Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 42 - 46)

1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan

1.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành

Thành phố trung tâm thuộc Tỉnh

1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên là trung tâm của vùng Trung du miền núi phía Bắc, là đô thị loại 1 trực thuộc Tỉnh Thái Nguyên với tổng diện tích tự nhiên là 222,93 km², với dân số là 364,078 ngƣời. Thành phố Thái Nguyên là

một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn và có nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú. Kinh nghiệm QLNN về chuyển dịch CCKT của Thành phố Thái Nguyên có những điểm lƣu ý sau:

Trong QH phát triển của Thành phố, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Thái Nguyên, chuyển hóa từ Thành phố công nghiệp (với gang thép là chủ đạo) sang Thành phố phát triển TM, DV và công nghiệp theo hƣớng công nghiệp sạch, công nghệ cao. Trên tinh thần đó Thành phố đã ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách có liên quan đến việc tập trung phát triển các trung tâm đào tạo y tế chuyên sâu và khoa học công nghệ có uy tín trong cả nƣớc, tiếp tục phát triển các trung tâm văn hóa, nghệ thuật tiên tiến hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc Việt Bắc. Đặc biệt Thành phố còn cung ứng các DV du lịch cho khu du lịch Quốc gia Hồ Núi Cốc, khu ATK định hóa…Ngoài ra Thành phố còn tập trung phát triển các thƣơng hiệu chè truyền thống, kết hợp quảng bá hình ảnh rộng rãi thông qua các chƣơng trình, các sự kiện thƣờng niên nhằm thu hút TM, tài chính quốc tế phát triển du lịch và phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa…

Nhờ những nỗ lực trong lãnh chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Thái Nguyên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đạt thành tựu đáng kể: KT - XH tiếp tục phát triển, một số lĩnh vực có sự phát triển bứt phá; hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vƣợt kế hoạch hằng năm: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hai năm 2016, 2017 đạt 14%; năm 2017 đạt 12,75% (cao nhất trong vùng và cao gấp gần hai lần mức bình quân chung cả nƣớc); cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, TM và DV (năm 2017, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 55,4%; khu vực DV chiếm 32%; khu vực nông - lâm - thủy sản chiếm 12,6%).

Kinh nghiệm quan trọng có thể rút ra từ QLNN đối với chuyển dịch CCKT của Thành phố Thái Nguyên là: Căn cứ vào tiềm năng, thế mạnh và lợi thế phát triển của Thành phố nhƣ là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực dồi dào, lao động chất lƣợng cao để phục vụ cho quá trình phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hóa và công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại. Là nơi tập trung nhiều khu du lịch sinh thái,

văn hóa lịch sử tâm linh và các sản phẩm đặc trƣng có lợi thế cạnh tranh, sản xuất, để phục vụ ngành du lịch và DV. Đặc biệt là bộ máy quản lý nhà nƣớc của Thành phố Thái Nguyên đã quan tâm đúng đắn tới việc triển khai nghiêm túc, kiên quyết các chính sách về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN phát triển, đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính tinh giản bộ máy tổ chức và biên chế, nâng cao chất lƣợng hoạt động của bộ máy QLNN trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Thành phố Hải Dƣơng, tỉnh Hải Dƣơng là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, DV của tỉnh Hải Dƣơng với diện tích 96,7km2, dân số là 505,400 ngƣời. Thành phố là một trong những trung tâm công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Kinh nghiệm QLNN về chuyển dịch CCKT của Thành phố Hải Dƣơng có nhiều điểm lƣu ý nhƣ sau:

Trong QH phát triển của Thành phố, chính quyền Thành phố Hải Dƣơng đã xác định rõ mục tiêu phấn đấu trở thành Thành phố công nghiệp hiện đại. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng QH, Thành phố đã đẩy mạnh thu hút đầu tƣ bằng việc ban hành cách chính sách nhằm hỗ trợ và xúc tiến đầu tƣ. Thành phố còn tổ chức làm việc với các tổ chức quốc tế, một số tập đoàn, các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tƣ cho Thành phố. Thƣờng xuyên theo dõi, đôn đốc tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc cho các nhà đầu tƣ, tăng cƣờng huy động nguồn lực của xã hội cho đầu tƣ phát triển. Ngoài ra Thành phố còn tập trung tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển DN theo hƣớng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất…Trong giai đoạn 2015-2017, hàng loạt khu, cụm công nghiệp, các khu đô thị mới, khu du lịch sinh thái, các trung tâm TM, các công trình DV và hệ thống hạ tầng KT - XH đã đƣợc đầu tƣ xây dựng. Kinh tế của Thành phố tăng trƣởng ở tốc độ cao và ổn định, trung bình trong giai đoạn 2015 – 2017 là 13.52%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và DV.

Kinh nghiệm về QLNN đối với chuyển dịch CCKT của Thành phố Hải Dƣơng là: Xác định tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý kinh tế để chuyển dịch theo hƣớng cơ cấu kinh tế mở bằng cách thu hút vốn đầu tƣ từ trong nƣớc cũng nhƣ các vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời, lựa chọn đƣợc ngành ƣu tiên là ngành công nghiệp, với hàm lƣợng công nghệ cao phù hợp với lợi thế của vùng. Gắn mục tiêu chuyển dịch CCKT với quy mô mở rộng không gian đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng trung tâm, xây dựng các khu sinh thái, các công trình thể thao vui chơi giải trí nhằm nâng cao mỹ quan đô thị Thành phố theo hƣớng hiện đại để nâng cao chất lƣợng DV phục vụ du lịch.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm cho quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Từ kinh nghiệm QLNN về chuyển dịch CCKT của các địa phƣơng nêu trên, theo tác giả đây là những bài học kinh nghiệm mà Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ có thể áp dụng một cách phù hợp và có chọn lọc nhƣ sau:

Thứ nhất, QLNN về chuyển dịch CCKT phải đƣợc thực hiện trên cơ sở phát huy lợi thế, tiềm năng của địa phƣơng để thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT theo đúng định hƣớng.

Thứ hai, phát huy vai trò quản lý nhà nƣớc trong quá trình chuyển dịch CCKT theo hƣớng bền vững bằng tổ chức bộ máy QLNN hiệu quả thông qua các chính sách nhằm cải cách bộ máy hành chính, nâng cao chất lƣợng cán bộ trong quá trình chuyển dịch CCKT của địa phƣơng.

Thứ ba, nâng cao vai trò QLNN về chuyển dịch CCKT thông qua việc ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ và xúc tiến đầu tƣ, phát huy tối đa nội lực và ngoại lực, huy động vốn đầu tƣ để tạo bƣớc chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng tăng trƣởng kinh tế, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, hoàn chỉnh việc lập và trình duyệt các QH, xây dựng Thành phố Việt Trì thực sự trở thành trung tâm, ðộng lực KT - XH của tỉnh và của vùng.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LƢ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)