Số chương trình và học phần của các chuyên ngành đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

Diễn giải ĐV 2012 2013 2014 So sánh (%) 13 -12 14 -13 BQ

1. Cao đẳng

1.1. Cao đẳng chuyên nghiệp

- Số lượng chương trình đào tạo CT 06 07 07 117 100 108,5

+ Chính quy 04 05 05 125 100 112,5 + Liên thông 02 02 02 100 100 100 - Số học phần Học phần + Chính quy 40/CT 40/CT 40/CT + Liên thông 20/CT 20/CT 20/CT 1.2. Cao đẳng nghề (chính quy)

- Số lượng chương trình đào tạo CT 05 05 - 100 - -

- Số học phần Học

phần 45/CT 45/CT - 2. Trung cấp

- Số lượng chương trình đào tạo CT 04 04 04 100 100 100

- Số học phần Học

phần 22/CT 22/CT 22/CT

Nguồn: Phòng đào tạo trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức

3.2.3. Điều kiện đào tạo

3.2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật

Trường đã chú trọng đến công tác xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo từng bước nhu cầu cho công tác giảng dạy và học tập.

Dự án mở rộng Giai đoạn I (2010 - 2015), gồm hạng mục Nhà xưởng thực hành (gồm 03 nguyên đơn) với tổng mức đầu tư 12,6 tỷ đồng. Đến nay hạng mục Nhà xưởng đã hoàn thành được 80% khối lượng dự

a. Hệ thống nhà làm việc, phòng học và xưởng thực hành Bảng 3.4: Thực trạng nhà làm việc, phòng học và xưởng thực hành Diễn giải ĐVT Tổng 1. Nhà làm việc - Số phòng Phòng 45 - Diện tích m2 2262 2. Giảng đường/Phòng học - Số phòng Phòng 50 - Diện tích m2 3118 3. Hội trường m2 460 4. Phòng thực hành 4.1. Xưởng thực hành - Số phòng Phòng 13 - Diện tích m2 3.356 4.2. Phòng học ngoại ngữ - Số phòng Phòng 03 - Diện tích m2 176 4.3. Phòng thực hành tin - Số phòng Phòng 5 - Diện tích m2 560 4.4. Thư viện - Số phòng Phòng 3 - Diện tích m2 372

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức

- Số phòng học của Trường còn thiếu

Trong năm học 2013 - 2014, số học sinh có mặt tại thời điểm 1/1/2014 tại trường là 5.307 của tất cả các hệ đào tạo. Nếu tính bình quân 50 học sinh/ lớp học và Trường thực hiện học 2 ca/ngày thì số phòng học cần có là: 5.307:2/50 = 54 phòng. Thực tế trong năm học 2013 - 2014, tổng số phòng

học của cả trường hiện có là 50 phòng. Như vậy, số phòng học còn thiếu là: 4 phòng. để giải quyết tình trạng này, Trường đã phải thực hiện biện pháp tăng số học sinh trong các lớp học, tổ chức xen kẽ các lớp học quân sự, thực hành, thực tập, bố trí lịch trình thi môn học, thi và làm đồ án tốt nghiệp xen kẽ và đã khắc phục được khó khăn về phòng học.

+ Các phòng thực hành, xưởng thực hành của Trường chưa tương xứng

với quy mô đào tạo. Tính đến cuối năm học 2013 - 2014, Nhà trường có 03 phòng thực hành kế toán, 05 phòng thực hành tin học, 05 phòng thực hành điện - điện tử phục vụ cho việc rèn luyện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cho HSSV của tất cả các hệ là 5.307 người. Nhà trường phải thực hiện chia ca, ghép ca thực hành, thực hành thêm vào ngày nghỉ để giải quyết tình trạng thiếu phòng thực hành.

+ Các phòng học chuyên dụng tại Trường không nhiều. Trường mới có 03 phòng học đa năng, được trang bị các thiết bị tiên tiến để hỗ trợ cho quá trình dạy học, chưa có các phòng phục vụ cho việc thảo luận của học sinh và giáo viên.

+ Thư viện của Nhà trường còn nhỏ. Tính đến cuối năm học 2013 - 2014, Trường có 03 phòng thư viện với tổng diện tích là 372 m2 số chỗ ngồi là 300, tức là mới chỉ đáp ứng được một phần quy mô đào tạo của Trường.

