Số lƣợng mẫu điều tra của Siêu thị Minh Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu siêu thị minh cầu trong giai đoạn hội nhập WTO (Trang 56)

Tổng số Phân loại hộ Khách hàng thƣờng xuyên (Ngƣời) Cơ cấu (%) Khách hàng mới (Ngƣời) Cơ cấu (%) Khách hàng 40 20 50 20 50 Nhân viên 10 - - - - Tổng số phiếu 50 - - - -

Thiết kế mẫu phiếu điều tra (phụ lục 1): Phiếu điều tra đƣợc thiết kế rõ ràng, dễ hiểu, dễ phỏng vấn. Phiếu điều tra đƣợc thiết kế bằng các câu hỏi với ngôn ngữ phổ thông, ít sử dụng các thuật ngữ chuyên môn, do đó các thành

viên dễ dàng hiểu đúng nội dung chỉ tiêu điều tra.

Phiếu điều tra sử dụng ba loại câu hỏi: câu hỏi đóng là câu hỏi có các câu trả lời đã đƣợc mã hóa sẵn; câu hỏi mở là câu hỏi không có câu trả lời trƣớc và loại câu hỏi vừa đóng vừa mở.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

+ Đối với thông tin thứ cấp:

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin thứ cấp, tiến hành phân loại, xắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu thì tiến hành lập các bảng biểu.

+ Đối với thông tin sơ cấp:

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ đƣợc kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Excel để tiến hành tổng hợp, xử lý.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này sử dụng để phân tích những yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng hiệu và quá trình xây dựng, phát triển thƣơng hiệu của siêu thị Minh Cầu.

2.2.3.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Đề tài đƣợc phân tổ theo hai tiêu chí: Nhóm khách hang thƣờng xuyên đến Siêu thị và nhóm khách hàng mới mua hàng của Siêu thị.

Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các thông tin cơ bản về ảnh hƣởng của thƣơng hiệu, sự hiểu biết của hai loại

khách hàng đến thƣơng hiệu Siêu thị Minh Cầu.

2.2.3.3. Phương pháp so sánh

Đƣợc áp dụng để so sánh kết quả và HQKT sản xuất chè giữa các nhóm hộ chuyên và kiêm trong đầu tƣ sản xuất. Từ kết quả so sánh tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đƣa ra các khuyến cáo cũng nhƣ các giải phá phù hợp.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ rất hiệu quả để xác định các ƣu điểm, khuyết điểm của một tổ chức, các cơ hội để phát triển và thách thức, nguy cơ mà tổ chức đó sẽ phải đƣơng đầu. Thực hiện phân tích SWOT giúp chúng ta tập trung các hoạt động của chúng ta vào những lĩnh vực mà chúng ta đang có lợi thế và nắm bắt đƣợc các cơ hội mà chúng ta có đƣợc.

Để tiến hành một phân tích SWOT, chúng ta nên liệt kê một loạt các câu hỏi và trả lời từng câu trong mỗi phần ƣu điểm (S), Khuyết điểm (W), Cơ hội (O) và Nguy cơ (T). Ví dụ chúng ta có thể liệt kê các câu hỏi nhƣ sau:

Sức mạnh-Ưu điểm (Strengths):

Những lợi thế của chúng ta là gì?

Những gì chúng ta có thể làm tốt nhất?

Chúng ta có những nguồn lực nào?

Những ưu điểm của chúng ta dưới quan điểm của người / tổ chức khác là gì?...

Khuyết điểm (Weaknesses):

Chúng ta nên cải thiện điều gì?

Hoạt động tệ hại nhất của chúng ta là gì?

Cơ hội (Opportunities):

Những cơ hội của chúng ta đang ở đâu?

Chúng ta đã biết về những cơ hội tốt nào?

Những cơ hội hữu ích có thể đến từ các yếu tố sau:

Nguy cơ (Threats):

Chúng ta đang phải đối mặt với những khó khăn nào?

Chúng ta đang phải làm gì để cạnh tranh?

Những đòi hỏi đặc biệt cho sản phẩm, dịch vụ của chúng ta có thay đổi gì không?

Có khuyết điểm nào đang gây hại cho công ty chúng ta hay không?

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Số tương đối

Số tƣơng đối là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhƣng khác nhau về thời gian hoặc không gian, hoặc giữa hai chỉ tiêu khác loại nhƣng có quan hệ với nhau. Trong hai chỉ tiêu để so sánh của số tƣơng đối, sẽ có một số đƣợc chọn làm gốc (chuẩn) để so sánh.

