. Kết quả học tập của HSSV đã phần nào phản ánh được chất lượng chương trình đào tạo không cao. Các chương trình đào tạo xây dựng phải có được sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành trên cơ sở đó mới đảm bảo chất lượng đầu ra là tốt nhất.
Do vậy cần phải có biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng đào tạo cho trường cũng như toàn xã hội.
3.3.1.5. Đánh giá công tác xây dựng đội ngũ giáo viên giảng dạy
Hiện nay, công tác tuyển dụng giáo viên của trường nói riêng và các trường đào tạo trên địa bản tỉnh Thái Nguyên nói chung gặp rất nhiều khó khăn do có hầu hết học sinh mới tốt nghiệp ở các trường Đại học đều không muốn về tỉnh để công tác, hoặc họ cho rằng làm giáo viên có thu nhập thấp, kém năng động,…Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng để đảm bảo chất lượng giáo viên trong quá trình tuyển dụng, Nhà trường luôn quan tâm và ưu tiên cho những giáo sinh có trình độ trên đại học và những giáo viên có kinh nghiệm. Trong mỗi đợt tuyển dụng Nhà trường luôn thành lập hội đồng tuyển dụng. Sau khi nhận hồ sơ hội đồng tuyển dụng tiến hành phân tích, sàng lọc hồ sơ, trên cơ sở đó kết hợp với các khoa, tổ bộ môn tổ chức thi tuyển. Quá trình thi tuyển sẽ được các giáo viên tham dự chấm điểm độc lập, công khai vào phiếu đánh giá. Trường hợp trúng tuyển sẽ được ký hợp đồng thử việc ba tháng, hết thời hạn này hội đồng tuyển dụng tiếp tục thi tuyển lần hai, nếu đạt kết quả tốt giáo viên sẽ được tuyển dụng chính thức.
Quá trình đào tạo, sử dụng giáo viên Nhà trường luôn có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện để giáo viên nâng cao trình độ, cụ thể:
-Nhà trường mở các lớp đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Đến nay, toàn bộ giáo viên của trường đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1,2 và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để dạy học ở bậc cao đẳng.
- Nhà trường hỗ trợ tiền học phí cho giáo viên đi học, tạo điều kiện về thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập.
Đến năm 2015 số lượng cán bộ quản lý, giáo viên hiện có như sau: + Cán bộ quản lý, nghiệp vụ, phòng đào tạo : 93 người + Giảng viên : 167 người
Tổng : 260 người Bảng 3.19: Kết quả bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
Năm học Số lượng GV TS ThS ĐH CĐ Khác SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 2014-2015 167 2 1.19 68 40.7 89 53.29 2 1,36 6 3.59 2013-2014 147 1 0.68 50 34.01 90 61.22 6 4.08 2012-2013 120 32 26.67 76 63.33 2 1.67 10 8.3
(Phòng đào tạo trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức)
Nhìn vào kết quả tuyển dụng và đào tạo giáo viên của trường có thể thấy số lượng giáo viên của trường đã tăng cả về chất và lượng. Đặc biệt số lượng giáo viên có trình độ thạc sỹ tăng nhanh. Năm học 2013-2014 tỷ lệ thạc sỹ/ tổng giáo viên là 34.01%, tỷ lệ này tăng lên 40.7% trong năm học 2014-2015.