+ Tài liệu và giáo trình phục vụ cho nghiên cứu chưa phong phú, chất lượng Mặc dù số đầu sách thư viện đã có tăng lên đáng kể qua các năm và tính đến năm học 2013 - 2014 số đầu sách của thư viện là: 3.500. Nhưng thực chất đã có nhiều đầu sách đã quá lạc hậu so với nội dung chương trình đào tạo của trường hoặc khi đầu tư không có sự chọn lọc nên tính khả dụng không cao.

b. Ký túc xá và bếp ăn tập thể

Một trong những điều kiện quan trọng góp phần tạo điều kiện cho học sinh có địa chỉ gia đình xa trường có chỗ ăn ở ổn định, đảm bảo để các em yên tâm học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Xác định được

sửa chữa, nâng cấp, cải tạo các khu ký túc xá và bếp ăn trong phạm vi nguồn kinh phí xây dựng cho phép, và xét theo tiêu chuẩn về diện tích bình quân ký túc trên sinh viên ở đã đạt chuẩn (tiêu chuẩn quy định là 3m2/học sinh. Nhà trường có 05 nhà ký túc xá 5 tầng có sức chứa 2.000 sinh viên, đây là một trong những nỗ lức đáng kể của nhà trường góp phần tạo điều kiện học tập cho những học sinh xa nhà. Tuy nhiên cho đến cuối năm 2014, qua khảo sát thực tế học viên còn cảm nhận thấy môi trường vệ sinh, cảnh quan của ký túc, khu vệ sinh công cộng; hệ thống cấp thoát nước nơi ký túc còn kém, xuống cấp.

Bảng 3.5: Thực trạng ký túc xá và bếp ăn tập thể tính đến 01/01/2014 Diễn giải ĐVT Tổng số 1. Ký túc xá

- Số sinh viên ở trong KTX SV 1.550

+ Diện tích m2 6.318

+ Số phòng Phòng 250

- Diện tích bình quân SV m2 4,1

2. Diện tích nhà ăn SV m2 540

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức

c. Trang thiết bị và máy móc

Để không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho việc giảng dạy và học tập đạt chất lượng cao hơn, các kỹ năng mà người học có được phù hợp với thực tế sản xuất hơn và dễ thích ứng với công việc khi tốt nghiệp. Nhà trường đã có cố gắng trong việc đầu tư những trang thiết bị đào tạo hiện đại, đặc biệt là các thiết bị dùng chung như máy slide, thiết bị đào tạo chuyên môn (phục vụ đào tạo thực hành của các nghề)...

Thực tế trang thiết bị máy móc cho công tác đào tạo thể hiện qua bảng 3.6

Bảng 3.6: Thực trạng thiết bị và máy móc của Nhà trường tính đến 1/1/2014 Diễn giải ĐVT Tổng số

1. Máy tính sử dụng được Máy 420

2. Máy tính nối mạng Máy 210

3. Thiết bị đào tạo ngoại ngữ chuyên dùng Thiết bị 120 4. Thí nghiệm thiết bị chuyên dùng Thiết bị 190

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học 2013 - 2014 trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức

Qua số liệu bảng trên cho thấy trang thiết bị dạy học còn hạn chế, vẫn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy học.

Hiện tại, Trường mới có 1 7 máy chiếu đa năng để hỗ trợ cho quá trình giảng dạy của giáo viên. Tổng số máy vi tính hiện có trong toàn trường là 420 bộ, trong đó có nhiều máy tính đã xuống cấp và hay hỏng hóc trong quá trình sử dụng, như vậy bình quân cứ 13 học sinh thì có 01 máy vi tính hỗ trợ cho quá trình học tập. Các thiết bị điện - điện tử phục vụ cho việc thực hành nghề hiện có là 67 bộ. Chính vì thiếu thiết bị giảng dạy nên tỷ lệ số giờ giảng mà giáo viên ứng dụng những thiết bị dạy học là không cao.

Ngoài ra: Các khoa và các phòng ban quản lý đều được trang bị hệ

thống máy vi tính, có kết nối internet.

Các công trình phụ trợ như nhà giáo dục thể chất, hệ thống điện nước, hệ thống đường nội bộ, khuôn viên... phục vụ quá trình đào tạo đã và đang được Nhà trường đầu tư mở rộng, nhưng so với yêu cầu còn thiếu, có những công trình đã hết niên hạn sử dụng.

