Khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNCs)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 001 (Trang 38 - 40)

2.2 Nhân tố thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia (TNCs) địa phƣơng hóa

2.2.1 Khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNCs)

Có nhiều thuật ngữ khác nhau đƣợc sử dụng nhƣ “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm), “công ty đa quốc gia” (Multinational Corporation – MNC hay Multinational Enterprise – MNE), “công ty xuyên quốc gia” (Transnational Corporation – TNC) và “công ty toàn cầu” (Global Firm). Tuy nhiên, độ phổ biến của các thuật ngữ này là khác nhau và nội dung của chúng cũng có phần khác nhau. Năm 1960, các thuật ngữ “công ty quốc tế” (International Enterprise/Firm) và “công ty đa quốc gia” (Multinational Enterprise) đƣợc sử dụng với ý nghĩa nhƣ nhau nhƣng nhìn chung thuật ngữ “công ty quốc tế” đƣợc sử dụng phổ biến hơn. Theo học giả Jenkins thì các thuật ngữ này nói đến sự lớn mạnh của công ty đã vƣợt ra khỏi phạm vi một quốc gia và có các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều nƣớc trên thế giới. Đặc điểm cơ bản của hai loại công ty này là quy mô lớn, sở hữu đa quốc tịch và có phạm vi hoạt động ở nhiều nƣớc. Mặc dù hai thuật ngữ trên có ý nghĩa tƣơng đối giống nhau nhƣng xét về cách tiếp cận, thuật ngữ “công ty quốc tế” xem xét công ty từ góc độ kinh doanh quốc tế; trong khi thuật ngữ “công ty đa quốc gia” lại đề cập đến cả tính sở hữu đa quốc gia của công ty (Richard E. Caves, 1986). Vì thế thuật ngữ thứ hai phản ánh đầy đủ hơn đặc điểm của loại

hình công ty này. Sang đến đầu những năm 1970, thuật ngữ “công ty đa quốc gia” (MNE) đƣợc sử dụng nhiều hơn thuật ngữ “công ty quốc tế”. Trong thời kỳ này, MNEs chuyển sang cơ chế phi tập trung và đa doanh hơn trƣớc. Quá trình ra quyết định các hoạt động của các công ty không còn độc quyền từ một chủ sở hữu ở chính quốc mà quyền tham gia quản lý cũng đƣợc trao cho những ngƣời bản địa ở nơi mà công ty đặt chi nhánh. Hơn nữa, những ngƣời này còn có quyền điều chỉnh tỷ lệ góp vốn và quyết định hình thức hợp tác FDI với MNE ở nƣớc chủ nhà. Chính vì thế, cơ cấu tổ chức và hoạt động của MNE không chỉ có tính quốc tế mà còn mang đậm nét đa quốc gia. Có rất nhiều tiêu chí khác nhau để xem xét một công ty là MNE. Các học giả Mỹ thƣờng căn cứ vào phạm vi kiểm soát và quản lý các hoạt động sản xuất ít nhất từ hai nƣớc trở lên; họ cũng thƣờng sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp” (enterprise) hơn là “công ty” (company) và nhấn mạnh đến mức độ kiểm soát và quản lý trực tiếp của các hoạt động ở nƣớc ngoài của công ty (Richard E. Caves, 1986).

Một số học giả khác lại cho rằng một MNE phải có quy mô tài sản đạt mức trên 100 triệu USD (Raymond Vernon, 1971) hoặc đƣợc xếp vào danh sách 500 công ty lớn nhất về tài sản trên thế giới đƣợc công bố hàng năm (Harvard Business School, 1974). Ngoài ra, còn có tài liệu định nghĩa MNE dựa trên các tiêu chuẩn nhƣ số lao động sử dụng ở nƣớc ngoài hoặc tỷ lệ tài sản ở nƣớc ngoài trên tổng giá trị tài sản của công ty (Jenkins, 1987). Các MNE tăng trƣởng mạnh mẽ cuối những năm 1980 do sự nới lỏng các quy chế đầu tƣ nƣớc ngoài ở các nƣớc đang phát triển và xu hƣớng tự do hóa thị trƣờng vốn quốc tế. Trong thời gian này, trào lƣu các công ty mẹ (parent firms) mở rộng các chi nhánh ra nhiều nƣớc (transnational) đã trở nên nổi bật và thuật ngữ “công ty xuyên quốc gia” (TNCs) đƣợc sử dụng rộng rãi. Theo định nghĩa, TNC là doanh nghiệp có sở hữu và kiểm soát tài sản nhƣ nhà máy,

hầm mỏ, đồn điền và các cơ sở bán hàng ở hai hoặc nhiều nƣớc (Colman and Nixson, 1994). Định nghĩa này cũng đƣợc đƣa ra bởi nhiều học giả nhƣ Jenkins, Rasiah hay Dunning and Sauvant.

Nhƣ vậy, theo các định nghĩa đã nêu, bản chất của TNCs và MNEs là giống nhau: chúng đều là những công ty có quy mô lớn về tài sản, phạm vi hoạt động ở nhiều nước và tìm kiếm lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. Sự khác nhau về tên gọi chỉ là phản ánh đặc điểm phát triển trong từng thời kỳ tăng trưởng của TNC hoặc thói quen sử dụng từ ngữ của các học giả.

Năm 2003, Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD) đã đƣa ra định nghĩa chung nhƣ sau: “TNCs là các công ty liên doanh hoặc độc lập bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng. Công ty mẹ là công ty thực hiện quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của các thực thể kinh tế khác ở nước ngoài thuộc quyền quản lý của chúng thông qua hình thức sở hữu vốn tư bản cổ phần. Có tỷ lệ góp vốn cổ phần là 10% so với cổ phần gốc hoặc cao hơn, hay mức cổ phần khống chế đối với các công ty liên doanh, hoặc tương ứng đối với các công ty độc lập, thường được xem là ngưỡng để giành quyền kiểm soát tài sản của các công ty khác.”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 001 (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)