3.3. Đánh giá chung công tác đào tạo nguồn nhân lực tại Công ty
3.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Qua quá trình nghiên cứu thực tế và thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau ta có thể thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực của Công ty vẫn còn những hạn chế cần đƣợc khắc phục:
Xác định nhu cầu và mục tiêu
- Trong việc xác định nhu cầu đào tạo, Công ty mới chỉ dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để lên kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực là chủ yếu. Do đó, nếu tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty có những thay đổi bất ngờ sẽ làm cho công tác đào tạo bị thay đổi theo.
- Việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu nghiêng về phân tích doanh nghiệp làm căn cứ, chƣa chú trọng nhiều tới phân tích nhân viên.
- Mục tiêu của công tác đào tạo mà công ty đƣa ra chƣa cụ thể, không đƣa ra đƣợc những căn cứ rõ ràng để có thể đo lƣờng chính xác giữa mục tiêu đặt ra và kết quả thực hiện của công tác đào tạo.
- Công ty đặt ra các mục tiêu thƣờng cao so với học viên đi học nên đôi khi tạo ra áp lực cho các học viên.
Xây dựng chương trình và phương pháp đào tạo
- Chƣơng trình học vẫn chú trọng tập trung vào đào tạo tại các trung tâm. Hình thức này tuy có hiệu quả nhƣng lại tốn kém.
- Trong phƣơng pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp thì ngƣời hƣớng dẫn là những nhân viên lành nghề hay những nhân viên có kinh nghiệm trong công ty. Những ngƣời này có thể có nhiều kinh nhiệm, thực hành tốt nhƣng lại thiếu kỹ năng sƣ phạm, chƣa có hệ thống lý thuyết, vì vậy việc đào tạo chỉ đơn giản là học thực hành mà không đƣợc trang bị lý thuyết đầy đủ. Đó là chƣa kể đến những ngƣời này không có kỹ năng sƣ phạm nên trình độ giảng dạy, truyền đạt của họ khó hiểu dẫn đến ngƣời đƣợc đào tạo khó có thể tiếp thu hết những gì ngƣời dạy truyền đạt.
- Các phƣơng pháp học còn thiếu, cần bổ sung, các bài học chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết chƣa đi sâu vào thực hành dẫn đến việc giữa thực hành và lý thuyết có khoảng cách xa nhau.
Lựa chọn giáo viên đào tạo
Nếu giáo viên đƣợc lựa chọn là giáo viên từ bên trong Công ty thì là do cán bộ quản lý lựa chọn mà không dựa trên những tiêu thức cụ thể, không đƣợc đánh giá kỹ lƣỡng hay những giáo viên bên ngoài lại do các cơ sở, trung tâm giáo dục chọn cũng có thể không phù hợp với doanh nghiệp.
Kinh phí đào tạo
Nguồn kinh phí đào tạo hiện nay của Công ty vẫn chƣa đƣợc thành lập một quỹ riêng mà chủ yếu đƣợc trích một phần từ lợi nhuận của công ty, rất hạn hẹp. Vì nguồn kinh phí hàng năm này phải dựa vào khả năng kinh doanh của công ty, do đó nhiều khi kế hoạch đào tạo đã đƣợc lập nhƣng kinh phí không đủ nên dẫn tới giảm quy mô, giảm chất lƣợng đào tạo.
Đánh giá kết quả đào tạo
- Đánh giá kết quả còn chƣa khoa học, chƣa thực sự rõ ràng do chỉ dựa vào sự đánh giá nhiều khi là chủ quan của giáo viên trực tiếp giảng dạy.
- Chƣa phản ánh đƣợc kết quả đào tạo thực chất của học viên do công tác đánh giá còn mang nặng tính hình thức, tổ chức kiểm tra còn sơ sài.
- Học viên chƣa trả lời khách quan về quá trình học cũng nhƣ kết quả đạt đƣợc.