Quan điểm và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối vớ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 92)

1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan

3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối vớ

với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

3.1.1. Quan điểm

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH, HĐH đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta xác định là con đƣờng tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 1 năm 2016) đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm: “Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành công, cần có vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nƣớc. Phát huy mạnh mẽ vai trò của kinh tế nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, nhƣ xây dựng chiến lƣợc phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ công, tạo điều kiện kích thích các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Thực tế ở Thành phố Việt Trì quan điểm chung về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch CCKT sẽ tiếp tục thực hiện theo hƣớng “Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp, nông nghiệp, tăng tỷ trọng DV; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển”. Cụ thể:

Thứ nhất, duy trì, phối hợp, tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp trên địa bàn phát triển, nhất là các ngành truyền thống, có tiềm năng lợi thế. Quan tâm thu hút các dự án công nghiệp có hàm lƣợng công nghệ cao, có đóng góp lớn cho ngân sách vào đầu tƣ trên địa bàn. Khuyến khích phát triển các loại hình DV, coi trọng đầu tƣ phát triển DV du lịch để tập trung phát triển KT-XH của Thành phố. Tập trung

phát triển nông nghiệp theo hƣớng cận đô thị gắn liền với phát triển các làng nghề truyền thống.

Thứ hai, tích cực huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó xây dựng hạ tầng đô thị là then chốt, hạ tầng nông thôn là quan trọng.

Thứ ba, tích cực chỉ đạo thực hiện khâu đột phá về xây dựng đô thị Văn hóa văn minh và gắn với xây dựng Việt Trì trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Thứ tư, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tốt nhiệm vụ thu chi ngân sách; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân phƣờng, xã nhằm huy động vốn đầu tƣ phát triển, phục vụ SXKD.

Thứ năm, tăng cƣờng củng cố quan hệ sản xuất, phát triển các thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của các chủ thể kinh tế.

Thứ sáu, chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại bằng việc làm tốt công tác giới thiệu dự án, xúc tiến đầu tƣ, tạo môi trƣờng thuận lợi để thu hút vốn đàu tƣ nƣớc ngoài; đặc biệt khuyến khích đẩy mạnh các hoạt động xuất nhật khẩu, đầu tƣ cho những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, có khả năng cạnh tranh cao nhƣ: Công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, CN sản xuất vật liệu xây dựng mới...

Thứ bảy, tăng cƣờng công tác QLNN về tài nguyên, đất đai, môi trƣờng và quản lý đô thị.

3.1.2. Phương hướng

* Về cơ cấu ngành kinh tế:

Định hƣớng phát triển nông nghiệp: Nâng cao năng suất cây trồng đặc biệt là cây lƣơng thực đảm bảo nguồn cung ổn định cho địa phƣơng, ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất nông nghiệp, mở rộng mô hình hợp tác xã tạo việc làm cho ngƣời dân.

Định hƣớng phát triển CN: Tiếp tục phát huy những lợi thế của ngành công nghiệp, trong tổng thể CCKT cần giảm tỷ trọng ngành công nghiệp nhƣng đồng thời phải trú trọng đến các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao. Cụ thể phƣơng hƣớng đến năm 2030:“Xây dựng Trung tâm logistics cấp vùng có quy mô khoảng 100 ha ở khu

vực phía Bắc nút giao thông đƣờng cao tốc (ICT) tại xã Phƣợng Lâu; tiếp tục xây dựng hoàn thiện KCN Thụy Vân; xây dựng các cụm tiêu thủ công nghiệp và làng nghề Phƣợng Lâu 2 khoảng 98 ha; Cụm công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, cơ khí, đóng tàu Nam Bạch Hạc khoảng 80 ha.”

Di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trƣờng ra ngoài Thành phố giai đoạn sau năm 2020. Chuyển đổi một phần chức năng cụm công nghiệp Nam Việt Trì, diện tích khoảng 120 ha để phát triển TM, DV và đô thị. Chuyển đổi chức năng cụm công nghiệp Neotex khoảng 30 ha để phát triển TM và DV.