Số tƣơng đối có thể đƣợc biểu hiện bằng số lần, số phần trăm (%) hoặc phần nghìn (‰), hay bằng các đơn vị kép (ngƣời /km2, ngƣời /1000 ngƣời; đồng /1000đồng,...).

Trong công tác thống kê, số tƣơng đối đƣợc sử dụng rộng rãi để phản ánh những đặc điểm về kết cấu, quan hệ tỷ lệ, trình độ phát triển, trình độ hoàn thành kế hoạch, trình độ phổ biến của hiện tƣợng kinh tế - xã hội đƣợc nghiên cứu trong điều kiện thời gian và không gian nhất định.

Số tƣơng đối phải đƣợc vận dụng kết hợp với số tuyệt đối. Số tƣơng đối thƣờng là kết quả của việc so sánh giữa hai số tuyệt đối. Số tƣơng đối tính ra có thể rất khác nhau, tuỳ thuộc vào việc lựa chọn gốc so sánh. Có khi số tƣơng đối có giá trị rất lớn nhƣng ý nghĩa của nó không đáng kể vì trị số tuyệt đối tƣơng ứng của nó lại rất nhỏ. Ngƣợc lại, có số tƣơng đối tính ra khá nhỏ nhƣng lại mang ý nghĩa quan trọng vì trị số tuyệt đối tƣơng ứng của nó có quy mô đáng kể.

2.3.2. Số tuyệt đối

Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lƣợng của hiện tƣợng hoặc quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số tuyệt đối trong thống kê bao gồm các con số phản ánh quy mô của tổng thể hay của từng bộ phận trong tổng thể (số doanh nghiệp, số nhân khẩu, số học sinh đi học, số lƣợng cán bộ khoa học,...) hoặc tổng các trị số theo một tiêu thức nào đó (tiền lƣơng của công nhân, giá trị sản xuất công nghiệp, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP),...).

Số tuyệt đối dùng để đánh giá và phân tích thống kê, là căn cứ không thể thiếu đƣợc trong việc xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế, tính toán các mặt cân đối, nghiên cứu các mối quan hệ kinh tế - xã hội, là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu tƣơng đối và bình quân.

2.3.3. Số bình quân

Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện mức độ điển hình của một tổng thể gồm nhiều đơn vị cùng loại đƣợc xác định theo một tiêu thức nào đó. Số bình quân đƣợc sử dụng phổ biến trong thống kê để nêu lên đặc điểm chung nhất, phổ biến nhất của hiện tƣợng kinh tế - xã hội trong các điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Ví dụ: Tiền lƣơng bình quân một công nhân trong doanh

nghiệp là mức lƣơng phổ biến nhất, đại diện cho các mức lƣơng khác nhau của công nhân trong doanh nghiệp; thu nhập bình quân đầu ngƣời của một địa bàn là mức thu nhập phổ biến nhất, đại diện cho các mức thu nhập khác nhau của mọi ngƣời trong địa bàn đó.

Số bình quân còn dùng để so sánh đặc điểm của những hiện tƣợng không có cùng một quy mô hay làm căn cứ để đánh giá trình độ đồng đều của các đơn vị tổng thể.

Xét theo vai trò đóng góp khác nhau của các thành phần tham gia bình quân hoá, số bình quân chung đƣợc chia thành số bình quân giản đơn và số bình quân gia quyền.

2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh mức độ ảnh hưởng của thương hiệu sản phẩm

- Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay khi mà thƣơng mại đã phát triển mạnh mẽ, giao lƣu hàng hoá đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu, đời sống nhân dân đƣợc nâng cao thì thƣơng hiệu trở nên không thể thiếu trong đời sống xã hội. Ngƣời tiêu dùng giờ đây có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, họ quan tâm nhiều đến xuất xứ hàng hoá, đến thƣơng hiệu. Chính vì thế mà thƣơng hiệu ngày càng khẳng định đƣợc vị trí của nó trong nền kinh tế.

