Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.1.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Những số liệu này chủ yếu được thu thập từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các nghiên cứu từ trước, các thông tin trên mạng internet…Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho phần tổng quan.

Các số liệu về tình hình đào tạo của Nhà trường qua 3 năm được thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Nhà trường. Sau khi thu thập, các số liệu này được tiến hành xử lý để đưa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu. Các số liệu này đã được các ban ngành, sở tài chính kiểm tra nên độ chính xác cao.

2.2.1.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp

Bao gồm các số liệu về tình hình đào tạo thực tế của Nhà trường bằng các phương pháp:

* Phương pháp quan sát

Quan sát thực tế các hoạt động, các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học. Quan sát kỹ năng giảng dạy của giảng viên, thái độ học tập của sinh viên…

* Phương pháp điều tra

Sử dụng phiếu điều tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau như:

- Điều tra CLĐT từ người sử dụng lao động

- Điều tra CLĐT từ cán bộ, giáo viên quản lý của trường

- Điều tra CLĐT từ HSSV (HSSV đã tốt nghiệp và HSSV đang học tại trường).

Các dữ liệu này được thu thập trên cơ sở điều tra, phỏng vấn, xin ý kiến của các bên có liên quan đến hoạt động đào tạo của Nhà trường.

Để chuẩn bị cho việc thảo luận, điều tra, phỏng vấn và xin ý kiến của nhiều bên học viên sẽ thực hiện chuẩn bị mẫu điều tra và soạn thảo các câu hỏi cho từng đối tượng phù hợp.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Công cụ xử lý bằng phần mềm excel: Để tổng hợp, bảng thống kê, vẽ đồ thị. Biểu đồ..

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả

về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân.

- So sánh kết quả học tập của HS, SV giữa các khóa, các ngành học, các năm học so với mục đích đạt chuẩn và giữa các năm.

- So sánh HS, SV có việc làm và khả năng đáp ứng được công việc sau khi tốt nghiệp giữa các ngành học, các khóa học so với mức đạt chuẩn.

- So sánh trình độ, độ tuổi, trình độ thâm niên, số lượng của GV giữa các ngành học, các năm học của trường so với chuẩn CLĐT.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế xã hội, từ đó rút ra những kết luận cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu và ứng dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trường cao đẳng công nghiệp việt đức, tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)