Định hƣớng phát triển DV: Tăng tỷ trọng ngành DV trong CCKT bằng cách khai thác triệt để các tiềm năng sẵn có của địa phƣơng cùng với việc đầu tƣ cơ sở hạ tầng thu hút tất cả các thành phần kinh tế cùng tham gia vào phát triển DV trở thành ngành mũi nhọn của địa phƣơng. Cụ thể đến năm 2030: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nâng cấp các công t nh TM, DV hiện có. Xây dựng Trung tâm TM cấp vùng và khu Hội chợ Hùng Vƣơng ở phía Nam khu Di tích lịch sử Đền Hùng; xây dựng chợ đầu mối tại khu vực phía Nam quảng trƣờng Hùng Vƣơng với quy mô 10 ha; cải tạo Chợ trung tâm Thành phố hiện nay thành Trung tâm TM đa năng; xây dựng trục TM DV dọc tuyến đƣờng Nguyễn Tất Thành (đoạn nắn tuyến mới, kế cận đoạn giao cắt với đƣờng Hùng Vƣơng), dọc tuyến đƣờng Phù Đổng và hình thành các tuyến , khu phố ẩm thực ven sông Lô. Trong tƣơng lai, xây dựng khu DV cao cấp Sân Golf tại vị trí phía Đông Bắc xã Kim Đức. Tại các phƣờng đều bố trí các chợ phục vụ cho nhân dân. Ngoài ra, bố trí các khu trung tâm lễ hội cấp khu vực phục vụ du khách. Khu vực nông thôn: Cải tạo và nâng cấp các chợ truyền thống; xây dựng cụm đổi mới để hỗ trợ phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch.

Bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng là khu du lịch ở văn hóa lịch sử cấp quốc gia và là Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Phát triển du lịch cảnh quan sinh thái vùng ven sông Lô, vùng du lịch sinh thái nông nghiệp, di tích lịch sử và các làng nghề.

“Xây dựng các tuyến du lịch: Tuyến du lịch đƣờng thủy trên sông Lô, sông Hồng kết nối vùng Tây Bắc với Hà Nội; Tuyến du lịch di sản an toàn khu (ATK)

Việt Trì - Ba Vì - Cổ Loa; tuyến hành lang du lịch văn hóa - lịch sử - cảnh quan Thành phố, kết nối các điểm du lịch: Đền Hùng, 10 điểm di tích Thành phố thời Hùng Vƣơng, hành lang sinh thái ven sông thơ mộng với vùng cảnh quan đô thị, làng xóm nông thôn.”

- Hình thành các trung tâm DV du lịch và trục không gian lễ hội:

+ Trục không gian Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam. Toàn bộ không gian trục Lễ hội là dải đất nằm giữa hai tuyến đƣờng Nguyễn Tất Thành và Hùng Vƣơng. Điểm đầu từ ngã ba Bạch Hạc đến Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

+ Trục hỗ trợ phát triển du lịch phía Bắc, kết nối du lịch sinh thái vùng Tây Bắc với Thành phố Việt Trì. Điểm đầu từ nút IC7 cao tốc Hà Nội - Lào Cai và điểm kết tại cửa ngõ phía Đông Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

* Về cơ cấu vùng kinh tế:

QH và phần bổ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hợp lý. Phát triển đồng bộ cả vùng kinh tế đô thị và vùng kinh tế cận đô thị. Song song với cơ cấu lại vùng kinh tế là cơ cấu lại lao động nhằm đảm bảo SXKD, sử dụng hiệu quả nguồn lực của địa phƣơng.

* Về cơ cấu thành phần kinh tế:

Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DN nhà nƣớc, tăng cƣờng vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế. Tạo môi trƣờng thuận lợi cho đầu tƣ, kinh doanh, thu hút đƣợc nguồn vốn từ các DN, tổ chức quốc tế. Tiến hành chuyển giao công nghệ thúc đấy phát triển kinh tế toàn địa phƣơng.

