1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan
2.3. Thực trạng quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố
2.3.1. Thực trạng về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý đối với chuyển dịch
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
2.3.1.1. Cơ cấu bộ máy
Thành phố hiện không có ban chuyên trách về chuyển dịch CCKT nên việc thực hiện công tác liên quan đến chuyển dịch CCKT là sự phối hợp của các ban, ngành, cán bộ từ cấp tỉnh, Thành phố đến phƣờng, xã. Trong đó, các sở, ngành của tỉnh có nhiệm vụ ban hành các hƣớng dẫn, chỉ đạo cho UBND Thành phố, giúp việc cho UBND Thành phố thực hiện các công tác này là phòng Kinh tế, phòng Tài chính Kế hoạch, Ban quản lý Dự án, phòng quản lý đô thị, phòng Tài nguyên Môi trƣờng, phòng Nội vụ, phòng Tƣ pháp… và UBND các phƣờng, xã trên địa bàn Thành phố đƣợc thể hiện cụ thể nhƣ sơ đồ dƣới đây:
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc đối với chuyển dịch CCKT của Thành phố Việt Trì
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2019)
Tất cả các cơ quan chức năng trên đều có trách nhiệm phải phối hợp với nhau để thực hiện quá trình chuyển dịch CCKT trên địa bàn Thành phố một cách dễ dàng và thuận tiện nhất, thông qua đó các cơ quan này thực hiện phải dƣới sự chỉ đạo tập trung của chính quyền Thành phố và chính quyền cấp dƣới. Mỗi cơ quan phải đảm nhiệm và có trách nhiệm trong việc phụ trách mảng chuyên môn của mình, nhƣng trong quá trình hoạt động các cơ quan này cũng phải kết hợp với các cơ quan liên quan để cùng thồng nhất mục tiêu hoạt động và phƣơng pháp quản lý sao cho có hiệu quả nhất, tránh việc chồng chéo nhau khi hoạt động.
Nhìn chung thì bộ máy QLNN về chuyển dịch CCKT của Thành phố Việt Trì đã đƣợc xây dựng thống nhất và hoàn chỉnh, có sự đồng bộ nhất định từ cấp Thành phố đến cấp phƣờng, xã. Điểm ƣu thế của Thành phố là việc bố trí địa điểm làm việc của các cơ quan chức năng này tƣơng đối là gần nhau nên cũng đã phần
-Sở NN và PT nông thôn -Sở Công thƣơng -Sở Kế hoạch và Đầu tƣ -Sở Khoa học công nghệ … UBND Thành phố Phòng Kinh tế Các phòng ban khác -Phòng Tài chính Kế hoạch -Ban quản lý Dự án -Phòng Quản lý đô thị -Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng -Phòng Nội vụ -Phòng Tƣ pháp … UBND phƣờng, xã
nào tạo ra đƣợc những điều kiện thuận lợi trong việc đi lại để trao đổi công tác và liên hệ công việc.
2.3.1.2. Xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan trong bộ máy:
Ở cấp Thành phố, Thực hiện sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Tỉnh, UBND Thành phố căn cứ vào nhiệm vụ đƣợc giao của từng phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Cụ thể:
-“Phòng Kinh tế:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: Nông nghiệp;diêm nghiệp; lâm nghiệp; thủy lợi; thủy sản; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản, muối; tiểu thủ công nghiệp; KHCN; công nghiệp; TM;
Phòng Kinh tế Thành phố hiện có: 11 ngƣời
- Phòng Quản lý đô thị:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: QH xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tƣ xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: Cấp nƣớc, thoát nƣớc đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng;quản lý nghĩa trang, trừ nghĩa trang liệt sĩ; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; quản lý sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị; quản lý xây dựng ngầm đô thị; ); nhà ở; vật liệu xây dựng;công sở; giao thông.
- Phòng Nội vụ:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: Tổ chức bộ máy; biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan,vị trí việc làm; tổ chức hành chính; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lƣơng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính; chính quyền địa phƣơng; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức xã,
phƣờng, thị trấn và những ngƣời hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; hội, tổ chức phi chính phủ;lƣu trữ nhà nƣớc, văn thƣ; công tác thanh niên; tôn giáo; thi đua-khen thƣởng.
- Phòng Tư pháp:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: Công tác xây dựng và thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở, trợ giúp pháp lý, chứng thực, nuôi con nuôi, hộ tịch, bồi thƣờng nhà nƣớc và các công tác tƣ pháp khác theo quy định của pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về; Tài chính; kế hoạch và đầu tƣ; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về DN, hợp tác xã, kinh tế tƣ nhân; đăng ký kinh doanh .
- Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: Đất đai; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên nƣớc; môi trƣờng;
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: Việc làm; lao động, tiền lƣơng; dạy nghề; tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội tự nguyện); an toàn lao động;bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; ngƣời có công; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội.”
- Phòng Văn hóa và Thông tin:
Có nhiệm vụ là tham mƣu, giúp UBND Thành phố thực hiện chức năng QLNN về: Văn hóa; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; quảng cáo; công nghệ thông tin; bƣu chính; viễn thông; báo chí; phát thanh truyền hình; xuất bản; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại; hạ tầng thông tin.
