Gắn kết chiến lược địa phương hóa nguồn nhân lực với chiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 001 (Trang 98 - 102)

kinh tế vùng

Thứ nhất: Chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vùng gắn với chính sách sử dụng nguồn nhân lực địa phương: Chính sách chung của nhà nƣớc nhằm khuyến khích thu hút đầu tƣ góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Chính phủ đã ban hành một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ trong tất cả các lĩnh vực trên phạm vi cả nƣớc, cụ thể: Hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp theo Nghị định 124/2008/NĐ-CP; Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng, ƣu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động xã hội hóa theo Nghị định số 69/2008/NĐ-CP; Về miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tƣ vào lĩnh vực đƣợc ƣu đãi về thuế nhập khẩu hoặc địa bàn đƣợc ƣu đãi về thuế nhập khẩu; dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu, để tạo tài sản cố định của dự án đƣợc ƣu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tƣ bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); đầu tƣ về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hóa, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tƣ vấn theo Nghị định 87/2010/NĐ-CP.

Về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ theo Nghị định số 69/2009/NĐ-CP. Về hỗ trợ tiền sử dụng đất theo Nghị định số 198/2004/NĐ-CP và Nghị định 20/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 198/2004/NĐ-CP Chính sách đặc thù của địa phƣơng

Tuy nhiên, ngoài những chính chung của nhà nƣớc cũng cần phải có chính sách riêng quy định thì tại mỗi tỉnh/thành phố trong các vùng kinh tế tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tƣ khi quyết định đầu tƣ tại địa phƣơng. Một số phạm vi đƣợc các địa phƣơng áp dụng nhƣ: ƣu đãi về thuế và đất đai, hỗ trợ đào tạo, hỗ trợ các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào, hỗ trợ bồi thƣờng tái định cƣ, hỗ trợ xây dựng nhà ở công nhân; Ngoài ra, tại một số địa phƣơng đã có một số chính sách đặc thù tạo nên sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tƣ, chẳng hạn nhƣ thành phố Hà Nội có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, kết cấu giao thông đƣờng cao tốc với các đặc khu kinh tế lân cận Hải Phòng giúp thuận lợi trong việc giao thƣơng, Đà Nẵng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ: dịch vụ một cửa; xuất nhập cảnh, cƣ trú; thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao; hỗ trợ vay vốn, xuất nhập cảnh; thành lập doanh nghiệp công nghệ cao; Quảng Ngãi có ban hành quy định một số chính sách khuyến khích thực hiện xã hội hóa thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao và môi trƣờng của tỉnh.

Phát triển cơ sở hạ tầng: Chính sách thu hút đầu tƣ thống nhất vùng tập trung vào những lĩnh vực phù hợp với định hƣớng phát triển từng vùng miền. Trong đó, ƣu tiên cải thiện và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại các tỉnh/thành phố vùng, liên kết phát triển du lịch, liên kết đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, hỗ trợ cung ứng vốn và dịch vụ phục vụ các chƣơng trình phát triển Vùng.

Đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng: Đối với từng địa phƣơng trong vùng, hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, thống kê quỹ đất sạch, chƣa sử dụng tại từng địa phƣơng với các thông số cụ thể về hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, chỉ tiêu về quy hoạch, hình thức đầu tƣ, có giá thuê đất cụ thể cùng các cơ chế ƣu đãi, hỗ trợ đi kèm để công bố công khai, rộng rãi. Tập trung giải quyết các yếu tố về điều kiện cơ sở hạ tầng gây cản trở tới hoạt động đầu tƣ

nƣớc ngoài nhƣ: hệ thống cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào, hệ thống cấp điện, nƣớc; đƣờng giao thông kết nối với các tuyến đƣờng cao tốc, đƣờng vành đai; vệ sinh môi trƣờng (xử lý chất thải, nƣớc thải...); sự ổn định về cung cấp năng lƣợng, công tác giải phóng mặt bằng. Xây dựng và hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông liên tỉnh và quốc tế về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thủy, đƣờng hàng không nhằm phục vụ phát triển kinh tế vùng. Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nƣớc; trong đó ƣu tiên: Đẩy nhanh triển khai một số dự án đƣờng bộ quan trọng nhƣ: dự án đƣờng cao tốc Bắc – Nam. Xúc tiến mở các tuyến đƣờng bay quốc tế trực tiếp đến các cảng hàng không quốc tế vùng, mở thêm các đƣờng bay trong nƣớc và các trung tâm du lịch trong và ngoài nƣớc.

