Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức, tỉnh thái nguyên (Trang 92)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Cao đẳng

4.3.4. Giải pháp cho công tác xây dựng cơ sở vật chất

(1) Khu học tập lý thuyết

+ Cải tạo nâng cấp số phòng học hiện có và tiếp tục xây dựng mới bổ sung về phòng học lý thuyết đảm bảo đủ nhu cầu về lớp học do quy mô đào tạo của Nhà trường hàng năm không ngừng tăng lên.

+ Khu học tập lý thuyết được bố trí theo từng hệ đào tạo, từng ngành đào tạo, đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích, ánh sáng và các trang bị phục vụ cho dạy và học của giáo viên và học sinh.

+ Xây dựng phòng học chất lượng cao, cải thiện điều kiện dạy và học của giáo viên và học sinh, hệ thống phòng học này được trang bị đầy đủ các phương tiện dạy học hiện đại: hệ thống âm thanh, máy chiếu, …

+ Tại những phòng học lớn nên thiết kế chỗ ngồi theo bậc dốc lên để đảm bảo việc theo dõi bài giảng của học sinh được tốt hơn.

+ Hệ thống bàn học của học sinh nên là bàn đơn (mỗi học sinh một bàn) để đảm bảo học sinh học tập một cách chủ động, không trao đổi bài, qua đó rèn luyện tính tự giác cho các em.

+ Để sử dụng triệt để khu học tập lý thuyết, ngoài giờ học chính khoá Nhà trường nên có quy định về thời gian mở cửa buổi tối để cho học sinh - sinh viên tự học trên giảng đường.

(2) Khu xưởng thực hành, phòng thí nghiệm và trang thiết bị

Hệ thống xưởng, phòng thực hành của Nhà trường gồm có: xưởng cơ khí, xưởng điện dân dụng, xưởng điện tử, xưởng Gò hàn, phòng Tin học, phòng thực hành kế toán. Hiện nay, Nhà trường chưa có điều kiện xây dựng tập trung theo từng khu thực hành, trong khi đó một số xưởng diện tích chưa đủ so với tiêu chuẩn và còn nằm quá gần khu học tập lý thuyết. Vì vậy. các giải pháp trong thời gian tới là:

+ Quy hoạch từng khu các xưởng, phòng thực hành theo ngành nghề đào tạo, mỗi khu xưởng đảm bảo giao thông và các tiêu chuẩn khác về nhà xưởng công nghiệp.

+ Điều tra, đánh giá tổng thể thực trạng chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có so với quy mô đào tạo, mục tiêu đào tạo và yêu cầu thực tiễn sản xuất tại các doanh nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch sửa chữa, thay mới và bổ sung trang thiết bị hiện đại.

+ Lập kế hoạch mua sắm vật liệu phục vụ cho thực hành phải phù hợp với yêu cầu của từng phần thực hành nhằm nâng cao chất lượng bài tập và tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi bài tập thực hành.

+ đầu tư mua sắm thêm hệ thống máy vi tính + Xây dựng thêm phòng Lab học ngoại ngữ. (3) Thư viện

+ Phát động phong trào và có đầu tư thoả đáng cho việc nghiên cứu và sáng chế các thiết bị cũng như mô hình dạy học tự làm của thầy cô giáo trong nhà trường để đáp ứng 1 phần trang thiết bị còn thiếu trong nhà trường. Trong điều kiện nguồn kinh phí đầu tư cho mua sắm trang thiết bị còn hạn hẹp, sáng chế của giáo viên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

+ Nâng cấp nhà Thư viện, đầu tư thêm tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học của cán bộ, giáo viên và học sinh.

+ Vị trí nhà Thư viện phải được xây dựng tách khỏi khu học lý thuyết và thực hành để đảm bảo sự yên tĩnh cho các độc giả, đảm bảo giao thông thuận tiện với các khu chức năng.

+ Nhà thư viện phải có đầy đủ các phòng như: phòng đọc cho học sinh, phòng đọc cho giáo viên, phòng diễn giảng, kho sách, thư viện điện tử và khối phụ trợ.