- Thƣơng hiệu vốn không đơn thuần là việc gắn một cái tên cho sản phẩm mà nó có bao hàm tất cả những gì doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng với sản phẩm của mình. Những nỗ lực phát triển thƣơng hiệu luôn mang lại những hiệu quả về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ ngƣời tiêu dùng, cũng có ý nghĩa là tạo ra giá trị xã hội. Doanh nghiệp muốn hoạt động ổn định và phát triển thì đều phải giải quyết tất cả các vấn đề pháp luật và kinh tế liên quan đến thƣơng hiệu. Vậy thƣơng hiệu có tầm quan trọng nhƣ thế nào đối với doanh nghiệp, với ngƣời tiêu dùng và với nền kinh tế.

Về mặt pháp luật

Thƣơng hiệu là đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Doanh nghiệp có quyền trong một phạm vi hoặc thời hạn nhất định đối với thƣơng hiệu đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ nhất định. Một thƣơng hiệu đƣợc bảo hộ chính là một tờ giấy khai sinh đảm bảo chắc chắn cho sự phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp. Nó tránh cho doanh nghiệp khỏi những rủi ro trong quá trình kinh doanh. Những rủi ro đó có thể từ phía đối thủ cạnh tranh nhƣ các chính sách thu hút khách hàng, khuyến mại, giảm giá... hay từ phía thị trƣờng nhƣ hiện tƣợng làm hàng nhái, hàng giả... Nếu không tuân thủ các quy tắc pháp luật tƣơng ứng, doanh nghiệp có thể gặp rắc rối hoặc gặp thiệt hại do thực hiện các hành vi liên quan đến thƣơng hiệu. Ví dụ nhƣ doanh nghiệp có thể mất thƣơng hiệu ngay cả khi thƣơng hiệu có ngoài thị trƣờng từ lâu.

VD: Tranh chấp thƣơng hiệu hiệu của cà phê Trung Nguyên, sản phẩm cá basa của Agrifish... từ đó kéo theo thiệt hại về mặt kinh tế.

Về mặt kinh tế

* Thƣơng hiệu đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, có thể góp phần làm tăng giá trị của hàng hoá hoặc dịch vụ trong khi giá trị vật chất của hàng hoá không thay đổi. Trong nền kinh tế thị trƣờng, nhiều doanh nghiệp có chất lƣợng sản phẩm tốt nhƣng vẫn không bán đƣợc và không thu hút đƣợc khách hàng. Giá cả, chất lƣợng là một nguyên nhân nhƣng còn một vấn đề nữa là thƣơng hiệu, bởi trong thị trƣờng trăm ngƣời bán cùng một sản phẩm nhƣ hiện nay thì doanh nghiệp nào thu hút đƣợc sự chú ý của khách hàng thì đó là thành công bƣớc đầu. Và ấn tƣợng đầu tiên lôi cuốn khách hàng đó chính là thƣơng hiệu của doanh nghiệp. Nhƣ vậy thƣơng hiệu tuy giá trị không nhìn thấy đƣợc nhƣng chính là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì:

- Thƣơng hiệu về bản chất là danh của sản phẩm. Nói cách khác sản phẩm là phần chất còn thƣơng hiệu là phần hồn. Thƣơng hiệu chính là tài sản vô hình_tài sản quyết định của doanh nghiệp. Vì vậy rõ ràng nó góp phần tạo nên giá trị cho sản phẩm.

Điều này chứng tỏ khi doanh nghiệp đã khẳng định đƣợc tên tuổi của mình thì ngƣời tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để sử dụng sản phẩm có thƣơng hiệu mạnh. Sự nổi tiếng là hàng hoá vô hình giúp bán đƣợc nhiều hàng hoá. Các thƣơng hiệu nổi tiếng giúp khách hàng chọn lọc hàng hóa dễ dàng hơn vì họ tin rằng sẽ không sai lầm khi mua các mặt hàng ấy.

- Thông qua thƣơng hiệu doanh nghiệp có đƣợc giá trị nhận thức về chất lƣợng hàng hoá hay dịch vụ mà mình cung cấp từ đó tạo đƣợc tính đảm bảo chắc chắn trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển sản phẩm tạo dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua thƣơng hiệu.

- Thực tế đã chứng minh rằng thƣơng hiệu luôn là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong mọi chiến lƣợc thâm nhập và mở rộng thị trƣờng của một công ty. Nó thông báo cho mọi ngƣời biết về sự hiện diện của hàng hoá, những đặc tính của sản phẩm mới, từ đó tạo nên một ấn tƣợng cho ngƣời sử dụng bằng chất lƣợng và dịch vụ tốt. Qua thƣơng hiệu khách hàng có đƣợc lòng trung thành với sản phẩm đây là điều các nhà kinh doanh luôn vƣơn tới bởi nó chính là nền tảng cho sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp. Một thƣơng hiệu đang chiếm lĩnh thị trƣờng chính là rào cản ngăn chặn đối thủ cạnh tranh thâm nhập.

