Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 33 - 37)

1.1. Cơ sở lý luận về công tác đào tạo nguồn nhân lực

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh

qua việc so sánh, phân tích tổng chi phí và tổng lợi ích do đào tạo mang lại.

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. doanh nghiệp.

1.1.3.1. Các nhân tố bên trong

Các thách thức trong công tác đào tạo

Không phải lúc nào đào tạo cũng đƣợc nhìn nhận nhƣ một khoản đầu tƣ đem lại siêu lợi nhuận, mà nó cũng có những thách thức. Để có đƣợc hiệu quả từ công tác đào tạo, phải xem xét các thách thức chủ yếu nhƣ: Đào tạo có là giải pháp không; Mục tiêu đào tạo có rõ ràng và thực tế không; Đào tạo có phải là đầu tƣ tốt không; Đào tạo có kết quả không. Ngoài ra đào tạo còn gặp một số rào cản bất lợi nhƣ đào tạo thƣờng đƣợc xem là một chi phí hơn là một đầu tƣ; Sự bám sát của đối thủ cạnh tranh để thu hút những nguồn nhân sự đã đƣợc đào tạo; Về ngắn hạn ngƣời ta thƣờng có xu hƣớng giảm số nhân viên đang đào tạo hơn là đang làm việc.

Quan điểm của lãnh đạo cấp cao và chính sách của doanh nghiệp.

Có những tổ chức, các nhà quản trị rất quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là chiến lƣợc trong quá trình phát triển và cạnh tranh với các tổ chức, DN khác. Nhƣng cũng có những trƣờng hợp, vì lý do nào đó nhà quản trị chƣa thực sự quan tâm, coi trọng vấn đề này thì công tác đào tạo nguồn nhân lực ở tổ chức đó sẽ đƣợc thực hiện không thƣờng xuyên, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo thấp, từ đó có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động chung của DN.

Chính sách, triết lý kinh doanh, những tƣ tƣởng, quan điểm của nhà quản trị doanh nghiêp có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình đào tạo. Chính sách của doanh nghiệp đầu tƣ thích đáng cho quá trình đào tạo, ƣu tiên, khuyến

khích ngƣời lao động tham gia nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đào tạo.

Ngành nghề kinh doanh.

Nhân tố này ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của DN. Các sản phẩm và kỹ thuật đòi hỏi ngƣời lao động phải qua đào tạo và giỏi về trình độ chuyên môn vì thé DN rất quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Hoạt động trong ngành sản xuất mà trang thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, những yếu tố này chỉ phát huy tác dụng khi ngƣời lao động biết sử dụng nó. Vì thế, lao động phải đƣợc trang bị kiến thức để sử dụng máy móc, thiết bị này hiệu quả nhất và đảm bảo an toàn.

Nhân tố công nghệ, thiết bị.

Ngày nay, các DN ngày càng đầu tƣ, chú trọng vào công nghệ thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình, đòi hỏi ngƣời lao động phải trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đáp ứng đƣợc những thay đổi đó. Sự thay đổi về quy trình công nghệ của DN có ảnh hƣởng rất lớn tới công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty..

Nội dung chương trình, chất lượng giảng viên

Nội dung chƣơng trình đào tạo phải đƣợc lựa chọn để nâng cao năng lực chuyên môn của học viên và đáp ứng mục tiêu phát triển của tổ chức chứ không phải theo xu thế của xã hội hay nhu cầu cá nhân.

Chọn đƣợc giảng viên “chuẩn” giúp khóa đào tạo cầm chắc 50% thành công. Tổ chức không chỉ quan tâm tới chuyên môn của giảng viên mà cả những yếu tố khác nhƣ sự nhiệt tình, khả năng truyền đạt, hòa đồng…

Khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Các nguồn lực tài chính đầu tƣ cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có vai trò quan trọng.Nó gây ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng đào tạo cũng

nhƣ quy mô đào tạo nguồn nhân lực. Ðể có thể đầu tƣ đƣợc những trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy hay phát triển số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ giáo viên, học viên thì phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tài chính của mỗi tổ chức và của mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chỉ có thể đƣợc thực hiện khi có một nguồn kinh phí ổn định và phù hợp dành cho nó.

