Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gia

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 53 - 63)

1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan

2.2.2. Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ gia

Phú Thọ giai đoạn 2015-2018

2.2.2.1. Thực trạng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành

Trong những năm vừa qua, Thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế gắn với nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng. Tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp - xây dựng; DV; nông, lâm nghiệp và xây dựng nông thôn mới; tăng cƣờng quản lý QH phát triển đô thị; đẩy mạnh cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, tập trung thu hút đầu tƣ một số dự án trọng tâm, tạo tính lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế.

Nhìn chung cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì đã có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực nhƣng với một tốc độ chậm chƣa có tính đột phá. Kết quả thực hiện cho giai đoạn 2011-2015 thì cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa: giảm dần tỉ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và DV, theo đó, đến năm 2015: tỷ trọng ngành nông - lâm - ngƣ nghiệp: 2,49%, công nghiệp - xây dựng 54,27%, DV: 43,59% đến năm 2018: tỉ trọng tƣơng ứng là 1,8% - 54,55% - 46,2%. Đến giai đoạn 2016-2018, qua số liệu tại Bảng 2.2 cho thấy, khu vực công nghiệp - xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 56.61% năm 2015 và giảm xuống còn 52.18% năm 2018, xếp thứ 2 là ngành DV với tỷ trọng 46.02% năm 2018, cuối cùng là nông nghiệp với 1.8% năm 2018.

Bảng 2.2: Giá trị tăng thêm và cơ cấu kinh tế Thành phố Việt Trì giai đoạn 2015-2018 theo giá thực tế (So sánh với năm 2015)

ĐVT 2015 2016 2017 2018 I. GTTT trên địa bàn theo giá thực tế Triệu đồng 13,520,940 14,321,100 15,995,408 17,527,531 1. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản

Triệu

2. Công nghiệp - Xây dựng Triệu đồng 7,654,496 7,772,600 8,348,968 9,145,658 3. DV Triệu đồng 5,548,644 6,243,000 7,353,277 8,065,604

II. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 100

1. Nông, lâm nghiệp

và thủy sản % 2.35 2.13 2.05 1.80

2. Công nghiệp - Xây

dựng % 56.61 54.27 58.30 52.18

3. DV % 41.04 43.59 51.35 46.02

(Nguồn: Chi cục thống kê Thành phố Việt Trì)

Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu, nhƣng thực chất Thành phố đang chuyển hƣớng giảm dần tỷ trong công nghiệp, tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao. Trong đó, giá trị của một số sản phẩm mới có hàm lƣợng công nghệ cao tăng nhƣ: Sản phẩm in, chế bản; hóa chất các loại; phụ tùng xe các loại; camera và sản phẩm quang học; sản phẩm dệt khác; một số ngành có sản lƣợng tăng nhƣ: giấy bìa các loại, mì chính, bia…Hiện trên địa bàn Thành phố đã có 305 DN hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; thu hút và giải quyết việc làm cho 46.012 lao động với thu nhập bình quân của ngƣời lao động 5,8 triệu đồng/ngƣời/tháng.

Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo với 1410 cơ sở năm 2018, tiếp theo là ngành khai khoáng với 53 cơ sở năm 2018 và cuối cùng là các cơ sở thuộc nhóm ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí; cung cấp nƣớc, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải với khoảng 10 cơ sở. Tƣơng ứng với số cơ sở sản xuất thì ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất với tổng số lao động 39430 ngƣời năm 2015 và tăng lên 43818 ngƣời năm 2018, số lao động trong ngành khai khoáng lại có xu hƣớng

ngƣợc lại năm 2015 tổng số lao động là 725 ngƣời thì đến năm 2018 số lao động làm việc trong ngành chỉ còn 198 ngƣời, 2 nhóm ngành còn lại thì cho thấy xu hƣớng tăng nhẹ về số lao động làm việc cụ thể với nhóm ngành “Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc nóng, hơi nƣớc và điều hòa không khí tăng từ 782 ngƣời năm 2015 lên 903 ngƣời năm 2018 và nhóm ngành Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nƣớc thải tăng từ 990 ngƣời năm 2015 thành 1093 ngƣời năm 2018.