+ Nhà trường cần dành một phần ngân sách thoả đáng cho việc đầu tư tăng thêm đầu sách, tài liệu chuyên ngành và nối mạng Internet tạo điều

4.3.5. Xây dựng mối liên hệ trong đào tạo giữa Nhà trường với Doanh nghiệp

Vị trí của Nhà trường trong mối liên hệ đào tạo với Doanh nghiệp

- Tham gia trực tiếp quá trình đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt phục vụ nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

- Tham gia công tác đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn cho những học sinh, sinh viên sau khi ra trường có nguyện vọng trở về trường tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn theo các chuyên ngành. Những khoá học này giúp họ có thể bổ sung những kiến thức, những thông tin mới cho công việc hiện tại của họ trong doanh nghiệp. Ngoài ra, theo yêu cầu của các địa phương, các doanh nghiệp... nhà trường có thể cử giáo viên đến tận nơi để huấn luyện ngắn hạn cho cán bộ, công nhân kỹ thuật tại chỗ.

- Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường với các doanh nghiệp như: Bản thỏa thuận về chương trình “Trải nghiệm công việc thực tế” của sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức tại các công ty.

Vị trí của các Doanh nghiệp trong mối liên hệ đào tạo với Nhà trường

- Hàng năm, các doanh nghiệp tiếp nhận học sinh thực tập tốt nghiệp, đồng thời cử cán bộ đến trường trực tiếp phỏng vấn tuyển dụng lao động sau khi học sinh tốt nghiệp.

- Thông qua quá trình sử dụng lao động do Nhà trường đào tạo, các doanh nghiệp còn đóng vai trò là người tư vấn giúp Nhà trường trong việc điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thực tế sản xuất.

- Các cơ quan, doanh nghiệp còn là những người tài trợ cho các em học sinh học giỏi, tài trợ các công trình nghiên cứu khoa học được áp dụng có hiệu quả của Nhà trường. Sự hỗ trợ này giúp cho các Doanh nghiệp gắn bó hơn với đơn vị đào tạo. Có thể coi đây là sự đầu tư của các nhà tuyển dụng để họ có được những sinh viên - học sinh giỏi, đạo đức tốt trong tương lai.

4.4. Kiến nghị

* Với Bộ GD & ĐT

- Giao quyền tự chủ cho các trường trong đào tạo, thiết kế chương trình, đào tạo theo địa chỉ, theo đơn đặt hàng.

- Xây dựng các quy chế nhằm thực hiện mối quan hệ giữa các trường và các đơn vị tuyển dụng, với việc đào tạo theo địa chỉ.

- Cần sớm ban hành các chuẩn mực mới trong công tác kiểm định đánh giá chất lượng đối với các cơ sở đào tạo.

- Mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các trường (quyết định mức thu phí, các khoản thu và quyết định đầu tư).

- Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nâng cao chất lượng đào tạo của các trường.

* Với Nhà trường

+ Về công tác tài chính:

Phải xây dựng kế hoạch thu, chi cân đối, chi tiết, cụ thể đảm bảo sử dụng hết, đúng chế độ và có hiệu quả. Quản lý và tận thu học phí, lệ phí, xây dựng kế hoạch chi tiêu theo đúng quy định, đúng chính sách.

Tăng cường quản lý và tận thu các nguồn từ các hoạt động dịch vụ, đào tạo ngắn hạn, đào tạo liên kết.

Công tác quản lý kinh tế phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, dân chủ, công khai, tránh mọi sơ hở dẫn tới lãng phí, tiêu cực, tham ô, tham nhũng. Hoạt động kinh tế phải vừa đảm bảo lành mạnh, vừa nâng cao tính hiệu quả để phát huy sức mạnh là đòn bẩy thúc đẩy mọi hoạt động.

Tăng cường công tác đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên, học sinh.