Thứ hai, xây dựng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao là tiền đề thu hút đầu tư FDI: Khuyến khích các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ và khai thác các khu kinh tế, khu công nghiệp ở các vùng kinh tế. Xây dựng các liên kết thích hợp giữa các khu kinh tế, khu công nghiệp trong các vùng nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của từng khu kinh tế và từng vùng. Hỗ trợ các dự án đầu tƣ phát triền vùng nguyên liệu; sản xuất linh kiện, vật tƣ đầu vào từ các đối tác nƣớc ngoài, đặc biệt là trong ngành cơ khí ô tô, điện tử, hóa dầu, tập trung nguồn lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Khuyến khích và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm các chính sách khởi nghiệp, hỗ trợ, nuôi dƣỡng và ƣu đãi đầu tƣ, kinh doanh. Tăng cƣờng liên kết doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề thông qua các chính sách kết nối thông tin thị trƣờng, hệ thống sản xuất, tiêu chuẩn kỹ thuật giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Phát triển nguồn nhân lực và công nghệ, tập trung vào các hoạt động đào tạo, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ thông qua các chƣơng trình liên kết đào tạo, bồi dƣỡng, tham quan, trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp.

Thứ ba, xúc tiến đầu tư: Định hƣớng lựa chọn các dự án đầu tƣ, khuyến khích lựa chọn các dự án đầu tƣ phù hợp với định hƣớng phát triển vùng theo hƣớng ƣu tiên lựa chọn các dự án có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trƣờng, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất đai, tạo điều kiện và tăng cƣờng liên kết với các doanh nghiệp trong các vùng kinh tế; tập trung thu hút vào các lĩnh vực du lịch, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ có lợi thế, có hàm lƣợng tri thức cao, công nghệ thông tin; giáo dục và đào tạo; phát triển kết cấu hạ tầng; thu hút có chọn lọc công nghiệp chế biến, chế tác, công nghiệp năng lƣợng, công nghiệp lọc hóa dầu; ƣu tiên phát triển các dự án có sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm có khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng danh mục dự án trọng điểm vùng kêu gọi đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, nhất là các dự án ƣu tiên đầu tƣ có lợi ích kinh tế - xã hội cao, công nghệ thân thiện môi trƣờng, phát triển nguồn nhân lực, có tác động liên vùng, liên kết với doanh nghiệp trong vùng, thị trƣờng, đối tác; xây dựng tài liệu chi tiết dự án cho các dự án trọng điểm vùng để làm cơ sở cho việc kêu gọi các nhà đầu tƣ.

Định hƣớng lựa chọn đối tác đầu tƣ chiến lƣợc: Nghiên cứu xu hƣớng và chiến lƣợc đầu tƣ của một số đối tác chiến lƣợc có tiềm năng để có phƣơng án chủ động vận động các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lƣợng và chất lƣợng đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào vùng kinh tế. Xây dựng chính sách vận động, thu hút đầu tƣ đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng nhƣ có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm nhƣ các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, các nƣớc EU, Hoa Kỳ, Singapore... nhằm tận dụng thế mạnh của các quốc gia này về công nghệ cao, nguồn vốn và năng lực quản lý. Tích cực phối hợp với các đại diện ở nƣớc ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài), Bộ Ngoại giao, các Ngân hàng để kết nối, tiếp cận với các nhà đầu tƣ tiềm năng ở các thị trƣờng trọng điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 001 (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)