Tốc độc tăng trƣởng trung bình của ngành trong giai đoạn 2015-2018 là 113.32% góp phần thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế chung toàn Thành phố. Trong giai đoạn 2015-2018 xu hƣớng tăng cƣờng nguồn lực cho các ngành công nghiệp mang lại giá trị gia tăng cao và giảm tỷ trọng các ngành đem lại giá trị thấp đã đƣợc thể hiện rõ rệt trong cả cơ cấu sản phẩm và tỷ trọng vốn đầu tƣ và số lao động tham gia sản xuất.

Trong những năm gần đây, Thành phố tập trung thực hiện khâu đột phá về đầu tƣ kết cấu hạ tầng nên tỷ trọng về XDCB của Thành phố trong những năm gần đây đều tăng lên, làm cho tỷ trọng của CN, XDCB của Thành phố vẫn giữ thứ tự đứng đầu. Tuy nhiên công nghiệp phát triển chƣa vững chắc, giá trị công nghiệp cơ bản đạt kế hoạch đề ra, tiến độ xây dựng các khu, cụm công nghiệp và thu hút các DN đầu tƣ xây dựng cơ sở SXKD vào các khu, cụm công nghiệp còn chậm.

TM DV có tỷ lệ phần trăm trong cơ cấu thấp hơn ngành Công nghiệp, xây dựng nhƣng tốc độ phát triển mạnh và nhanh hơn, tốc độ tăng trƣởng trung bình trong giai đoạn 2015- 2018 là 118.41%. Ngành TM DV hoạt động rất sôi động, chủng loại đa dạng trong thời gian qua, khối lƣợng hàng hóa lƣu thông tăng liên tục với tốc độ cao, tỷ trọng trong giá trị sản xuất tăng cao từ 40,2% - 54,5% (tăng mạnh năm 2017) và giảm dần giữ mức ổn định năm 2018, đó là xu hƣớng vận động đúng đắn với lợi thế của Thành phố Việt Trì. Các hoạt động kinh doanh nội địa thời gian qua ngày càng đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân Thành phố cũng nhƣ vùng xunh quanh. Cụ thể năm 2018, tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu DV tiêu dùng xã hội đạt 12.870 tỷ đồng,”bằng 100% kế hoạch, tăng 10% so cùng kỳ. DV ngân hàng phát triển ổn định, hoạt động tiền tệ, tín dụng tăng

trƣởng, kịp thời đƣa vốn vào phục vụ SXKD. Công tác kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận TM, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lƣợng thực hiện tốt, kiểm tra, phát hiện xử lý 190/277 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 855 triệu đồng, giá trị hàng tịch thu để tiêu hủy gần 17 triệu đồng.

Đề án phát triển các ngành DV Thành phố Việt Trì năm 2017- 2020 tầm nhìn đến năm 2030 bƣớc đầu đạt kết quả tốt, ra mắt sản phẩm "Hát xoan Làng cổ", hình thành tuyến phố chuyên doanh ẩm thực tại ðýờng Nguyễn Du (từ nút giao A10 ðến nút giao C10), phýờng Nông Trang. Hoạt ðộng lýu trú chất lýợng cao ðýợc mở rộng, một số khách sạn chất lƣợng cao hoàn thành và đi vào hoạt động; hoạt động "City tour" và Tour du lịch hàng ngày (Hà Nội- Việt Trì) phát triển, đón 478 đoàn với gần 18.450 lƣợt khách thăm quan (trong đó có 28 đoàn với 450 lƣợt khách quốc tế).

Các dự án phát triển du lịch đang đƣợc triển khai mạnh mẽ nhằm từng bƣớc khai thác tiềm năng, lợi thế của Thành phố ngã ba sông, quan tâm và nâng cao tỷ trọng của ngành TM DV, du lịch đang là mục tiêu của Thành phố, xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành Thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam gắn với bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tuy xu hƣớng chuyển dịch là tích cực nhƣng thực tế vẫn còn chậm, chƣa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới, chƣa thực sự khai thác hết tiềm năng phát triển của địa phƣơng.

Đối với nông nghiệp, nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng nhỏ (1,85%) trong cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì nhƣng có vai trò rất quan trọng trong phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân khu vực đô thị; tạo việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn để sản xuất có hiệu quả, Thành phố đã chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hƣớng nông nghiệp cận đô thị, lấy sản xuất nông nghiệp phục vụ đô thị.

