5. Kết cấu của luận văn
1.1. Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo trong các trường cao đẳng
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo
1.1.5.1. Nhóm các yếu tố bên trong *Chương trình, giáo trình đào tạo
Chương trình và giáo trình là yếu tố thiết yếu không thể thiếu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo đòi hỏi chương trình và giáo trình phải không ngừng được cải tiến phù hợp với các cấp đào tạo, đối tượng đào tạo và bắt kịp công nghệ mới.
* Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
Khi nói tới đội ngũ giáo viên đối với một cơ sở đạo tạo ta cần xét tới: số lượng, chất lượng và cơ cấu (trình độ, ngành nghề, thâm niên,…) giáo viên và động lực làm việc của họ. Sẽ không có một chất lượng đào tạo tốt nếu đội ngũ người Thầy kém. Nói cách khác đội ngũ CBGV ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao chất lượng đào tạo. Để làm được điều này nhà trường cần xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đội ngũ giáo viên có tinh thần đoàn kết, làm việc tích cực, hỗ trợ nhau trong công tác chuyên môn. Tạo điều kiện để giáo viên có sân chơi chuyên môn và nghiên cứu khoa học. Có chính sách khen thưởng, kỷ luật phù hợp, công khai, tạo cơ hội phát triển và thăng tiến của họ trong nghề nghiệp.
* Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là điều kiện cần để dạy học tốt đây là điều kiện cần của việc nâng cao chất lượng đào tạo Cao đẳng. Cơ sở vật chất được đánh giá thông qua các yếu tố:
+ Số lượng phòng học (bao gồm cả phong học lý thuyết và thực hành). +Số lượng trang thiết bị thực hành
+ Chất lượng phòng học, trang thiết bị thực hành.
+ Các công trình phục vụ khác như thư viện ký túc xá, sân chơi, bãi tập... phục vụ người học.
* Người học
* Các nguồn lực tài chính
Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nguồn lực tài chính. Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Nếu như không có nguồn lực tài chính dồi dào thì chắc chắn không thể đầu tư cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình đào tạo.
Mặt khác muốn có đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ, có năng lực thật sự thì nhà trường phải đưa ra mức thù lao hấp dẫn, cũng như chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
1.1.5.2. Nhóm các yếu tố bên ngoài
* Nhu cầu xã hội về nhân lực sau đào tạo và tình hình kinh tế xã hội
Đào tạo cần gắn với nhu cầu xã hội và nền kinh tế trong 5 đến 10 năm tiếp theo trên địa bàn. Để làm được điều này các trường Cao đẳng cần khảo sát đánh giá chi tiết về nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Điều này có ảnh hưởng lớn tới tâm lý người học, công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo, chất lượng đào tạo. Do vậy để hệ thống đào tạo của nhà trường phát triển bền vững cần gắn nó vào hệ kinh tế xã hội. Đó là các cơ chế chính sách, nhu cầu của người học và xã hội, tình hình biến động kinh tế. Có làm được như vây các trường Cao đẳng mới nâng cao chất lượng đào tạo được.
* Cơ chế, chính sách của Nhà nước
Sự tác động của cơ chế, chính sách của Nhà nước đến chất lượng đào tạo cao đẳng thể hiện ở các khía cạnh sau:
Khuyến khích hay kìm hãm mức độ cạnh tranh trong đào tạo, tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng hay không?
Khuyến khích hoặc kìm hãm việc huy động các nguồn lực để cải tiến nâng cao chất lượng cũng như mở rộng liên kết, hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo.
Các chính sách về đầu tư, về tài chính đối với các cơ sở có đào tạo cao đẳng; hệ thống đánh giá, kiểm định, các chuẩn mực đánh giá chất lượng đào tạo, qui định về quản lý chất lượng đào tạo và cơ quan chịu trách nhiệm giám sát việc kiểm định chất lượng đào tạo cao đẳng.
Các chính sách về lao động, việc làm và tiền lương của lao động qua đào tạo, chính sách đối với giáo viên và học sinh ở bậc giáo dục cao đẳng.
Các qui định trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động, quan hệ giữa nhà trường và các cơ sở sản xuất.
*Việc liên kết của nhà trường đối với doanh nghiệp
Nội dung liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp gồm có: - Liên kết tổ chức đào tạo
- Liên kết về cơ sở vật chất, tài chính - Liên kết về nhân sự
- Liên kết xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình
Nếu việc liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp tốt sẽ cho cơ sơ đào tạo nghề đội ngũ CBGV tốt có kỹ năng thực hành, được cập nhật kiến thức tích lũy kinh nghiệm, giáo trình, chương trình tốt mang tính cập nhật, giảm chi phí đào tạo...Tất cả các vấn đề này đều giúp nâng cao chất lượng đào tạo.