3.2.3.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên

a. Cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên

Đây là chủ thể của toàn bộ quá trình giáo dục - đào tạo của Nhà trường. Họ là những “kỹ sư” vừa thiết kế, vừa trực tiếp tham gia thi công trong từng

Tính đến thời điểm ngày 01/01/2014, tổng số giáo viên trực tiếp giảng dạy thuộc danh sách Nhà trường quản lý (giáo viên cơ hữu) là 167 người chiếm 64% tổng số cán bộ cơ hữu Nhà trường (con số này không bao gồm những cán bộ các phòng chức năng có tham gia công tác giảng dạy) - đạt chuẩn (quy định chuẩn của Bộ Đào tạo là 60%).

Cơ cấu và trình độ của đội ngũ cán bộ giáo viên cơ hữu của Nhà trường được thống kê trong bảng 3.7.

Bả ng 3.7: Cơ cấu, trình độ đội ngũ giáo viên trong 3 năm 2012 - 2014 Năm, Khoa Năm, Khoa

Tổng số (GV)

Tiến Sỹ Thạc sỹ Đa ̣i học SL % SL % SL % Năm 2014 1. Khoa Kinh tế và QL 31 1 3,2 18 58,1 13 41,9

2. Khoa CNTT 17 0 0 5 29,4 12 70,6

3. Khoa KH cơ bản 32 0 0 16 50 16 50 4. Khoa Điện - Điện tử 28 0 0 9 32.1 19 67,9 5. Khoa Cơ khí 32 1 3,1 12 37,5 19 62,5 6. Các khoa khác 27 0 0 8 29,6 19 70,4 Tổng 2014 167 2 1,19 68 40,7 97 58,1 Năm 2013 1. Khoa Kinh tế và QL 27 1 3,7 11 40,7 15 55,6 2. Khoa CNTT 14 0 0 3 21,4 11 78,6 3. Khoa KH cơ bản 28 0 0 14 50 14 50 4. Khoa Điện - Điện tử 24 0 0 7 29,2 17 70,8 5. Khoa Cơ khí 30 0 0 10 33,3 20 66,7 6. Các khoa khác 24 0 0 5 20,8 19 79,2 Tổng 2013 147 1 0,7 50 34 96 65,3 Năm 2012 1. Khoa Kinh tế và QL 22 0 0 9 40,9 13 59,1 2. Khoa CNTT 14 0 0 4 28,6 10 71,4 3. Khoa KH cơ bản 24 0 0 9 37,5 15 62,5 4. Khoa Điện - Điện tử 18 0 0 7 38,9 11 61,1 5. Khoa Cơ khí 23 0 0 8 34,8 15 65,2 6. Các khoa khác 19 0 0 7 36,8 12 63,2

Tổng 2012 120 0 0 44 36,7 76 63,3

Nhìn vào bảng số liê ̣u 3.7 ta nhận thấy rằng trình độ của giáo viên 3 năm qua 100% giáo viên của Trường có trình độ đại học. Trong đó: số lượng giáo viên có trình độ trên đại học là 68 người chiếm 40,7% trong tổng số giáo viên cơ hữu của Nhà trường.

Tỷ lệ giáo viên có trình độ tha ̣c sỹ tăng qua các năm và đặc biệt là khoa Kinh tế và khoa khoa học cơ bản chiếm tỷ lê ̣ cao hơn cả; ngược lại khoa Tin học là thấp nhất qua 3 năm và với cả toàn trường. Mă ̣t khác tỷ lê ̣ giáo viên có trình độ Đại ho ̣c đều tăng dần qua 3 năm, chứng tỏ nhà trường đang tăng dần về chất lươ ̣ng giáo viên có trình đô ̣; đă ̣c biê ̣t trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức không có giảng viên dưới trình đô ̣ đa ̣i ho ̣c.

Đối với GV cơ hữu được đảm bảo các quyền theo quy đi ̣nh của Điều lê ̣ trường CĐ. Thực hiện đầy đủ các quy đi ̣nh của BGD & ĐT, nô ̣i quy quy chế củ a nhà trường. GV, cán bộ, nhân viên thực hiê ̣n đầy đủ nghĩa vu ̣ và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định của điều lê ̣ trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức.

