Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng ở cấp Thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 26 - 29)

7 .Tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.2. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng ở cấp Thành phố

phố trung tâm trực thuộc tỉnh

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế có những điểm chung có tính nguyên tắc, nhƣng xét trên phạm vi nền kinh tế thì nó đƣợc hiểu và vận hành khác với địa phƣơng, nhất là đối với cấp huyện, quận, thị xã và Thành phố trực thuộc tỉnh. Bởi vậy, cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng ở cấp Thành phố trung tâm trực thuộc tỉnh có một số đặc trƣng sau:

1.2.1. Cấp huyện, quận, thị xã và Thành phố trực thuộc tỉnh trong hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế thống tổ chức quản lý nhà nước về kinh tế

Địa phƣơng là một khái niệm tƣơng đối trong so sánh. Đó là một vùng lãnh thổ, không phải là một quốc gia, mà nằm trong một quốc gia. Nhƣ vậy, về hành chính – kinh tế - xã hội, địa phƣơng là một chính thể trong quan hệ với quốc gia (hoặc địa phƣơng cấp trên) với tƣ cách một chỉnh thể nhỏ trong một chỉnh thể lớn. Có nhiều việc quốc gia phải lo, phải vận hành, địa phƣơng thì không. Có nhiều việc cấp quốc gia mới có quyền lực đó, địa phƣơng thì không. Ngƣợc lại, cũng có nhiều việc địa phƣơng phải lo lắng, tính toán, vận hành, nhƣng quốc gia thì chỉ cần có khung luật pháp, chính sách và quản lý. Một khu vực địa phƣơng xét ở điều kiện địa lý hành chính, có thể có nhiều dạng với các mô hình mang đặc tính khác nhau tùy thuộc vào các đặc tính tự nhiên nhƣ địa lý địa hình; đặc tính xã hội nhƣ dân cƣ, văn hóa giáo dục, lao động, tôn giáo,...; đặc tính kinh tế và thị trƣờng nhƣ kết cấu hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, TM DV, du lịch,...

Ngân hàng Thế giới (WB) quan niệm phát triển kinh tế địa phƣơng là quá trình trong đó các cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng, đơn vị kinh doanh và các tổ chức phi chính phủ cùng nhau phối hợp để tạo ra điều kiện tốt hơn cho quá trình tăng trƣởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Mục tiêu của phát triển kinh tế địa phƣơng là nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho tất cả ngƣời dân trong cộng đồng.

Hệ thống hành chính ở Việt Nam tổ chức theo hệ thống 4 cấp: Trung ƣơng – tỉnh (Thành phố) – huyện (quận, thị xã, Thành phố thuộc tỉnh) – xã. Trong đó cấp Trung ƣơng là cấp chính sách đầy đủ, toàn diện; cấp địa phƣơng gồm có 3 cấp, cấp tỉnh (Thành phố) là cấp chính sách thứ cấp và cũng là cấp vận hành chính sách; cấp huyện, xã và tƣơng đƣơng là cấp vận hành chính sách đầy đủ, gần nhƣ toàn bộ cách chính sách tiếp cận với đời sống kinh tế xã hội của ngƣời dân đều đƣợc triển khai cụ thể ở cấp huyện và xã. Tùy theo từng thời kỳ, theo sự phân cấp quản lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp có những sự thay đổi cụ thể trong các quyết sách về cơ cấu kinh tế. Các quyết sách về cơ cấu kinh tế của các địa phƣơng đều chịu sự chi phối và tác động ảnh hƣởng tới nền kinh tế, và ngƣợc lại.

1.2.2. Tính đặc thù của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương cấp Thành phố trực thuộc tỉnh

Thứ nhất, về tính đặc thù ở địa phƣơng cấp Thành phố trung tâm thuộc tỉnh là nơi có vị trí, chức năng, vai trò là một trung tâm tổng hợp chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của một tỉnh. Là đầu mối giao thông, giao lƣu trong nƣớc và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT - XH của tỉnh. Đôi khi do vị trí và sự phát triển, Thành phố trung tâm thuộc tỉnh có thể đồng thời trở thành trung tâm của một vùng địa lý KT - XH rộng lớn (liên tỉnh). Đây là thế mạnh, là cơ hội lớn, đồng thời cũng là những đặt ra những đòi hỏi, thách thức lớn cho sự phát triển KT - XH của địa phƣơng cấp Thành phố trung tâm thuộc tỉnh.

Thứ hai, ở địa phƣơng cấp Thành phố trung tâm thuộc tỉnh phải đảm bảo yêu cầu là có quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 ngƣời trở lên, khu vực nội thành đạt từ 200.000 ngƣời trở lên. Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 ngƣời/km2

trở lên; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 ngƣời/km2

trở lên. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ 85% trở lên. Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy định.

Thứ ba, chuyển dịch CCKT ở địa phƣơng cấp Thành phố trung tâm thuộc tỉnh trƣớc hết phải mang những đặc trƣng chung của cấp vận hành chính sách đầy đủ. Về phƣơng diện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quy hoạch (QH) phát triển kết cấu hạ tầng, trên những nét lớn phải tuân thủ bố trí QH phát triển chung của vùng, của tỉnh và địa phƣơng.

Thứ tư, cơ cấu kinh tế và trình độ phát triển KT - XH ở địa phƣơng cấp Thành phố cấp trung tâm thuộc tỉnh có yêu cầu cụ thể phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và DV, giảm tỷ trọng nông, lâm, thủy sản theo mục tiêu đã đặt ra. Mức tăng trƣởng kinh tế trung bình trong 3 năm gần nhất của Thành phố cấp trung tâm thuộc tỉnh phải đạt 7%.

Khác với cơ cấu kinh tế của cấp huyện chủ yếu là nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DV nông thôn, cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng cấp Thành phố trung tâm thuộc tỉnh phải tập trung vào phát triển công nghiệp và DV. Với vị trí của mình,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)