3.1.3. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát của chuyển dịch CCKT ở Thành phố Việt Trì là nhằm tạo ra đƣợc các cơ sở vững chắc cho việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế dài hạn. Chỉ duy nhất với một CCKT hiện đại và hợp lý nhất thì mới đảm bảo đƣợc cho sự phát triển vững chắc và lâu dài. Với tình hình thực tế nhƣ bây giờ của Thành phố thì cần phải tổ chức quản lý chặt chẽ quy các hoạt động sản xuất theo một sƣ hƣớng phát triển nhất định, đề ra các chính sách phát triển phải có đƣợc năng suất cao, hiệu quả, có chất lƣợng, không gây ra việc ô nhiễm môi trƣờng và sản phẩm làm ra phải có khả

năng để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng cả trong nƣớc lẫn ngoài nƣớc; QH hợp lý hơn nữa mạng lƣới khu công nghiệp.

Cần phải đề ra các chính sách khuyến khích phát triển các ngành DV, trong vấn đề chuyển dịch CCKT quan trọng nhất là sự phát triển của khu vực công nghiệp và khu vực DV. Vì vậy mà cần phải dành sự quan tâm phát triển khu vực DV mà trọng điểm của ngành là phát triển du lịch nhƣ khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ,...và những ngành DV về TM, ngân hàng,... Thành phố cần phải chú ý đến những ngành mà dễ phát sinh những tệ nạn xã hội thì cần hạn chế phát triển và có chính sách quản lý phù hợp. Từ đó mà công khai chính sách thu hút đầu tƣ phát triển kinh tế theo kế hoạch mà đã đề ra từ trƣớc.

Tạo điều kiện phát triển nhanh các cụm, các vùng kinh tế trọng điểm đạt nhịp độ tăng trƣởng kinh tế cao. Với việc hình thành các cụm công nghiệp, vùng kinh tế là để khai thác các lợi thế sẵn có của Thành phố, và chủ động hơn trong việc phát huy tính năng động của các đơn vị kinh doanh, cùng với đó là phong trào sản xuất hàng hóa của nhân dân với sự định hƣớng của chính quyền địa phƣơng nhằm nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế của Thành phố.

Từ cơ sở đó xác định các mục tiêu cụ thể đối với Thành phố bao gồm:

Thứ nhất là tăng cƣờng hơn nữa về việc QLNN trên phƣơng diện kinh tế thật sự có hiệu quả và có thể đảm bảo cho sự phát triển liên tục về mặt kinh tế, bằng cách hƣớng quản lý kinh tế vào hệ thống trật tự và tổ chức thực hiện pháp luật thành hiện thực;

Thứ hai là nâng cao hơn nữa chất lƣợng QLNN bằng cách là củng cố hoàn thiện tổ chức nhà nƣớc đƣợc vững mạnh;

Thứ ba là cần phải điều chỉnh và hoàn thiện hơn nữa các công tác xây dựng cơ sở phát triển kinh tế đƣợc toàn diện ở cả cấp Thành phố và cấp xã, phƣờng; nâng cao hiệu quả của công tác lập kế hoạch phát triển KT - XH địa phƣơng để kế hoạch thực sự trở thành một công cụ quản lý kinh tế của nhà nƣớc.

Thứ tư là tiếp tục tìm kiếm, thu hút đƣợc sự đầu tƣ của các DN nƣớc ngoài, tạo cơ hội hợp tác phát triển với các quốc gia trên thế giới giúp thúc đầy chuyển

giao công nghệ với các DN trong nƣớc tại địa phƣơng. Tìm kiếm thị trƣờng phát triển sản phẩm nhằm giải quyết vấn đề đầu ra cho các DN an tâm SXKD.

Thứ năm là việc chuyển dịch CCKT, cơ cấu lao động trên địa bàn Thành phố theo hƣớng xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tạo đƣợc đa dạng sản phẩm; phát triển kinh tế phải xứng tầm với sự phát triển xã hội và bảo vệ môi trƣờng.