* Thƣơng hiệu không chỉ là công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp mà thƣơng hiệu còn có vai trò nhƣ một tài sản quan trọng của doanh nghiệp, giá trị đƣợc tính bằng tiền. Thƣơng hiệu_ một thứ tài sản vô hình mang lại lợi nhuận. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra đầu tƣ một cách có hiệu quả vào

thƣơng hiệu ắt sẽ sinh lợi, lợi ở đây là doanh số và lợi nhuận. Và hơn thế lợi nhuận cứ lớn dần theo thời gian còn thƣơng hiệu_ thứ tài sản rất lớn và quyết định trong cạnh tranh hiện nay thì ổn định. Đây là nguồn gốc sự phát triển của doanh nghiệp.

- Những chi phí đầu tƣ cho thƣơng hiệu sẽ không mất đi mà đƣợc chuyển vào trong giá trị thƣơng hiệu và đƣợc quy thành tiền và xuất hiện một cách rõ ràng trong bản tổng kết tài sản của công ty. Đây là tài sản vô hình đƣợc các nhân viên kiểm toán định giá một cách khoa học.

Chính vì những vai trò trên thƣơng hiệu đã trở thành phƣơng tiện để doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh của mình. Thông qua thƣơng hiệu ngƣời ta có thể đánh giá đƣợc trình độ văn hoá kinh doanh của doanh nghiệp đó. Điều này củng cố ý nghĩa không nhỏ trong việc thu hút vốn đầu tƣ, bảo vệ và nuôi dƣỡng nó để tạo nên giá trị dài hạn lớn nhất của doanh nghiệp.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG HIỆU SIÊU THỊ MINH CẦU

3.1. Giới thiệu sơ lƣợc về công ty CP Lƣơng Thực Thái Nguyên

3.1.1. Lịch sử hình thành

Công ty lƣơng thực Bắc Thái đƣợc thành lập theo quyết định số 728 ngày 26/12 /1992 của UBND tỉnh Bắc Thái. Năm 1996 công ty trở thành thành viên của tổng công ty Lƣơng Thực Miền Bắc theo quyết định số 43A/TCT- HĐQT- QĐ ngày 02/ 05/ 1996 của hội đồng quản trị Tổng công ty Lƣơng Thực Miền Bắc về việc tiếp nhận Công ty Lƣơng thực Bắc Thái là thành viên.

Năm 1997 sau khi tách tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo quyết định số 394/NN-TCCB-QĐ ngày 26/ 04/ 1997 của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc đổi tên công ty lƣơng thực Bắc Thái thành công ty Lƣơng Thực Thái Nguyên.

Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế cộng với chính sách mở cửa của chính phủ. Tổng Công ty Lƣơng thực Miền Bắc đã quyết định thành lập Công ty Lƣơng thực Hà Tuyên Thái trên cơ sở hợp nhất giữa ba công ty: Công ty Lƣơng thực Hà Giang, Công ty Lƣơng thực Tuyên Quang và Công ty Lƣơng thực Thái Nguyên theo quyết định số 4354, /QĐ- BNN-TCCB ngày 16/10/ 2002 của Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt phƣơng án tổng thể sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nƣớc thuộc Tổng công ty lƣơng thực miền Bắc giai đoạn 2002 - 2005 chấm dứt hoạt động rời rạc manh mún của các công ty Lƣơng thực nói chung.

Ngày 09/ 12/ 2004 Bộ trƣởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn ta QĐ số 4456/ QĐ/ BNN- TCCB chuyển doanh nghiệp nhà nƣớc Công ty Lƣơng thực Hà Tuyên Thái thành Công ty Cổ phần Lƣơng thực Hà Tuyên

Thái nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy đƣợc sức mạnh nội lực và huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài nhằm củng cố và phát triển Công ty. Giá trị thực tế của công ty cổ phần lƣơng thực Hà Tuyên Thái tại thời điểm cổ phần là 43.161.191.655đ (Trong đó, giá trị thực tế phần vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu siêu thị minh cầu trong giai đoạn hội nhập WTO (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)