Nguyên nhân của những điểm yếu

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 88 - 92)

1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan

2.4. Đánh giá chung về quản lý Nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của

2.4.3. Nguyên nhân của những điểm yếu

2.4.3.1.Nguyên nhân từ Thành phố

Thứ nhất, vấn đề đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực chưa được quan tâm đầu tư.

Các cán bộ lãnh đạo còn hạn chế về kiến thức một cách hệ thống về mục tiêu, quy trình, nội dung của chuyển dịch CCKT nên chƣa có sự hƣớng dẫn, chỉ đạo kịp thời và chặt chẽ nhằm thỏa mãn yêu cầu và tăng cƣờng hiệu quả, chất lƣợng của chuyển dịch CCKT. Nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ cho quản lý còn thiếu nhiều trong khi đó các năm gần đây, xu hƣớng ngƣời học các chuyên ngành thuộc lĩnh quản lý ngày càng tăng về số lƣợng nhƣng chất lƣợng lại không tăng theo. Đội ngũ cán bộ, công chức đƣơng nhiệm cũng chƣa đƣợc trang bị một cách đầy đủ nhất về kỹ năng nghiệp vụ QLNN về chuyển dịch CCKT. Thành phố chƣa triển khai các khóa tập huấn định kỳ cho cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến chuyển dịch CCKT.

Một hạn chế lớn vẫn còn tồn đọng đó là ở tỉnh vẫn chƣa có bộ phận chuyên trách về chuyển dịch CCKT mà chỉ có sở, phòng, ban phụ trách theo lĩnh vực tạo nên nhiều đầu mối quản lý, việc này sẽ dễ tạo ra các chồng chéo giữa các cơ quan với nhau, do đó cũng chƣa tạo ra đƣợc sự tập trung thống nhất. Nguyên nhân phải kể đến là nhận thức vị trí, vai trò của chuyển dịch“CCKT còn bất cập ảnh hƣởng đến quá trình ban hành và triển khai thực hiện chính sách. Nhận thức của chính quyền một số ngành, địa phƣơng về yêu cầu đẩy mạnh chuyển dịch CCKT theo hƣớng CNH, HĐH chƣa đủ và chƣa sâu sắc, nên chƣa có sự quan tâm chỉ đạo đủ mạnh để thực hiện tạo ra kết quả mong muốn.”

Hệ thống QLNN về chuyển dịch CCKT từ cấp Thành phố tới cấp phƣờng, xã còn nhiều hạn chế, do thông tin thiếu, năng lực cán bộ yếu, thiếu kinh phí,…

Thứ ba, cán bộ làm công tác QH thiếu tầm nhìn dài hạn.

Công tác QH của Thành phố vẫn chƣa đƣợc phù hợp và hợp lý, vẫn đang còn thiếu tầm nhìn dài hạn về con đƣờng đi phía trƣớc và thiếu tính cụ thể, chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp và định hƣớng rõ ràng để thực hiện nó một cách tốt nhất, trong khi đó QH tổng thể phát triển KT - XH cũng vẫn chƣa đƣợc quan tâm một cách sát sao và cụ thể để điều chỉnh và thực hiện chúng, việc gắn kết chúng với QH ngành, các dự án, chƣơng trình trọng tâm để phân loại lộ trình thực hiện.

Thứ tư, nhận thức về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chưa rõ ràng.

Tuy các dự án đầu tƣ cơ sở hạ tầng đã đƣợc triển khai những vẫn đang còn chậm và chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn là do một số nguyên nhân nhƣ thủ tục đầu tƣ vẫn đang còn rƣờm rà, năng lực của các đơn vị tƣ vấn, năng lực quản lý dự án vẫn đang còn tồn tại nhiều hạn chế và yếu kém. Công tác mời gọi đầu tƣ và chính sách thu hút các nhà đầu tƣ trên địa bàn Thành phố vẫn chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn một phần là do các chính sách tạo lập môi trƣờng kinh doanh chƣa thực sự tốt, một phần là các chƣơng trình, hoạt động hỗ trợ DN, hộ kinh doanh và công tác tuyên truyền vẫn chƣa đƣợc các nhà quản lý thật sự quan tâm và triển khai một cách đồng bộ nhất chính vì vậy mà vẫn chƣa thể thu hút nhận đƣợc sự quan tâm của các đối tƣợng trên. Do đó, chƣa tạo nên động lực mạnh để huy động

các nguồn vốn, thu hút đầu tƣ nhằm mục đích phục vụ cho quá trình chuyển dịch CCKT của Thành phố.

Thứ năm, cải cách hành chính diễn ra chậm, ứng dụng khoa học công nghệ vào QLNN chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Cải cách hành chính chậm, quản lý Nhà nƣớc còn nhiều bất cập. Quá trình cải cách hành chính diễn ra còn chậm so với nhu cầu thực tế phát triển của ngƣời dân, DN và yêu cầu thị trƣờng hội nhập, cơ chế một cửa nhƣng “ nhiều chìa khóa” chƣa thực sự đem lại hiệu quả nhƣ mong đợi;“bộ máy quản lý chƣa tinh gọn, hiệu lực quản lý chƣa cao; sự phối hợp giữa các bộ, ngành trong các hoạt động liên ngành còn bất cập, sự phối hợp giữa các cơ quan trung ƣơng và chính quyền địa phƣơng còn kém hiệu quả (nhƣ: Bảo vệ rừng, quản lý vệ sinh ATTP, ô nhiễm môi trƣờng, phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, phòng chống dịch bệnh, ứng phó với biến đổi khí hậu,...), chƣa mở rộng xã hội hóa cung cấp DV công trong công- nông nghiệp. Ứng dụng khoa học công nghệ phát triển chậm trƣớc yêu cầu sản xuất hiện đại: Công tác nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm,”chƣa tạo bƣớc đột phá trong nâng cao năng suất, chất lƣợng và giá trị tăng thêm cho sản phẩm; nông nghiệp, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm tỷ lệ rất thấp, việc đƣa ra sản xuất đại trà còn nhiều khó khăn và chƣa có chính sách “đủ mạnh” để phát triển.

2.4.3.2 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài

Thứ nhất, Thành phố Việt Trì mặc dù có các điều kiện tự nhiên thuận lợi, tuy nhiên do thuộc địa bàn thuộc vùng trung du miền núi nên Thành phố chƣa thật sự có lợi thế nổi bật về tài nguyên và các nguồn lực tự nhiên, vì vậy đã ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả chuyển dịch CCKT của Thành phố.

Thứ hai, đặt trong bối cảnh tỉnh Phú Thọ vẫn còn đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức trong việc cân đối, phân bổ các nguồn lực từ Trung ƣơng và địa phƣơng nên chƣa đáp ứng nhu cầu của Thành phố trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện chuyển dịch CCKT của Thành phố thời gian qua.

Thứ ba, việc đẩy mạnh quan hệ hợp tác đối với các địa phƣơng trong vùng mặc dù đã đƣợc tăng cƣờng nhƣng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh

đó là môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của Thành phố đã đƣợc cải thiện tích cực nhƣng chƣa thật sự có ƣu thế nổi bật trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để thúc đẩy phát triển KT - XH và đẩy nhanh chuyển dịch CCKT của Thành phố.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA

THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ ĐẾN NĂM 2025

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 88 - 92)