Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với DNNVV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 85 - 86)

1.5 .Kinh nghiệm về phát triển cho vay ngân hàng đối với DNNVV

4.2. Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp

4.2.3. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm tiền vay đối với DNNVV

Agribank chi nhánh Hà Tây thường yêu cầu khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi nhận tín dụng đó là do khách hàng luôn phải đối đầu với rủi ro trong kinh doanh, có thể mất khả năng trả nợ cho ngân hàng. Những biến cố không mong đợi có thể gây cho chi nhánh những tổn thất lớn. Chính vì vậy trừ khi có uy tín với ngân hàng, nhiều khách hàng phải có tài sản bảo đảm khi nhận tín dụng. Đây là một trong những biện pháp bảo đảm tiền vay giúp ngân hàng có được nguồn bù đắp rủi ro khi khách hàng không trả được nợ.

Do đó, để hoàn thiện nghiệp vụ bảo đảm tiền vay đòi hỏi Agribank chi nhánh Hà Tây phải xây dựng và hoàn thiện quy trình, chuẩn mực trong việc cho vay và thẩm định tài sản bảo đảm. Tăng cường hơn nữa công tác phân tích khách hàng hiện tại và tiềm năng về khả năng sử dụng cũng như hoàn trả vốn, tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro và tiên lượng khả năng kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, Agribank chi nhánh Hà Tây phải yêu cầu tất cả các khách hàng vay vốn có nghĩa vụ cung cấp thông tin về cá nhân, tình hình tài chính, về hợp đồng và hoá đơn liên quan. Đồng thời, Agribank chi nhánh Hà Tây tiếp tục xây dựng một mạng lưới thông tin bao quanh và trang bị cho cán bộ thẩm định những phương pháp tiếp cận, khai thác thông tin từ nhiều nguồn. Định kỳ thực hiện việc kiểm tra, đôn đốc khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Để có thể đẩy nhanh tốc độ và tăng giá trị thu hồi các khoản nợ quá hạn, Agribank chi nhánh Hà Tây cũng cần thành lập một bộ phận chuyên trách việc xử lý khoản nợ tồn đọng thông qua xử lý tài sản bảo đảm và nâng cao chất lượng quản lý điều hành việc xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng là không đủ tài sản thế chấp trong khi vay vốn bằng tín chấp cũng không đủ điều kiện. Chính vì vậy, Agribank chi nhánh Hà Tây vẫn có thể đáp ứng nhu cầu nếu doanh nghiệp đưa ra được phương án sản xuất kinh doanh khả thi thuyết phục được ngân hàng.

Agribank chi nhánh Hà Tây cũng cần linh hoạt trong chính sách về tài sản bảo đảm: Giá trị tài sản bảo đảm nên được định giá dựa trên giá trị thị trường nhiều hơn là dựa vào khung giá của Nhà nước đưa ra, qua đó có thể giúp các DNNVV có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng, nắm bắt kịp thời cơ hội kinh doanh, gia nhập vào thị trường mới. Agribank chi nhánh Hà Tây coi trọng nhưng không quá phụ thuộc vào TSBĐ. Các khoản vay sẽ phải được trả bằng nguồn thu từ phương án sản xuất kinh doanh, chứ không phải tài sản bảo đảm, nên TSBĐ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ khi cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh hà tây (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)