Đặc điểm nguồn nhân lực của công ty.

Những ngƣời lao động trong tổ chức chính là đối tƣợng của công tác đào tạo và phát triển. Tổ chức cần căn cứ vào những đặc điểm của nguồn nhân lực trong tổ chức nhƣ quy mô, cơ cấu, số lƣợng… để thực hiện công tác đào tạo và phát triển một cách phù hợp.

Yếu tố năng lực của ngƣời học: Khả năng của ngƣời học ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng đào tạo của tổ chức. Ngƣời học phải là ngƣời biết chủ động tìm kiếm cơ hội học hỏi, biết đặt ra mục tiêu cá nhân và có thái độ tích cực thì việc học sẽ đạt kết quả trọn vẹn và chỉ khi ngƣời học thực sự muốn học thì hiệu quả đào tạo mới có cơ hội xuất hiện.

Cơ cấu lao động theo độ tuổi, giới tính:

Về độ tuổi, nếu DN có cơ cấu lao động trẻ hơn DN kia thì nhu cầu đào tạo sẽ có khả năng cao hơn DN kia. Điều này xuất phát từ đặc điểm tâm lý của ngƣời lao động là càng lớn tuổi thì nhu cầu học tập càng giảm đi.

Giới tính cũng ảnh hƣởng tới nhu cầu đào tạo của DN. Thông thƣờng trong một tổ chức nếu tỷ lệ nữ cao hơn nam giới thì nhu cầu đào tạo sẽ thấp và ngƣợc lại.

1.1.3.2. Các nhân tố bên ngoài

Môi trường văn hóa – xã hội

Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển, môi

trƣờng chính trị ổn định, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, có điều kiện về kinh phí dành cho đào tạo nhân lực đồng thời ngƣời lao động có nhu cầu đào tạo lớn, thuận lợi cho việc nâng cao chất lƣợng đào tạo

Thị trường lao động.

Nhân lực công ty có khi biến động do một số ngƣời thuyên chuyển đi nơi khác, về hƣu, ốm đau, chết, tai nạn, kỷ luật, buộc thôi việc. Vì vậy, nhu cầu bổ sung nhân lực xuất hiện và nguồn bổ sung này phải tìm từ nguồn lao động bên ngoài. Mặt khác, do nhu cầu phát triển và mở rộng sản xuất nên tổ chức cần có thêm nhân lực để hoàn thiện nhiệm vụ. Ngoài ra, nhu cầu lao động có ảnh hƣởng tới công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty, cụ thể là khi thị trƣờng lao động khan hiếm, cung lao động thiếu, DN lại không tuyển dụng nhân lực nên cần phải đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Tiến bộ của khoa học công nghệ.

Cạnh tranh về khoa học công nghệ là một trong những vấn đề sống còn của DN trƣớc các đối thủ cạnh tranh trong cùng một môi trƣờng phát triển. Bởi lẽ nó liên quan trực tiếp đến năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm..Vì vậy, đổi mới công nghệ máy móc phải đi đôi với việc thay đổi về chuyên môn, nghiệp vụ, cơ cấu ngành nghề của nhân viên.

Đối thủ cạnh tranh của DN.

Để có một vị thế vững chắc trong một môi trƣờng kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì buộc các DN phải biết sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình đặc biệt là nguồn lực con ngƣời. Nhân lực của mỗi tổ chức, DN đều mang những đặc điểm riêng và là một yếu tố đặc biệt tiềm năng, chƣa đƣợc khai thác hết nên sẽ giúp tạo ra những lợi thế riêng của mỗi tổ chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)