* Thực trạng giáo viên theo độ tuổi và thâm niên công tác:
Bảng 3.20: Cơ cấu GV theo độ tuổi và thâm niên công tác Tổng số Tổng số
GV
Tuổi đời Thâm niên công tác <30 31-40 41-50 51-55 55-60 <5 5-10 10-20 ≥20
167 86 56 19 4 2 86 56 19 6
100% 51.5 33.5 11.4 2.4 1.2 51.5 33.5 11.4 3.6
(Nguồn: Phòng đào tạo)
Số giáo viên của Nhà trường đều có tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ, số giáo viên dưới 30 tuổi và có số năm công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 51.5%. Số giáo viên trên 50 tuổi và có số năm công tác trên 20 năm chỉ có 6 người,
viên trẻ tuổi có ưu điểm là nhanh nhẹn, năng động, ham học hỏi, kiến thức đa dạng và cập thời hơn, tuy nhiên do kinh nghiệm giảng dạy còn ít nên việc truyền tải những kiến thức đó đến với người học bị hạn chế. Ngược lại, số giáo viên có số năm công tác trên 10 năm chiếm tỷ lệ 15%, đội ngũ giáo viên này là điểm tựa cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm nghề nghiệp cho toàn thể giáo viên trong nhà trường, nhưng tỷ lệ hiện có của trường là thấp
Chất lượng giảng viên
Hàng năm nhà trường đã chi hàng trăm triệu đồng để bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên như: Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học cho HSSV.
Để đánh giá được chất lượng đội ngũ giáo viên của Trường, học viên khảo sát qua phiếu thăm dò trên hai nhóm đối tượng HSSV đang học tại trường và HSSV đã tốt nghiệp (cựu HSSV).
Kết quả đánh giá được thể hiện qua bảng 3.21
Bảng 3.21: Chất lượng giảng viên
Câu hỏi đánh giá
Mức độ đánh giá (%)
Kém Trung bình Tốt Rất tốt
HSSV Cựu HSSV Cựu HSSV Cựu HSSV Cựu
1. Vững kiến thức chuyên môn 1,33 0 32,0 30,0 45,33 60,0 21,33 10.0 2. Tận tình với học sinh 12,0 18,33 48,0 46,67 29,33 25,0 10,67 10,0 3. Phương pháp dạy sinh động, thu hút 5,33 13,33 34,67 36,67 46,67 43,33 13,33 6,67 4. Dẫn dắt học sinh ứng dụng thực tế 0 0 69,73 51,67 24 40 6,67 8,33
Từ kết quả khảo sát mức độ đánh giá trên của HSSV đang học cũng như HSSV đã tốt nghiệp đối với đội ngũ giáo viên cho thấy các em đều nhất trí là đội ngũ giáo viên của trường vững trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm tốt, tận tình với học sinh nhưng còn thiếu nhiều kiến thức thực tế nên khó khăn trong việc dẫn dắt ứng dụng thực tế cho học sinh, điều này đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và trên thực tế giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ vẫn chủ yếu thiên về lý thuyết.
Về phương pháp giảng dạy của giáo viên
Những năm qua mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong phương pháp giảng dạy của giáo viên, đã có nhiều giờ giảng giáo viên thực sự lấy người học là trung tâm, phát huy tính tích cực của người học. Tuy nhiên đánh giá chung, đối với các môn học lý thuyết, phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp thuyết trình (chiếm 90%). Do đặc thù của phương pháp dạy học này không phát huy được tính chủ động của học sinh, hoạt động học chỉ diễn ra một chiều nên hiệu quả tiếp thu bài của học sinh còn bị hạn chế, chưa thực sự phát huy được tính tích cực của người học. Riêng đố với các môn chính trị, pháp luật, tư tưởng Hồ Chí Minh có sử dụng thêm phương pháp thảo luận nhóm, qua đó học sinh cũng đã rèn luyện thêm khả năng tư duy logic, giúp các em mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu tri thức và bày tỏ quan điểm của mình.
Đối với các môn thực hành, các giáo viên đã sử dụng phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy đã góp phần nâng cao hiệu quả giờ thực hành của học sinh. Có thể thấy việc lựa chọn và sử dụng tốt các phương pháp dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, giáo viên của trường còn nhiều hạn chế về trình độ ngoại ngữ và trình độ tin học nên quá trình học thường rất ít hoặc không sử dụng hệ thống phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.
Quản lý lên lớp của giáo viên
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy của mỗi tiết học phòng Đào tạo nhà trường phối hợp với các phòng ban, các khoa chuyên môn kiểm tra, giám sát