Vai trò của các TNCs về địa phương hóa phát triển nguồn nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 001 (Trang 40 - 48)

2.2 Nhân tố thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia (TNCs) địa phƣơng hóa

2.2.2 Vai trò của các TNCs về địa phương hóa phát triển nguồn nhân

lực.

Với mạng lƣới phân phối rộng, tiềm lực tài chính, khoa học công nghệ mạnh, TNCs đã có vai trò to lớn đến sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế nói riêng. Vai trò đó đƣợc thể hiện qua các hoạt động thúc đẩy thƣơng mại, đầu tƣ, phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ trên phạm vi thế giới.

Một là các TNCs thúc đẩy thƣơng mại thế giới phát triển, tăng cƣờng lƣu thông hàng hoá và dịch vụ quốc tế, góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc. Trong qúa trình hoạt động của mình các TNCs đã thúc

đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia và gia công quốc tế. Các TNCs thúc đẩy thƣơng mại phát triển với ba dòng lƣu thông hàng hoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chi nhánh ở nƣớc ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. TNCs chi phối hầu hết chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lƣu thông xuyên quốc gia của mình. TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hƣớng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển ở Châu Á.

Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các TNCs nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tƣ vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới đang thay đổi theo chiều hƣớng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lƣợng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tháng 12/2014 là hơn 26,9 tỷ USD, tăng 3,4%, tƣơng ứng tăng hơn 892 triệu USD so với tháng 11/2014. Trong đó, xuất khẩu đạt 12,88 tỷ USD, giảm 2,7%, tƣơng ứng giảm 354 triệu USD so với tháng 11/2014 và nhập khẩu đạt 14,04 tỷ USD, tăng 9,7% tƣơng ứng tăng 1,25 tỷ USD. Do vậy, cán cân thƣơng mại hàng hóa trong tháng 12/2014 thâm hụt hơn 1,16 tỷ USD.

Tính từ đầu năm đến hết tháng 12/2014, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá cả nƣớc đạt hơn 298,24 tỷ USD, tăng 12,9%, tƣơng ứng tăng 34,17 tỷ USD so với năm 2013; trong đó xuất khẩu đạt kim ngạch 150,19 tỷ USD, tăng 13,7%, tƣơng ứng tăng hơn 18,15 tỷ USD; và nhập khẩu đạt hơn

148,05 tỷ USD, tăng 12,1%, tƣơng ứng tăng hơn 16,02 tỷ USD. Cán cân thƣơng mại hàng hóa năm 2014 đạt mức thặng dƣ 2,14 tỷ USD, mức cao nhất từ trƣớc đến nay.

.

Hình 2.2: Diễn biến kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và cán cân thƣơng mại giai đoạn 2004 - 2014

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) trong tháng 12/2014 đạt hơn 16,18 tỷ USD, giảm 2,2%, tƣơng ứng giảm 366 triệu USD so với tháng trƣớc. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khối này đạt 8,19 tỷ USD, giảm 8,2%, tƣơng ứng giảm 736 triệu USD so với tháng trƣớc; kim ngạch nhập khẩu đạt gần 8 tỷ USD, tăng 4,9%, tƣơng ứng tăng 370 triệu USD so với tháng trƣớc. Tính đến hết tháng 12/2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI đạt 178,18 tỷ USD, tăng 14,7% so với năm 2013; trong đó xuất khẩu là gần 94 tỷ USD, tăng 16,1%, tƣơng ứng tăng 13,06 tỷ USD so với cùng kỳ năm trƣớc; nhập khẩu là 84,19 tỷ USD, tăng 13,1%, tƣơng ứng tăng 9,76 tỷ USD.

Khối các doanh nghiệp có vốn hoàn toàn trong nƣớc có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 12/2014 đạt hơn 10,60 tỷ USD, tăng 1,4%, tƣơng ứng tăng 155 triệu USD so với tháng 11/2014; tính đến hết năm 2014 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khối này đạt 118,26 tỷ USD, tăng 10,4%, tƣơng ứng tăng 11,14 tỷ USD so với năm 2013.

Hai là thúc đẩy hoạt động đầu tƣ quốc tế trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện qua kênh TNCs. Theo ƣớc tính của Hội nghị Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển UNCTAD, ngày nay đầu tƣ của TNCs chiếm đến 90% lƣợng FDI của thế giới. Năm 2011 đầu tƣ của TNCs là 1524 tỷ USD. Với lợi thế của mình về nhiều vốn kỹ thuật hiện đại, quản lý tiên tiến và mạng lƣới thị trƣờng rộng lớn các TNCs luôn tích cực đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhằm tối đa hóa lợi nhuận trên phạm vi toàn cầu. TNCs thúc đẩy lƣu thông dòng vốn đầu tƣ trên toàn thế giới, trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc thực hiện qua kênh TNCs. Chỉ tính riêng TNCs của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm 1/3 lƣợng FDI toàn cầu. Giá trị của lƣợng vốn FDI thực sự là thƣớc đo vai trò to lớn của các TNCs trong nền kinh tế thế giới vì FDI là công cụ quan trọng nhất của các TNCs trong việc thực hiện chiến lƣợc toàn cầu của mình.

