Xây dựng chương trình đào tạo
Với đào tạo nâng ngạch, chuyển ngạch, Công ty lập hội đồng thi gồm Giám đốc công ty, một Phó giám đốc, Trƣờng Phòng Hành chính-Nhân sự, đại diện BCH công đoàn và các thành viên khác do Chủ tịch hội đồng lựa chọn. Hội đồng thi chịu trách nhiệm xây dựng đề án thi, ra đề thi, quy định nội quy thi, chấm điểm và chuẩn bị tài liệu học cho ngƣời dự thi. Đào tạo và thi nâng ngạch có ba nội dung là tin học, chuyên môn nghiệp vụ và phần thi chung gồm kiến thức có tính lý luận chung nhƣ đƣờng lối, quan điểm của Đảng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nƣớc, nhiệm vụ chính của Bộ Xây dựng, các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế…
Với hình thức cử đi học ở các trƣờng, trung tâm và cơ sở bên ngoài, nội dung của chƣơng trình đào tạo gồm cả hình thức kiểm tra cuối khóa đƣợc cơ sở đào tạo xây dựng, soạn thảo, gửi về Phòng Hành chính-Nhân sự để lấy ý kiến, kiểm tra, phê duyệt trƣớc khi tiến hành đào tạo.
Bảng 3.8: Đánh giá của nhân viên về nội dung đào tạo tại Agriseco
Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ (%)
Sát với thực tế công việc, bố cục rõ ràng,
ví dụ dễ hiểu. 70 73,7%
Sát với thực tế công việc, bố cục rõ ràng,
một số phần khó hiểu. 20 21,0%
Không sát với công việc thực tế, bố cục, ví
dụ khó hiểu, không phù hợp. 5 5,3%
Tổng 95 100,0%
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát
Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy 100% các ý kiến đánh giá của ngƣời lao động tại Công ty về nội dung đào tạo đều mang tính tích cực. Có 73,7% ý kiến cho rằng nội dung đào tạo sát với thực tế công việc, bố cục rõ ràng với các ví dụ dễ hiểu, chỉ có 21,0% cho biết nội dung đào tạo có một số phần khó hiểu và 5,3% là không sát với công việc và không phù hợp. Nội dung là phần quan trọng nhất của một chƣơng trình đào tạo, với các ý kiến đánh giá tích cực của nhân viên phần nào cho thấy chất lƣợng tốt của hoạt động xây dựng nội dung và khung chƣơng trình đào tạo tại Công ty.
Phương pháp đào tạo
Hiện nay Agriseco sử dụng bốn phƣơng pháp đào tạo là cử tham gia hội thảo, kèm cặp chỉ bảo, cử đi học ở các cơ sở đào tạo hoặc trung tâm và luân chuyển, thuyên chuyển công việc.
Đào tạo bằng phƣơng pháp cử đối tƣợng đào tạo tham gia hội thảo, hội nghị đƣợc áp dụng với chƣơng trình đào tạo quản lý Nhà nƣớc, đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ thuộc diện quy hoạch.
áp dụng với các chƣơng trình đào tạo tin học, đào tạo nâng cao trình độ, chuyên môn, đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ thuộc diện quy hoạch.
Đào tạo theo phƣơng pháp kèm cặp, chỉ bảo chỉ đƣợc áp dụng đối với đào tạo định hƣớng nhân viên mới tuyển dụng và nhân viên còn non tay nghề.
Luân chuyển, thuyên chuyển công việc đƣợc là một hình thức đào tạo áp dụng đối với nhân viên có thành tích tốt, đang cơ cấu để lên cấp quản lý hay dành cho các nhân viên có thành tích không tốt ở bộ phận này và đƣợc cân nhắc để chuyển sang bộ phận khác phù hợp hơn.
Bảng 3.9: Các phƣơng pháp đào tạo tại Agriseco.
Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 Số lƣợt % Số lƣợt % Số lƣợt % Số lƣợt % Cử đi học ở các trƣờng, trung tâm 20 57,1 9 56,3 11 50,0 17 50,0 Tham dự hội thảo,
hội nghị 5 14,3 4 25,0 5 22,7 7 20,6
Kèm cặp và chỉ
bảo 10 28,6 3 18,7 6 27,3 10 29,4
Tổng 35 100% 16 100% 22 100% 34 100%
Nguồn: Agriseco, 2012 – 2015
Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy hình thức đào tạo ngoài công việc chiếm tỷ lệ cao trên 50% nhƣng có xu hƣớng giảm dần theo các năm. Tỷ trọng đào tạo theo phƣơng pháp cử đi học ở các trƣờng, các trung tâm chiếm 57,1% vào năm 2012 nhƣng từ năm 2013-2015 phƣơng pháp này đã có xu hƣớng giảm xuống và vào năm 2014 và 2015 thì số lƣợt đƣợc đào tạo theo phƣơng pháp này chững lại chỉ chiếm 50% do phƣơng pháp này đòi hỏi kinh
phí cao hơn các phƣơng pháp còn lại nhƣng doanh thu và quy mô nguồn nhân lực của công ty trong năm này cũng giảm sút nên chí phí dành cho đào tạo cũng giảm theo. Trong khi đó, hình thức đào tạo trong công việc nhƣ đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ bảo đƣợc áp dụng khá nhiều vào năm 2012 chiếm 28,6%, nhƣng lại có xu hƣớng giảm dần qua các năm và tăng lại vào năm 2015 chiếm 29,4%. Nguyên nhân là do đào tạo theo kiểu kèm cặp chỉ bảo tốn ít chi phí hơn các phƣơng pháp khác. Riêng hình thức đào tạo thông qua việc tham gia hội nghị, hội thảo lại biến động không ngừng qua các năm.
Bảng 3.10: Quan điểm của nhân viên về các phƣơng pháp đào tạo. Phƣơng pháp Tán thành Không tán thành Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Mở lớp học tập trung. 20 21% 75 79% Cử đi học ở trƣờng, trung
tâm bên ngoài. 80 84% 15 16%
Tổ chức hội thảo. 65 68% 30 32%
Đào tạo từ xa. 70 54% 25 44%
Kèm cặp, chỉ bảo. 50 53% 45 47%
Luân chuyển, thuyên chuyển 30 32% 65 68%
Phƣơng pháp khác. 0% 0%
Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra khảo sát
Nhìn chung, đa số các khóa đào tạo đều sử dụng phƣơng pháp đào tạo ngoài công việc. Phƣơng pháp đƣợc doanh nghiệp áp dụng phù hợp với nội dung đào tạo và phù hợp ý kiến của nhân viên. Có đến 84% nhân viên tham gia khảo sát tán thành với phƣơng pháp cử đi học tại cơ sở bên ngoài, 68% số nhân viên cho rằng phƣơng pháp đào tạo thông qua các hội nghị, hội thảo là
phù hợp, có 53% chủ yếu là nhân viên trẻ cho biết muốn đào tạo theo phƣơng pháp kèm cặp, chỉ bảo. Tuy nhiên, tại cơ sở đào tạo bên ngoài, cách thức giảng bài nhiều khi mang tính truyền thống, giáo viên giảng bài, học viên ghi chép nên dễ gây ra tâm lý chán nản. Một phƣơng pháp đào tạo đƣợc ngƣời lao động tại Công ty đánh giá cao nhƣng hiện nay chƣa đƣợc áp dụng là đào tạo từ xa, chiếm tới 54%. Với phƣơng pháp này, ngƣời lao động hoàn toàn chủ động, có thể làm việc trong suốt quá trình học tập.