Nhà trường có chủ trương, kế hoạch và biê ̣n pháp tuyển du ̣ng, ĐT, bồi dưỡng nâng cáo trình độ chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ cho GV, cán bô ̣ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ ở trong nước và ngoài nước; chú tro ̣ng đào tạo và phát triển các GV trẻ. Nhà trường hàng năm có kế hoạch tuyển du ̣ng GV, cán bộ và nhân viên. Hàng năm trường có tổ chức hô ̣i thi GV da ̣y giỏi cấp trường, cấp tỉnh nhằm phát hiê ̣n, bồi dưỡng các GV có năng lực đồ ng thời giao lưu học hỏi kinh nghiê ̣m giảng dạy giữa các bô ̣ môn - các khoa - các trường. Nhà trường tổ chức sinh hoa ̣t chuyên môn mỗi tháng một lần, nhà trường mở các lớp bồi dưỡng nghiê ̣p vu ̣ sư phạm, tin học, ngoa ̣i ngữ cho GV, CBCNV, Trường đã hợp tác được với nhiều tổ chứ c về lĩnh vực ĐT.

Hiện tại, Nhà trường có đủ số lươ ̣ng GV để thực hiê ̣n chương trình GD và NCKH đa ̣t đươ ̣c mu ̣c tiêu của chiến lươ ̣c phát triển GD nhằ m giảm

tỷ lê ̣ trung bình SV/GV. Tỷ lệ giáo viên có đô ̣ tuổi từ 30 - 50 chiếm 48,9%, tỷ lệ giáo viên có tuổi đời dưới 30 tuổi 40% và 11,1% giáo viên có tuổi đời trên 50 tuổi. Kết quả đó cho thấy phần lớn đội ngũ giáo viên của trường có tuổi đời còn quá trẻ, ít kinh nghiệp trong công tác giảng dạy và công tác chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tế. Điều này có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo của trường.

Mặt khác, tỷ lệ HSSV đang theo học ở trường/GV cũng là mô ̣t chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đào ta ̣o. Năm 2012 tỷ lê ̣ HS,SV/GV còn ở mức cao là 5.307/167 = 31,7 HS,SV/GV so với định mức chuẩn là 15 HS,SV/GV tăng 16,7 HS,SV/GV, trong đó ngành kế toán chiếm là cao nhất. Điều đó có nghĩa là đội ngũ GV ở trường còn thiếu nhiều về mă ̣t số lượng.

Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của Nhà trường tuổi đời là trẻ, được đào tạo chính quy, được phân công đúng chuyên môn và luôn có ý thức học tập và tư học tập để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường.

b. Công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, giáo viên

Đội ngũ giáo viên trong Nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp đên chất lượng đào tạo và kết quả học tập của học sinh - sinh viên. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân lực, trong những năm qua Nhà trường đã chú ý nhiều đến biện pháp, chính sách đãi ngộ, khuyễn khích, tạo điều kiện, bắt buộc nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trường, cụ thể:

- Nhà trường mở các lơp nghiệp vụ sư phạm. Đến nay toàn bộ giáo viên của Trường đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 1,2 và qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để dạy học ở bậc cao đẳng.

- Nhà trường tạo điều kiện về mặt thời gian để giáo viên hoàn thành việc học tập.

- Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn theo cấp phòng, khoa, hội thảo theo khoa học các chuyên đề.

- Động viên cán bộ, giáo viên tham gia nghiên cứu KH cấp Trường, Bộ. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học nâng cao phục vụ chuyên môn.

Phấn đấu năm học 2014 - 2015 Nhà trường có từ 1 đến 2 người tham gia nghiên cứu sinh. Nhà trường sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, các chuyên đề theo chương trình mục tiêu nâng cao chất lượng nhà giáo và nghiên cứu việc tổ chức cho nhà giáo đi học tập, nâng cao trình độ tại nước ngoài.

Kết quả bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ giáo viên trong những năm qua được minh họa trong bảng 3.8:

Bảng 3.8: Thực trạng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ - Giáo viên

Diễn giải 2012 2013 2014 1. Đào tạo sau đại học 15 34 25

2. Bồi dưỡng

- Lý luận chính trị trung và cao cấp 8 18 13 - Bồi dưỡng tiếng Anh trình độ C, nâng cao 30 - 40 - Tốt nghiệp hệ hoàn chỉnh kiến thức - 03 - - Tốt huấn chương trình kế toán máy - - 05

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức, tỉnh thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)