Với tƣ cách là chủ thể của hoạt động đầu tƣ trên thế giới TNCs là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hƣởng mang tính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tƣ quốc tế. Vai trò điều tiết hoạt động đầu tƣ trên quy mô toàn cầu của TNCs thể hiện nhƣ sau:

Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngành đều có tốc độ tăng trƣởng chậm lại. Các TNCs giảm hoạt động trên hầu hết các lĩnh vực. Động thái đó ảnh hƣởng trực tiếp tới dòng lƣu chuyển FDI trên thế giới. Tổng đầu tƣ vào các nƣớc giảm 51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD. Trong xu thế đó thì các nƣớc phát triển lại bị ảnh hƣởng nhiều nhất do hầu hết các

hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nƣớc phát triển. Trong giai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nƣớc ngoài tăng lên 4 lần và đạt con số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996. Trong thời kỳ những năm 2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên. Tổng vốn FDI trên toàn cầu năm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD. Nguyên nhân chủ yếu là do các vụ M&A tăng lên cả về số lƣợng và giá trị. Chủ yếu là từ các TNCs của Mỹ và Tây Âu. Trong thời kỳ này, giá trị của các vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàn cầu. Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nƣớc phát triển và đang phát triển. Tuy nhiên. Tốc độ tăng trƣởng giảm hơn so với cuối những năm 90.

Hơn nữa, các TNCs làm thay đổi xu hƣớng đầu tƣ giữa các quốc gia. Khác với hai cuộc bùng nổ trƣớc (lần 1: 1979-1981 đầu tƣ vào các nƣớc sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tƣ giữa các nƣớc công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tƣ lần 3 (1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nƣớc đang phát triển. Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nƣớc phát triển chiểm phần lớn. Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hƣớng giảm dần trong khi các nƣớc đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao.

Nếu trƣớc đây, hầu hết nguồn vốn FDI đƣợc thực hiện bởi các TNCs của các nƣớc phát triển thì ngày nay số lƣợng các TNCs của các nƣớc đang phát triển cũng tăng lên và có ngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nƣớc đang phát triển. Ngày càng có nhiều công ty của các nƣớc đang phát triển mở rộng hoạt động đầu tƣ của mình ở các thị trƣờng nƣớc ngoài. Nếu nhƣ năm 1990, các công ty của các nƣớc đang phát triển sở hữu 148 tỉ USD vốn FDI thì đến năm 2005 con số này lên tới 1.400 tỉ USD. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gia nhất định. Trong các nƣớc đang phát triển thì Trung Quốc là nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhiều nhất (chiếm tới 1/3 tổng lƣợng vốn nói trên) sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia. Các TNCs lớn

của các nƣớc này là Hutchison Whampa (67 tỉ USD), Petronas(22tỉ USD), Singtel (18tỉ), Samsung (14tỉ USD).

Ba là tác động tích cực đến quá trình tích luỹ vốn của nƣớc chủ nhà. Thông qua nhiều cách thức huy động vốn từ các nguồn: vốn tự có, vốn đi vay, vốn huy động từ nền kinh tế nƣớc chủ nhà, thị trƣờng tài chính thế giới và thông qua các tổ chức tiền tệ quốc tế (WB, IMF), TNCs thể hiện vai trò lực lƣợng nòng cốt trong quá trình tích luỹ vốn phục vụ phát triển kinh tế của các nƣớc chủ nhà. Với thế mạnh về vốn TNCs đóng vai trò là động lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nƣớc chủ nhà. Thông qua kênh TNCs, nƣớc chủ nhà có thể tăng cƣờng thu hút vốn FDI đầu tƣ vào nƣớc mình. Vai trò này của TNCs đƣợc thể hiện qua một số khía cạnh sau: Bản thân các TNCs khi đến hoạt động ở các quốc gia đều mang đến cho nƣớc này một số lƣợng vốn nào đó. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động các TNCs cũng đóng cho ngân sách của nƣớc chủ nhà qua các khoản nhƣ: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điện nƣớc…. Mặt khác, nhờ có các TNCs mà một bộ phận đáng kể ngƣời dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong các công ty chi nhánh nƣớc ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấp các dịch vụ cho các TNCs và hoặc những ngƣời lao động khác. Tại các nƣớc có thị trƣờng chứng khoán phát triển thì các TNCs làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi của ngƣời dân và của các nhà đầu tƣ trong việc mua cổ phiếu của các công ty này. Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tƣ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các TNCs còn thực hiện các biện pháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viên của tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài chính và tín dụng thế giới. Đây chính là hình thức thu hút đầu tƣ của các nƣớc đang phát triển hiện nay. TNCs góp phần cải thiện cán cân thanh toán của các nƣớc thông qua việc tích luỹ ngoại hối nhờ các hoạt động xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu của TNCs chiếm một tỷ trọng đáng kể

trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các nƣớc. Điều đó không chỉ thể hiện ở vai trò thúc đẩy thƣơng mại thế giới của các TNCs mà còn đem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cân bằng cho cán cân thanh toán của nƣớc chủ nhà. Tóm lại, TNCs đóng vai trò rât to lớn trong hoạt động đầu tƣ quốc tế. Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thì TNCs thúc đẩy lƣu thông dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì TNCs góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nƣớc chủ nhà.

Bốn là góp phần phát triển và chuyển giao công nghệ. TNCs là chủ thể chính trong phát triển công nghệ trên thế giới. Nắm giữ hơn 80% số bằng phát minh sáng chế, với năng lực tài chính và khoa học mạnh, TNCs luôn dùng vốn, công nghệ mới…để giảm thiểu chi phí, chuyển giao những công nghệ cũ, với chi phí cao sang các nƣớc đang phát triển. Nhƣng với các nƣớc đang phát triển, những công nghệ này vẫn là cần thiết trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trƣởng kinh tế, thực hiện CNH, HĐH.

Trong chiến lƣợc cạnh tranh, các TNCs luôn coi công nghệ là yếu tố quan trọng, giữ vị trí hàng đầu. Do đo, thúc đẩy đổi mới công nghệ bằng hoạt động Nghiên cứu và phát triển (R&D) là nhiệm vụ sống còn của các công ty. Đi đầu trong đổi mới công nghệ đồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trƣờng và giữ vị trí độc quyền.

Ngày nay, nhận thức của các TNCs về khoa học công nghệ đã chuyển biến. Nếu nhƣ trƣớc đây, các TNCs thƣờng đầu tƣ lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu để các cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế này. Tại các TNCs đang diễn ra quá trình quốc tế hoát hoạt động R&D một cách mạnh mẽ. Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học mà còn từ chính các cơ sở sản xuất của TNCs.

Bƣớc chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D của công ty đã có những thay đổi căn bản. Nếu trƣớc đây các

công ty đầu tƣ cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay đang thực hiện chính sách phi tập trung hoá do một số lý do sau: Thứ nhất tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một vài công ty hoặc một nƣớc nào đó. Nhƣ vậy, để tiếp cận với tiềm năng này các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới. Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm giầu thêm nguồn tri thức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả từ các đối thủ cạnh tranh. Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị trƣờng các công ty buộc phải đƣa sản phẩm ra thị trƣờng càng nhanh càng tốt nên buộc các TNCs phải thực hiện R&D ở nƣớc ngoài.

Các hoạt động R&D thƣờng tập trung tại những khu vực dồi dào nguồn tri thức. Bƣớc vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia và các doanh nghiệp, sự thay đổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn. Nhƣ vậy, nhờ tiếp thu khoa học công nghệ mà giá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu qua chế biến của các nƣớc đang phát triển đạt tỷ lệ tăng trƣởng cao. Muốn có lợi nhuận cao, các quốc gia đã tăng cƣờng đầu tƣ cho R&D. Các quốc gia nhƣ Mỹ và Nhật Bản đầu tƣ cho hoạt động R&D 3% GDP, Đức và Pháp là 2,3% ; Singapore là 1,1%. Mức đầu tƣ bình quân đầu ngƣời cho R&D cao nhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp (575USD), Singapore (262 USD). Trong các ngành hƣởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngành công nghệ thông tin đứng hàng đầu. Mức đầu tƣ cho công nghệ thông tin của Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6%, Pháp và Đức là 4%. Các TNCs không chỉ đầu tƣ cho hoạt động R&D bằng chính sức lực của mình mà chúng còn nhận đƣợc sự hỗ trợ về nhiều mặt từ chính phủ của các nƣớc tƣ bản. Ví dụ chính phủ Nhật Bản giúp 6 công ty lớn là Fujitsu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku, Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch. Trong khuôn khổ chiến lƣợc

phát triển công nghệ, TNCs cũng thiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiên cứu.

Năm là các TNCs là chủ thể góp phần tạo việc làm, thúc đẩy phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) địa phương hóa phát triển nguồn nhân lực của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) nhật bản nghiên cứu trường hợp toyota việt nam 001 (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)