Lĩnh vực nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng đầu tƣ có chiều sâu, thâm canh, tăng cƣờng chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ; xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển nông nghiệp đô thị giai đoạn 2016-2020; khuyến khích tăng diện tích, nhân rộng các mô hình sản xuất rau, quả an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; hoa chất lƣợng cao tập trung ở các xã: Sông Lô, Tân Đức, Thanh Đình; thực hiện bảo tồn giống hồng Hạc Trì tại xã

Kim Đức; khuyến khích các đơn vị tƣ nhân đầu tƣ vào nông nghiệp, bƣớc đầu hình thành mô hình trồng bƣởi Diễn, dƣa các loại, chuối, thanh long, nho, măng tây xanh trên vùng đất bãi. Thời gian qua, Thành phố cũng đã triển khai mở nhiều lớp dạy nghề và hỗ trợ cho nông dân chuyển đổi việc làm, nâng cao tay nghề; chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống; đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đối với các làng nghề truyền thống mỳ Hùng Lô, rau an toàn Tân Đức. Tính đến hết năm 2017, giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 88,4 triệu đồng, tăng 14 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ. Thành phố cũng đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM với 10/10 xã đƣợc công nhận đạt chuẩn, về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch.

Thời gian qua, thực hiện các chƣơng trình sản xuất nông nghiệp đô thị, Thành phố Việt Trì đã đạt đƣợc những kết quả bƣớc đầu, từng bƣớc hình thành vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện để đầu tƣ phát triển theo hƣớng chuyên canh, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả. Cụ thể kết quả đạt đƣợc trong nông nghiệp năm 2018, Chỉ đạo tốt công tác thủy lợi, tƣới tiêu; thực hiện gieo cấy các trà lúa đúng khung lịch thời vụ. Diện tích lúa gieo cấy 2.024,9 ha, giảm 54,4 ha so với cùng kỳ, năng suất lúa ƣớc đạt 59,5 tạ/ha, tăng 0,6 tạ/ha so với cùng kỳ; diện tích ngô gieo trồng 326 ha, giảm 11,7 ha so với cùng kỳ.

Triển khai một số mô hình nông nghiệp chất lƣợng cao nhƣ: Dự án trồng măng tây xanh trên vùng đất bãi tại xã Sông Lô; Dƣa xanh, Dƣa vàng, Thanh long ruột đỏ, Nho Thái Lan trên đất bãi tại xã Hùng Lô. Nhãn hiệu tập thể "RAT Tân Đức Thành phố Việt Trì" đã đƣợc cục sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận. Tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" xuân Mậu Tuất 2018, trồng mới 20.820 cây xanh trên địa bàn Thành phố, đạt 104,1% so với kế hoạch giao.

Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản; Tổng khối lƣợng thịt hơi các loại đạt 3.800 tấn bằng 101,1% so kế hoạch, giảm 1,8% so cùng kỳ. Thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới, 10/10 xã của Thành phố đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chậm, chƣa khai thác tốt lợi thế của nền nông nghiệp cận đô thị, việc làm đời sống của một bộ phận dân bị

thu hồi đất để phát triển hạ tầng đô thị còn khó khăn, mô hình nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao chƣa nhiều.

So với mục tiêu kế hoạch đề ra với giai đoạn 2016-2020 của Thành phố cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp và xây dựng 51,7%; các ngành DV 46,4%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,9% thì Thành phố đã cơ bản hoàn thành, nhƣng điều đó chƣa cho là một dấu hiệu tích cực mà có thể dễ dàng thấy công tác lập kế hoạch của địa phƣơng chƣa tốt, chƣa đánh giá đúng tiềm năng phát triển của nền kinh tế từ đó đƣa ra các mục tiêu không hợp lí. Bản thân trong các ngành lại chƣa hoàn thành các chỉ tiêu đề ra. Sản xuất công nghiệp tăng trƣởng chậm, sức cạnh tranh còn thấp. DV, nhất là DV du lịch chuyển biến chậm và phát triển chƣa tƣơng xứng với tiềm năng; môi trƣờng kinh doanh du lịch, DV thiếu chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch chƣa đa dạng. Du lịch văn hóa tâm linh gắn với các di tích và các di sản văn hóa trên địa bàn hiệu quả chƣa cao. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp còn chậm. Quản lý nhà nƣớc về QH, kiến trúc đô thị và ô nhiễm môi trƣờng chƣa triệt để, chƣa bảo đảm tính thống nhất.