+ Về chất lượng đào tạo

Quan tâm nhiều về kỹ năng thực hành của học sinh, chú ý rèn luyện ý thức và kỷ luật trong lao động, thực hiện phương pháp đào tạo xen kẽ, xây

Nhà trường thực hiện nghiêm túc cuộc vận động của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Nguyễn Thiện Nhân "Nói không với tiêu cực trong thi cử

và bệnh thành tích trong giáo dục″ sẽ tạo động lực thúc đẩy cả thầy và trò

trong dạy và học, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, góp phần tạo lập uy tín và thương hiệu của trường trước mắt cũng như lâu dài.

* Với học sinh

- Có thái độ học tập đúng đắn

- Tích cực học tập để có thể được học liên thông

- Cố gắng rèn luyện kỹ năng thực hành, tác phong và kỷ luật lao động. - Luôn phát huy tinh thần cần tiến trong học tập.

KẾT LUẬN

Hiện nay hệ thống các trường Cao đẳng của nước ta đang thực hiện đổi mới và phát triển mạnh, xã hội ngày càng coi trọng dạy nghề trình độ cao để đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức lớn đối với các trường đại học, cao đẳng nói chung và Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Trong những năm gần đây để đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhà trường đã không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, liên tục đổi mới, mở rộng ngành nghề đào tạo, đổi mới trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy ngành nghề kỹ thuật, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý trong nhà trường. Đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với những đòi hỏi của thị trường lao động, đồng thời nâng cao vị thế của nhà trường trong sự nghiệp đào tạo nghề trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.

Trong ba năm gần đây từ 2012 đến 2015 nhà trường được tập trung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và đầu tư nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo. Với sự phát triển nhanh và nóng như vậy dẫn đến những kết quả đạt của nhà trường mới chỉ được thể hiện qua các con số và chưa có chiều sâu. Xu thế chung hiện nay hệ thống các trường Cao đẳng khối hàn lâm và các trường đại học mở rộng và phát triển mạnh mẽ nên sự cạnh tranh về học sinh càng trở nên gay gắt, đây là một thách thức lớn đối với các trường nghề nói chung và với trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển. Bên cạnh đó, với sự mở rộng về quy mô, cơ cấu ngành nghề đa dạng nên nhìn chung đầu vào của công tác đào tạo còn thấp có tác động mạnh mẽ đến công tác nâng cao chất

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề sau:

*Về lý luận: Luận văn đã góp phần hệ thống hóa được những cơ sở lý luận về đào tạo và chất lượng đào tạo Cao đẳng, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo.

* Về thực trạng: Luận văn đã phản ánh được thực trạng công tác đào tạo và công tác tổ chức quản lý nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.

* Về giải pháp: Luận văn cũng đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức, tỉnh Thái Nguyên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật gia Thy Anh - Tuấn Đức (2006), Những quy định về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, NXB Lao đọng - Xã hội.

2. Chiến lược phát triển GD Việt Nam 2011 - 2020, http://WW.moet.gov.vn.

3. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng giáo dục đại học,

NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

4. Công văn số 1325/BGDĐT - KHTC ngày 9/2/2010.

5. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục

6. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM, NXB Giáo dục Hà Nô ̣i, 2004.

7. Luật giáo dục (2005), http://WW.moet.gov.vn.

8. Phạm Vũ Luận - Thứ trưởng Bộ GDĐT (2010), sơ lược quá trình phát triển giáo dục của Việt Nam và một số nước trên thế giới, quyển 4.

9. Quốc Hội (2005), Luật Giáo dục (2005), NXB Chính trị Quốc gia.

10. Quyết định số 47/2001/QĐ - TT ngày 4/4/2001, http://WW.moet.gov.vn. 11. Sở giáo dục tỉnh Thái Nguyên (5/2009), Các bài tham luận tại hội nghị

tổng kết 5 năm đổi mới phương pháp dạy học trong các trường ở tỉnh Thái Nguyên

12. Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức (2010 - 2015), Báo cáo tổng kết năm học và phương hướng nhiệm vụ năm học, Phòng đào tạo.

