Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 53 - 57)

1.5 .Kinh nghiệm về phát triển cho vay ngân hàng đối với DNNVV

3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam - Chi nhánh Hà Tây

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank chi nhánh Hà Tây

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây là thành viên trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNT). Chi nhánh được thành lập từ tháng 10/1991 trên cơ sở sáp nhập 08 đơn vị thuộc NHNo Hà Sơn Bình và 06 đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Hà Nội. Ban đầu, Chi nhánh Hà Tây có 14 chi nhánh huyện, thị xã, 17 phòng giao dịch và bàn tiết kiệm, địa bàn hoạt động trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh Hà Tây cũ.

Xuất phát từ một ngân hàng bao cấp chuyển sang hoạt động kinh doanh thương mại, Agirbank chi nhánh Hà Tây đã gặp không ít khó khăn trong bối cảnh kinh tế tiền tệ lạm phát cao, các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị kinh tế cá thể là đối tượng khách hàng chính lần lượt giải thể và tan rã. Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ kinh doanh thiếu và lạc hậu, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông, biên chế ban đầu lên đến 1.181 người, trình độ còn nhiều hạn chế.

Tuy nhiên, đứng trước hàng loạt những khó khăn đó, Agribank chi nhánh Hà Tây đã kiên trì đổi mới với chủ trương bám sát nông nghiệp, nông thôn, sắp xếp lại mô hình tổ chức, tinh giảm bộ máy, phát triển kinh doanh theo hướng đa năng, từng bước vượt qua khó khăn và phát triển. Chi nhánh đã từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trở thành lá cờ đầu trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam, được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý.

Thực hiện theo Nghị quyết ngày 29/05/2008 của Quốc hội về vệc điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ đã được sát nhập về Thủ đô Hà Nội. Agribank chi nhánh Hà Tây vẫn được giữ nguyên mô hình hoạt động cũ nhưng không còn là đầu mối của một tỉnh thành trực thuộc trung ương nữa.

Với tiềm lực mạnh mẽ và truyền thống bề dày thành tích hoạt động, Agribank Chi nhánh Hà Tây đã giành được niềm tin của khách hàng, xây dựng được một vị thế vững chắc. Hiệu quả từ hoạt động của Agribank chi nhánh Hà Tây đã góp phần to lớn vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương và kết quả hoạt động của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3. 1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hà Tây

Đến nay, về mạng lưới có 65 chi nhánh, phòng giao dịch gồm: 1 chi nhánh loại 1, 14 chi nhánh loại 3, 51 phòng giao dịch. Trụ sở các chi nhánh đều được đặt tại

Ban Giám đốc Phòng Kế toán ngân quỹ Phòng Tín dụng Phòng Điện toán Phòng Hành chính nhân sự Phòng Kinh doanh ngoại hối Phòng Dịch vụ và Makett ing Phòng Kế hoạch nguồn vốn Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ Các PGD trực thuộc Các chi nhánh loại 3 trực thuộc Các phòng, tổ trực thuộc PGD trực thuộc CN loại 3

thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ gần các khu, cụm công nghiệp. Trung bình cứ 3 đến 5 xã, phường trên địa bàn có một trụ sở giao dịch của Agribank chi nhánh Hà Tây.

* Phòng kế toán ngân quỹ

Chức năng nhiệm vụ của phòng là tổ chức thực hiện tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính hạch toán kế toán theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Tổ chức hạch toán phân tích, hạch toán tổng hợp các loại tài khoản về nguồn vốn, các tài khoản về sử dụng vốn của toàn chi nhánh. Theo dõi tiền gửi, của các tổ chức kinh tế giao dịch tại Chi nhánh,...tổ chức thanh toán điện tử trong hệ thống, thanh toán bù trừ với các ngân hàng trên địa bàn. Tham mưu cho Giám đốc công tác kế toán thanh toán, lập kế hoạch tài chính năm, quý, tháng để làm cơ sở cho các bộ phận trong chi nhánh thực hiện, quản lý hướng dẫn công tác kế toán toàn chi nhánh thực hiện quản lý hướng dẫn công tác kế toán toàn chi nhánh. Trực tiếp tham gia công tác huy động nguồn vốn, triển khai các sản phẩm mới cho Chi nhánh.

* Phòng tín dụng

Với vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chức năng của phòng tín dụng đó là: Chỉ đạo nghiên cứu văn bản, hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng cho các cán bộ trong phòng, tìm kiếm mở rộng, phân tích khách hàng để trực tiếp tham gia các hoạt động đầu tư tín dụng và huy động vốn đồng thời cho vay và thu nợ khách hàng có quan hệ tín dụng, theo dõi và quản lý giám sát trong suốt quá trình khách hàng có quan hệ tín dụng. Tổng hợp số liệu để báo cáo lên ngân hàng cấp trên theo định kỳ.

* Phòng kế hoạch nguồn vốn

Tham mưu cho Ban giám đốc xây dựng chiến lược mục tiêu kế hoạch sử dụng vốn của toàn chi nhánh.

* Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Có chức năng nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động nội bộ của chi nhánh và ngăn ngừa những rủi ro có thể xẩy ra.

Có chức năng nhiệm vụ mở L/C thanh toán xuất, nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, mua bán ngoại tệ, theo dõi tỷ giá ngoại tệ hàng ngày của chi nhánh.

* Phòng hành chính nhân sự

Chức năng của phòng là tham mưu đề xuất cho Giám đốc để bổ nhiệm, bãi miễn, bố trí sắp xếp, tuyển dụng cán bộ phù hợp với HĐKD thực tế tại chi nhánh. Đồng thời liên hệ với các phòng chuyên đề của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam để tổ chức đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong Chi nhánh và tổ chức về hoạt động hành chính, công tác hoạt động của cơ quan.

* Phòng dịch vụ và marketing

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ NH, tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của KH.

Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về: Chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ NH mới, cải tiến quy trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trường.

* Phòng điện toán

Tổng hợp thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh.

Xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toán kế toán, thống kê, tín dụng và các hoạt động khác phục vụ cho HĐKD.

Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.

3.2. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Tây giai đoạn 2012 - 2014

Bảng 3. 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Tây

từ 2012-2014

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014

I Chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 10.153 11.998 12.914

2 Dư nợ tín dụng bình quân 9.979 12.103 13.001

3 Huy động vốn cuối kỳ 12.725 15.867 19.724

4 Huy động vốn bình quân 12.689 14.551 18.698

5 Định biên lao động 885 898 905

II Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng

1 Tỷ lệ dư nợ / Huy động vốn 0.798 0.756 0.655 2 Tỷ trọng dư nợ TDH / Tổng DN 21% 25,4% 30,8%

III Các chỉ tiêu hiệu quả

1 Lợi nhuận trước thuế 117 122 134

2 LNTT bình quân đầu người 0,132 0,136 0,148

3 Thu dịch vụ ròng 19 22 23

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank chi nhánh Hà Tây qua các năm)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2012- 2014 của Agribank chi nhánh Hà Tây đã đạt được những kết quả khả quan. Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ có tốc độ tăng trưởng bình quân 3 năm là 12,9%, tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ, lợi nhuận trước thuế, thu dịch vụ ròng đều có sự tăng trưởng rất đáng khích lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)