2.2.2.2.Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng

Thành phố Việt Trì có tổng diện tích 11.175,11ha với các ngành công nghiệp, dịch vụ, thƣơng mại... nằm dải rác trên toàn địa bàn Thành phố nên phát triển kinh tế có tính phân vùng không rõ nét tuy nhiên có thể nhìn nhận phân vùng kinh tế theo vùng đô thị và cận đô thị.

Vùng đô thị gồm 13 phƣờng với diện tích 45,11km2 tập trung các ngành công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ.

Vùng cận đô thị gồm 10 xã với diện tích 66,64km2 bao gồm các ngành nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các DN sản xuất lớn.

Tại các phƣờng, xã đều đƣợc đầu tƣ xây dựng các trụ sở hành chính, đoàn thể, trung tâm sinh hoạt cộng đồng,“nhà văn hóa khu dân cƣ và các khu TM DV, sân thể dục thể thao...

Trên cơ sở kết quả “dồn điền đổi thửa” chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá theo hƣớng chuyên canh tập trung, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ KH - CN nhằm

tạo ra khối lƣợng lớn sản phẩm đảm bảo an ninh lƣơng thực và tham gia vào thị trƣờng ngoài Thành phố.

Tiếp tục chuyển đổi một số diện tích thuộc vùng cao, ven sông Lô để mở rộng vành đai sản xuất chuyên canh rau, hoa, quả, thực phẩm sạch, chất lƣợng cao cung cấp cho Thành phố và các huyện lân cận, nhƣtrồng Măng tây xanh, Dƣa lƣới, Dƣa chuột trên vùng đất bãi tại xã Sông Lô; Dƣa xanh, Dƣa vàng, Thanh long ruột đỏ, Nho Thái Lan trên đất bãi tại xã Hùng Lô...

Tận dụng diện tích đầm, ao hồ để nuôi cá nƣớc ngọt, tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình “cải tạo vƣờn tạp” và chƣơng trình hoa, cây cảnh nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên một ha canh tác, làng nghề trồng hoa đào Nhà Nít xã Thanh Đình là một điển hình. Chuyển đổi diện tích trồng, cây lƣơng thực, cây ăn quả hiệu quả thấp sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại, gia trại. Mở rộng các ngành nghề tiểu thủ CN - DV, khôi phục và phát triển, bảo tồn các làng nghề truyền thống, từng bƣớc phân bổ lại lao động, theo hƣớng tăng dần tỷ trọng lao động ngành nghề, DV trong nông thôn. Tập trung các nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ tốt cho yêu cầu sản xuất, nhất là chủ động trong tƣới tiêu và đảm bảo vận tải cơ giới trong sản xuất.”

Trên địa bàn Thành phố hiện có các cụm công nghiệp nằm rải rác trong Thành phố nhƣ: Nam Bạch Hạc, Phƣợng Lâu 1, Phƣợng Lâu 2 đang triển khai xây dựng.

Khu Công nghiệp Thụy Vân với diện tích hơn 300ha, công nghiệp đa ngành, hiện có trên 70 DN đƣợc cấp phép đầu tƣ, xây dựng và có khoảng 40 DN đang hoạt động ổn định.

Cụm công nghiệp Nam Bạch Hạc với diện tích 79,29ha, sản xuất thép, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, đóng tàu và sửa chữa tàu. Khu công nghiệp hiện nay đang hoạt động ổn định.

Cụm công nghiệp Nam Việt Trì, diện tích 120ha, công nghiệp hỗn hợp hóa chất,mì chính, bánh kẹo, rƣợu bia, xẻ gỗ, VLXD....đã hình thành và đi vào ổn định, tuy nhiên có một số nhà máy do chƣa cải tiến công nghệ nên còn gây ô nhiễm môi trƣờng.

Cụm công nghiệp Tây Bắc: bao gồm xí nghiệp Dệt Vĩnh Phú, trùng tu ô tô,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 53 - 63)