13. Trường Cao đẳng Công nghiệp Việt Đức (2010 - 2015), Chương trình đào tạo, Phòng đào tạo.

PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho cán bộ quản lý)

Để đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức, đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo trong giai đoạn mới. Xin Ông (Bà) vui lòng cung cấp thông tin và đóng góp ý kiến của mình theo mẫu câu hỏi như sau:

Rất cảm ơn sự giúp đỡ của quý Ông (Bà)

Thông tin cá nhân

1. Họ và tên:………Chức vụ:………….Tuổi:.……… 2. Đơn vị công tác:………..

3. Nam: □ Nữ: □

Xin Ông (Bà) đánh dấu “X” vào ô lựa chọn thích hợp theo nội dung sau:

Câu hỏi đánh giá

Mức độ đánh giá Kém Trung

bình Tốt

Rất tốt

1. Cơ cấu tổ chức được thực hiện theo quy định và cụ thế hóa trong quy chế về tổ chức và hoạt động của trường

2. Có hệ thống văn bản để tổ chức, quản lý các hoạt động của trường một cách có hiệu quả 3. Trách nhiệm và quyền hạn của tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ quản lý, giáo viên, viên chức trong trường được phân định rõ ràng. 4. Nhà trường có chiến lược và kế hoạch phát triển ngắn, trung và dài hạn; có biện pháp giám sát và định ký đánh giá việc thực hiện kế hoạch. 5. Tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể quần chúng trong trường hoạt động có hiệu quả, các hoạt động của nhà trường tuân thủ theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

6. Đánh giá chung về chất lượng đào tạo của Nhà trường

7. Xin Ông (Bà) cho ý kiến đề xuất của mình về vấn để nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong những năm tới.

………

………

………

………

Xin chân thành cảm ơn Ông (Bà) đã dành thời gian và công sức điền vào phiếu khảo sát này! Thái Nguyên, ngày…. tháng…. năm…..

PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho học sinh)

Để đánh giá và nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng công nghiệp Việt Đức, đáp ứng nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo trong giai đoạn mới. Xin Anh (Chị) vui lòng cung cấp thông tin và đóng góp ý kiến của mình theo mẫu câu hỏi như sau:

Thông tin cá nhân (không bắt buộc)

1. Họ và tên:………Tuổi:………..

Một số thông tin chung

2. Khóa:……….Lớp:………Ngành được học:……… 3. Thời gian học tập:……….năm

4. Giới tính: Nam □ Nữ □

5. Hệ đào tạo: Trung cấp □ Cao đẳng □

Xin Anh (Chị) điền dấu “X” vào ô lựa chọn hợp lý với những nội dung cụ thể theo yêu cầu câu hỏi

6. Lý do mà Anh (Chị) chọn nghề đang theo học

a. Do điều kiện □

b. Do gia đình yêu cầu □

c. Do nhu cầu xã hội đang cần □

d. Lý do khác □

Xin Ông (Bà) đánh dấu “X” vào ô lựa chọn thích hợp theo nội dung sau:

Câu hỏi đánh giá

Mức độ đánh giá Kém Trung bình Tốt Rất tốt

Nhóm câu hỏi công tác tuyển sinh

1. Nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh

Nhóm câu hỏi chương trình hoạt động đào tạo

2. Đánh giá về việc điều chỉnh chương trình đào tạo của Nhà trường

3. Chương trình đào tạo đã cung cấp các kỹ năng cơ bản (viết, thuyết trình, khả năng chuyên sâu, sử dụng công nghệ mới trong học tập, nghiên cứu) cho học sinh 4. Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của trường đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội.

5. Kế hoạch đào tạo theo năm học (bố trí môn học, giáo viên giảng dạy, bố trí lịch thi)

6. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tự học.

Nhóm câu hỏi về giáo viên

7 Vững kiến thức chuyên môn

8. Mức độ cập nhật thông tin của giáo viên 9. Chuẩn bị bài của giáo viên trước khi lên lớp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức, tỉnh thái nguyên (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)