Thứ sáu là tiếp tục hoàn thiện và xây dựng văn bản pháp luật cần thiết để làm cơ sở cho sự phát triển KT - XH.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Việt Trì đến năm 2025

3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế dịch cơ cấu kinh tế

3.2.1.1. Thống nhất nhận thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chuyển dịch CCKT phải đƣợc coi là một nhiệm vụ trọng tâm của phát triển kinh tế bền vững của địa phƣơng. Tƣ duy về chuyển dịch CCKT phải thống nhất từ cơ quan quản lý nhà nƣớc đến các DN và toàn thể ngƣời dân sinh sống trên địa bàn Thành phố. Chỉ khi tƣ duy thay đổi thì hành động mới có thể đƣợc thay đổi. Vấn đề chuyển dịch CCKT cần có sự tham gia của tất cả thành phần kinh tế của địa phƣơng trong đó cơ quan nhà nƣớc có vai trò định hƣớng sự phát triển. Các cấp lãnh đạo cần phải có sự quan tâm sâu sắc về vấn đề chuyển dịch CCKT từ đó xây dựng đƣa ra các CS phù hợp nhằm thúc đẩy quá trình này một các nhanh chóng và hiệu quả.

3.2.1.2. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch

Quy hoạch là một khâu không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả chuyển dịch CCKT. Trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT không thể tránh khỏi đƣợc những thiếu sót bất cập,vì vậy để khắc phục đƣợc những mặt bất cập và nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả xây dựng QH, nâng cao tính khả thi và tính khoa học của QH, trong thời gian sắp tới th Thành phố cần quan tâm triển khai một số giải pháp sau đây:

Thứ nhất là đối với việc QH tổng thể, dựa trên những cơ sở đã phân tích thông qua quá trình chuyển dịch CCKT và đánh giá lại một cách tổng thể các nguồn lực, các ƣu điểm, tiềm năng của Thành phố, thông qua sự tác động của những cơ chế, CS mới nhất liên quan đến sự chuyển dịch CCKT thì Thành phố cần rà soát lại các CS đó, lấy làm cơ sở để cập nhật mới, tiến hành bổ xung, điều chỉnh QH đã lập. Đồng thời với việc đánh giá, phân tích cần phải đặt trong bối cảnh Thành phố đang tích cực chuyển dịch CCKT theo hƣớng giảm dần tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và đồng thời tăng dần tỷ trọng trong lĩnh vực DV; bên cạnh đó để đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển dịch CCKT thì Thành phố cần phải hội nhập phát triển TM với các Thành phố, huyện lân cận và các nƣớc trong khu vực và trên thế giới, khuyến khích đầu tƣ vào các ngành thế mạnh của Thành phố,...

Trong QH tổng thể Thành phố cần đặc biệt lƣu ý và quan tâm tới khả năng sử dụng đất, đây là một nguồn tài nguyên để phát triển sản xuất, và ngoài ra nó còn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển các ngành TM, DV của Thành phố. Chính vì lí do đó mà Thành phố cần có một kế hoạch bố trí, sử dụng đất, hàng năm theo QH mặt bằng và dự kiến QH quỹ đất.

Thứ hai là đối với công tác xây dựng QH chi tiết, đối với việc xây dựng QH chi tiết, để làm đƣợc vấn đề này trƣớc hết cần phải liên kết chặt chẽ việc QH với việc phát triển KT - XH, QH phát triển dân cƣ, đô thị, mạng lƣới giao thông, sử dụng tài nguyên của Thành phố.

Thứ ba là đối với công tác QH các ngành nghề SXKD, cần phải tập trung xây dựng và ban hành QH phát triển tất cả các ngành, lĩnh vực cụ thể. Để thực hiện tốt đƣợc các mục tiêu đề ra thì Thành phố phải thực hiện kế hoạch tham mƣu cho lãnh đạo về việc xây dựng QH ngành phù hợp trên cơ sở nhất trí quan điểm phát triển toàn diện chuyển đổi CCKT theo một xu hƣớng chung là thúc đẩy sự phát triển của tỷ trọng ngành DV. Theo đó Thành phố cần tập trung cụ thể hóa những QH chi tiết bằng

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 92)