Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 48 - 53)

1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan

2.1. Khái quát về Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.1.2. Tình hình kinh tế xã hội của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

Trong những năm qua, Thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản nhƣ: kinh tế xã hội trong nƣớc và của tỉnh tiếp tục ổn định; sản xuất công nghiệp tăng trƣởng khá, các ngành DV phát triển, chỉ số giá tiêu dùng tƣơng đối ổn định; sức mua của thị trƣờng tăng; một số dự án, công trình trọng điểm đƣa vào khai thác sử dụng đã phát huy hiệu quả; 10/10 xã của Thành phố hoàn thành xây dựng nông thôn mới; công tác chỉnh trang đô thị và quản lý trật tự đô thị đƣợc tăng cƣờng; các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, an sinh xã hội, đền ơn, đáp nghĩa thực hiện tốt; quốc phòng, an ninh trật tự an toàn xã hội đƣợc bảo đảm. Tuy nhiên, tình hình chung vẫn còn khó khăn: quy mô SXKD của phần lớn các DN trên địa bàn còn nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp, hiệu quả sản xuất chƣa cao. Song, với sự tập trung chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, cùng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị, các DN, đơn vị và nhân dân, kinh tế xã hội Thành phố đạt đƣợc những kết quả chủ yếu trên các ngành, lĩnh vực nhƣ sau:

- Về kinh tế, trong những năm qua nền kinh tế của Thành phố Việt Trì có những bƣớc phát triển đáng kể, cụ thể nhƣ trong bảng 2.1:

Bảng 2.1. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) và giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời của Thành phố Việt Trì giai đoạn 2016-2018 (So sánh với năm 2015)

Chỉ tiêu Năm 2015 2016 2017 2018

Giá trị tăng thêm

(%) 15,33 14,1 8,75 8,02

Giá trị tăng thêm bình quân/ngƣời (triệu đồng)

64,96 72,97 79,56 86,9

(Nguồn: Báo cáo KT - XH Thành phố Việt Trì)

Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh 2010) năm 2018 đạt 8,02% (kế hoạch đạt từ 8,0% trở lên); giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời đã có tăng trƣởng vƣợt bậc. Tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội đạt 9.910,4 tỷ đồng (kế hoạch đạt 7.000 tỷ đồng trở lên); Giá trị sản phẩm bình quân/ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 96,9 triệu đồng (kế hoạch đạt trên 95,0 triệu đồng);

Tổng sản lƣợng lƣơng thực tăng mạnh, trong đó: tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 13.721,3 tấn, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch theo hƣớng chất lƣợng, hiệu quả bền vững.

Công tác xây dựng nông thôn mới đã hoàn thành: 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

- Về dân số, theo Niên giám thống kê năm 2018, TP. Việt Trì có 202.150 ngƣời, trong đó nữ 104.965 ngƣời. Mật độ dân số bình quân là 1786 ngƣời/km2. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm, hiện ƣớc còn 1,17%, số hộ nghèo giảm (còn 0,97%).

Cơ cấu lao động trong các ngành đạt: Công nghiệp và xây dựng 43,2% (kế hoạch dƣới 43,2%); các ngành DV 45,6% (kế hoạch từ 45,5% trở lên); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 11,2% (kế hoạch dƣới 11,3%).

Giải quyết việc làm cho 4.154 lao động, đạt 125,9% kế hoạch (trong đó xuất khẩu lao động 556 ngƣời, đạt 158,9% kế hoạch).

Tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng còn 8,45% (kế hoạch dƣới 8,5%); Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,9% (kế hoạch đạt trên 95,5%);

Có thêm 02 trƣờng mầm non đạt chuẩn theo kế hoạch (kế hoạch thêm từ 01 đến 02 trƣờng mầm non đạt chuẩn;

Tỉ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch đạt 99% (kế hoạch đạt 99%); Tỉ lệ khu dân cƣ tập trung đƣợc thu gom rác thải đạt 100%;

10/10 xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Tỉ lệ trẻ trong độ tuổi vào lớp 1 đạt 100%; đi mẫu giáo đạt trên 99% (kế hoạch trên 99%)..

Tỷ lệ hộ gia đình đƣợc công nhận gia đình văn hóa đạt 94,9% (kế hoạch 92% trở lên)

Tổng số lao động đang làm việc là hơn 110 nghìn ngƣời, trong đó có 42% lao động đã qua đào tạo. Đây là tiềm lực để đẩy mạnh phát triển KT - XH của Thành phố Việt Trì.

- Về văn hóa, Phú Thọ nói chung, Thành phố Việt Trì nói riêng là địa bàn có nhiều di tích lịch sử lâu đời của quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc ta từ thời Hùng Vƣơng. Trong mối liên hệ không gian văn hóa, phải kể đến các di tích kiến trúc có cái lõi tâm linh thờ tự Vua Hùng và“các nhân vật lịch sử có liên quan đến thời đại Vua Hùng hiện còn đƣợc bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng.

Về lịch sử, văn hóa, hiện nay Thành phố Việt Trì có 151 di tích, 45 di tích đã đƣợc xếp hạng, trong đó có 12 di tích xếp hạng cấp Quốc Gia, 33 di tích xếp hạng cấp Tỉnh, 106 di tích chƣa xếp hạng.

