1.5 .Kinh nghiệm về phát triển cho vay ngân hàng đối với DNNVV
3.3.1. Hoạt động cho vay đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Hà Tây
3.3.1.1. Chính sách cấp tín dụng đối với DNNVV tại Agribank chi nhánh Hà Tây
Chính sách cấp tín dụng đối với DNVVN tại Agribank chi nhánh Hà Tây được tuân thủ theo chính sách chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hiện tại, định hướng đối với việc phát triển đối tượng khách hàng DNVVN tại NHNo&PTNT Việt Nam như sau:
Chính sách về đối tượng khách hàng:
+ Ngành nghề kinh doanh: Ưu tiên đối với các DNNVV hoạt động 1 ngành nghề hoặc hoạt động nhiều ngành nghề trong đó có ngành nghề kinh doanh chính. Doanh nghiệp phải kinh doanh ngành nghề chính liên tục trong hơn 2 năm. Đội ngũ tham gia công tác quản trị điều hành cũng cần có kinh nghiệm từ 1 đến 2 năm. Đối với các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay.
+ Lịch sử tín dụng: Đối với các khách hàng mới, ưu tiên các khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên tại các TCTD khác. Đối với các khách hàng cũ, ưu tiên khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, không có nợ nhóm 2 trở lên do xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank, không có nợ quá hạn quá 15 ngày tại Agribank trong vòng 12 tháng và không có nợ nhóm 3-5 trong 2 năm gần nhất tính tới thời điểm xét duyệt. Các trường hợp còn lại thuộc đối tượng hạn chế cho vay, kiểm soát đặc biệt hoặc không cho vay.
+ Địa điểm kinh doanh: Địa điểm sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp phải cùng địa bàn hoạt động của Agribank chi nhánh Hà Tây nơi cho vay hoặc cách tối đa 50km (đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ), 100 km (đối với doanh nghiệp có quy mô vừa).
+ Nguồn trả nợ: Toàn bộ nguồn trả nợ từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của DNNVV (không bao gồm thu nhập từ hoạt động từ hoạt động đầu tư tài chính và thu nhập bất thường). Hoặc có một phần nguồn trả nợ là thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính (<30%) nhưng không bao gồm thu nhập bất thường.
Chính sách về mức cho vay:
Mức cho vay sẽ được xác định căn cứ tùy vào nhu cầu vay vốn, khả năng trả nợ, tình hình tài chính của DNNVV cũng như tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.
Chính sách về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo:
Quy định về tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo đối với DNVVN được tuân theo quy định chung của Agribank từng thời kỳ
Chính sách lãi suất:
Mức lãi suất được áp dụng cho các khoản vay đối với DNVVN tuân thủ theo quy định về lãi suất của NHNN và quy định tại Biểu lãi suất cho vay đối với KHDN của Agribank từng thời kỳ. Theo đó, lãi suất cho vay áp dụng đối với các DNNVV được phân biệt theo kỳ hạn vay, sản phẩm vay, loại tiền vay, theo loại tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo… Ngoài ra, Agribank còn quy định các mức giảm lãi suất theo từng đối tượng khách hàng và thẩm quyền phê duyệt giảm lãi suất.
Thời hạn và phương thức cho vay:
Căn cứ nhu cẩu của DNNVV và quy định hiện hành tại Agirbank, khách hàng có thể vay vốn theo các sản phẩm: Cho vay bổ sung vốn lưu động từng lần, cho vay bổ sung vốn lưu động theo hạn mức tín dụng, cho vay đầu tư tài sản cố định/tài trợ dự án, tài trợ xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu …
Thời hạn cho vay sẽ được xác định căn cứ theo quy định từng sản phẩm, phương thức cho vay, theo nguồn tiền trả nợ của DNNVV
3.3.1.2. Quy trình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank chi nhánh Hà Tây
Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung cũng như các DNNVV nói riêng được thực hiện theo Quy định hiện hành là Quyết định số
766/QĐ- NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam v/v ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Các cán bộ tín dụng tại Agribank chi nhánh Hà Tây dựa trên văn bản hướng dẫn này để thực hiện đầy đủ các khâu của quy trình, từ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ và tiền hành thẩm định.
Quy trình cho vay có thể khái quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3. 2. Lƣu đồ quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay tại Agribank chi nhánh Hà Tây
Sơ đồ 3. 3. Lƣu đồ quy trình thẩm định, phê duyệt khoản vay tại Hội sở chính (trƣờng hợp khoản vay vƣợt thẩm quyền Chi nhánh)
Đối với cho vay DNNVV, hiện nay, tại Agribank chi nhánh Hà Tây thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng DNNVV:
Cán bộ thẩm định/cán bộ phòng tín dụng thực hiện tiếp nhận nhu cầu vay vốn/bảo lãnh/mở LC từ KH DNNVV, lập phiếu tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng. Trường hợp khách hàng đã và đang có quan hệ tín dụng tại chi nhánh, người thẩm định đối chiếu danh mục hồ sơ tín dụng để đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung những hồ sơ còn thiếu
Thực hiện công việc thẩm định phƣơng án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tƣ:
Trên cơ sở đối chiếu các quy định, thông tin có liên quan và các nội dung yêu cầu được quy định tại Quyết định số 766/QĐ-NHNo-KHDN ngày 01/08/2014 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam v/v “Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”. Cán bộ thẩm định tại Agribank
chi nhánh Hà Tây tiến hành xem xét, thẩm định phương án SXKD/dự án đầu tư của khách hàng xin vay vốn). Nếu cần thiết, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ hoặc giải trình rõ thêm. Đây là công đoạn quan trọng nhất, cán bộ thẩm định sẽ tập trung xem xét đánh giá một cách tổng quát và cụ thể nhất về hiệu quả của phương án vay vốn. Các bước cần thiết phải thực hiện bao gồm:
Bước 1: Thu thập thông tin cần thiết về khách hàng và phương án vay vốn:
Cán bộ tín dụng/thẩm định thực hiện thu thập các thông tin trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp, các nguồn thông tin từ các kênh thông tin khác như: Các mối quan hệ khác, Internet, báo chí, ....
Bước 2: Rà soát, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn,
đầu tư dự án, mục đích đầu tư dự án
Bước 3: Thu thập thông tin về quan hệ tín dụng từ CIC. Chấm điểm, xếp hạng
khách hàng tại thời điểm thẩm định theo quy định về Xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank (trừ trường hợp khách hàng mới thành lập chưa đủ thông tin chấm điểm tín dụng). Trường hợp khách hàng quan hệ lần đầu, đủ thông tin chấm điểm tín dụng, người thẩm định nhập thông tin vào hệ thống để chấm điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng nội bộ (Hiện nay được quy định tại Quyết định số 475/QĐ-NHNo- XLRR ngày 20/04/2015 của TGĐ NHNo&PTNT Việt Nam “Về sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy định hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc”)
Bước 4: Thẩm định chi tiết phương án SXKD/dự án đầu tư. Việc thẩm định
phương án SXKD/dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng.
Lập báo cáo kết quả thẩm định PA SXKD/dự án đầu tƣ:
Cán bộ thực hiện thẩm định tại Agribank chi nhánh Hà Tây lập báo cáo thẩm định trong đó nêu rõ đề xuất đồng ý cho vay/không đồng ý cho vay (trường hợp đề xuất không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do), ký nháy từng trang Báo cáo thẩm
định, ký và ghi rõ họ tên vào phần Người thẩm định trên Báo cáo thẩm định trình Người kiểm soát khoản vay kèm theo toàn bộ hồ sơ khoản vay.