Trên địa bàn Thành phố Việt Trì có 23 di chỉ khảo cổ của thời Hùng Vƣơng và tiền Hùng Vƣơng. Sự lan tỏa của các di tích khảo cổ học và tín ngƣỡng thờ Hùng Vƣơng chính là sự phát triển của cƣ dân và văn hóa: Cƣ dân nông nghiệp và văn hóa bản địa - văn hóa phi Hoa. Đó là nét đặc trƣng cơ bản nhất của bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Thành phố và vùng lân cận còn có rất nhiều truyền thuyết lịch sử, chuyên dân gian liên quan đến thời Hùng Vƣơng.

Trong phạm vi Thành phố Việt Trì có 57 lễ hội; trong đó 23 lễ hội tiêu biểu, 08 lễ hội hiện đã mất đi phần hội, chỉ còn phần lễ, 03 lễ hội đã bị mai một.”Các lễ hội đƣợc tổ chức hàng năm, đƣợc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống, nhƣ: lễ hội

Đền Hùng; lễ hội cƣớp bông, ném chài (phƣờng Vân Phú); hát xoan (xã Kim Đức, Phƣợng Lâu); bơi chải, giã bánh giày, rƣớc kiệu, rƣớc nƣớc,hội vật thôn Lang Đài (phƣờng Bạch Hạc); lễ hội Ông Khiu - Bà Khiu, rƣớc giải, hoá giải (xã Thanh Đình); lễ hội Chạy Kem (xã Chu Hoá); hội Làng (xã Hùng Lô, Phƣợng Lâu, phƣờng Minh Phƣơng, Dữu Lâu); lễ hội Đền Tiên (phƣờng Tiên Cát); lễ hội đình Bảo Đà (phƣờng Dữu Lâu); hội làng Phú Nông, Phú Hữu, Phƣơng Châu (phƣờng Minh Phƣơng); lễ Đình Hƣơng Trầm, đình Nông Trang, đình Lâu Thƣợng, đình thôn Hƣơng Lan, đình Kim Quất Hạ ...vẫn đƣợc duy trì và phát huy.

Các trò chơi dân gian đều gắn liền với các di tích và huyền thoại thời Hùng Vƣơng nhƣ: bơi chải, đánh vật, kéo co... vẫn đƣợc duy trì.Một số lễ hội đã bị mai một đang từng bƣớc đƣợc phục hồi (Lễ hội Vua Hùng dạy dân trồng lúa). Bên cạnh đó, Việt Trì nói riêng và Phú Thọ nói chung còn nhiều món ăn ngon, đặc sắc; nhiều món ăn ngon gắn liền các truyền thuyết và huyền thoại thời Lăng, cá Anh Vũ, Hồng Hạc Trì, Gà chín cựa...

Nhìn chung, nền kinh tế - xã hội của Thành phố Việt Trì cho đến nay đã có nhiều khởi sắc, hứa hẹn những bƣớc phát triển mới tƣơng xứng tiềm năng của Thành phố.

2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ

2.2.1 Mục tiêu và chỉ tiêu cơ bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Việt Trì giai đoạn 2016-2020

2.2.1.1. Mục tiêu và phương hướng về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng CNH-HĐH. Khai thác tối đa, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, nguồn lực; tập trung phát triển ngành công nghiệp chủ lực; phát huy tối đa hiệu quả các hình thức thu hút đầu tƣ và chủ động mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn kinh tế, nhà đầu tƣ có tiềm lực thực sự đầu tƣ xây dựng Thành phố; kết hợp thực hiện ba khâu đột phá về đầu tƣ kết cấu hạ tầng, phát triển DV, nhất là DV du lịch và xây dựng đô thị văn minh, văn hóa; phát huy sức mạnh tổng hợp để phát triển KT - XH bền vững, nâng“cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân và xây dựng Việt Trì cơ bản trở thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hƣớng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tạo động lực đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, góp phần nâng cao đời sống của nông dân. Sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hóa cận đô thị. Chuyển dịch cơ cấu phát triển công nghiệp theo hƣớng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp phụ trợ, áp dụng công nghệ cao, công nghiệp xanh. Khai thác tối đa các tiềm năng phát triển ngành DV, đặc biệt là DV du lịch. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Tạo môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh thuận lợi, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc đến đầu tƣ vào các DN trên địa bàn Thành phố.”

Phát triển đa dạng các thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nƣớc tiếp tục sắp xếp, đổi mới; tiến hành cổ phần hóa hoặc thoái hóa vốn nhà nƣớc tại các DN.

Tăng nhanh tốc độ đô thị hóa, hình thành các cụm công nghiệp trọng điểm, nâng cao hiệu quả công tác QH về lao động, đất đai, cơ sở hạ tầng và thúc đấy phát triển thủ công nghiệp, DN vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống tại các khu vực nông thôn, ven đô thị.

2.2.1.2. Các chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020 Thành phố đã đặt ra các chỉ tiêu về phát triển kinh tế cụ thể là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣ sau:

(1) Tốc độ tăng giá trị tăng thêm bình quân 8%/năm trở lên; trong đó: Ngành công nghiệp và xây dựng tăng 8,7%/năm trở lên; các ngành DV tăng 7,6%/năm trở lên; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1%/năm trở lên;

(2) Giá trị tăng thêm bình quân/ngƣời đạt trên 105 triệu đồng ngƣời/năm; (3) Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp và xây dựng 51,7%; các ngành DV 46,4%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản 1,9%;

(4) Tổng nguồn vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội đạt trên 6.700 tỷ đồng/năm; (5) Tỷ lệ DN có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 5%

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)