Bên cạnh những mặt tích cực của cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch CCKT đã nêu ở phần trƣớc thì vẫn còn tồn tại một vài những hạn chế lớn nhƣ sau:
Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan trên chƣa đƣợc xây dựng hoàn chỉnh, chƣa đƣợc lập thành một quy trình khoa học thống nhất cho toàn hệ thống của các cơ quan trên địa bàn tỉnh hiện nay, chính vì vậy mà đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong khi thực hiện công việc, tạo ra sự đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khi có một vấn đề nào đó nảy sinh. Hạn chế đó đã cho thấy vai trò chỉ đạo của chính quyền Thành phố và chính quyền phƣờng, xã chƣa thật sự cao, cũng chỉ mới dừng lại ở khâu lập kế hoạch mà chƣa đi sâu vào công tác hƣớng dẫn, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, công tác điều phối giữa các cơ quan chức năng liên quan cũng chƣa thật sự đƣợc quan tâm đúng mức.
Đội ngũ cán bộ làm công tác liên quan đến chuyển dịch CCKT của Thành phố hiện nay tuy không thiếu và số lƣợng nhƣng lại yếu kém về chất lƣợng quản lý và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật. Thành phố chƣa có cán bộ chuyên trách về chuyển dịch CCKT, sự phân công nhiệm vụ tổ chức thự hiện và theo dõi về chuyển dịch CCKT không nhất quán, điều này cho thấy việc đẩy mạnh chuyển dịch CCKT chƣa đƣợc coi là một công việc quan trọng của địa phƣơng. Thêm nữa, cán bộ cấp phƣờng, xã hay bị luân chuyển nên họ chƣa kịp quen với công việc thì lại đƣợc thuyên chuyển sang một bộ phận khác nên thiếu chuyên môn, không đƣợc đào tạo hoặc huấn luyện về nghiệp vụ liên quan, nên việc thực hiện quản lý nhà nƣớc về chuyển dịch CCKT chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao.
Một yếu tố khác là việc đẩy mạnh chuyển dịch CCKT ở Thành phố hiện nay vẫn còn thiếu sự quan tâm vì các cán bộ nhận thấy nó không đem lại lợi ích cho họ vì họ không hề nhận đƣợc bất cứ khoản trợ cấp nào mà chỉ xem nhƣ đây là công việc phải làm thêm. Chính vì thế sự đầu tƣ thời gian cũng nhƣ tâm huyết của cán bộ vào công việc này là gần nhƣ không có, làm cho xong cho có mà chƣa quan tâm đến chất lƣợng của công việc. Có một số cán bộ lãnh đạo vẫn còn chƣa ý thức đƣợc trách nhiệm của mình là phải làm gì trong công tác chuyển dịch CCKT, nhiều ngƣời cán bộ còn có biểu hiện gây khó khăn cho ngƣời dân và các DN trong quá trình làm việc của họ, chính vì nhƣ vậy đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác QLNN đối với chuyển dịch CCKT trên địa bàn Thành phố hiện nay. Phân công nhiệm vụ
không rõ ràng cũng dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác quản lý dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm từ ngƣời này sang ngƣời khác.
2.3.2. Thực trạng về xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Việt Trì
2.3.2.1. Ban hành tổ chức thực hiện quy hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo mục tiêu chung
Công tác QH chuyển dịch CCKT của Thành phố đã đƣợc thực hiện trên thực tế và có ý nghĩa quan trọng. Nội dung QH chuyển dịch CCKT Thành phố Việt Trì đƣợc nêu rõ trong Nghị quyết số 42/2011/NQ-HDND về QH xây dựng Thành phố Việt Trì trở thành Thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt Nam giai ðoạn 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Thành phố Việt Trì đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu cho đô thị đạt loại I, phù hợp với tính chất đô thị trung tâm vùng, đô thị du lịch, quan điểm sử dụng đất tiết kiệm hiệu quả và ƣu tiên vận dụng ngƣỡng dƣới của chỉ tiêu một cách khoa học và hợp lý; tiếp tục phát triển các dự án đã đƣợc khẳng định tại quy hoạch năm 2005; đổi mới về tƣ duy trong việc gắn kết toàn bộ không gian Thành phố trở thành vùng cảnh quan văn hóa lịch sử, hình thành trục không gian Lễ hội Lịch sử từ khu Đền Hùng đến ngã ba Bạch Hạc; xây dựng trung tâm Logistic cấp vùng; xây dựng mô hình TOD; chuyển đổi mô hình sản xuất công nghiệp từ “Nâu sang Xanh”; tổ chức không gian phía ngoài đê sông Hồng và sông Lô thành các không gian xanh, du lịch sinh thái, resort; Xây dựng và hoàn thiện cảnh quan xung quanh hồ công viên Văn Lang bao quanh trung tâm chính trị, hành chính của Tỉnh và Thành phố, xây dựng cầu mới Việt Trì – Ba Vì qua sông Hồng kết nối, giao lƣu Việt Trì trực tiếp với thủ đô Hà Nội. Phƣơng án này Thành phố có sự phát triển đột phá, nhanh và bền vững; phát triển cân bằng giữa công nghiệp, văn hóa và tự nhiên.
* Quy hoạch về phát triển nông nghiệp nông thôn
Định hƣớng quy hoạch khu vực nông nghiệp thôn: Quy hoạch điểm dân cƣ nông thôn bảo đảm về hạ tầng xã hội, kỹ thuật, chỉnh trang các cụm dân cƣ gắn với
trung tâm dịch vụ sản xuất; kiểm soát trật tự phát triển kiến trúc, đáp ứng nhu cầu, kế thừa truyền thống; tăng cƣờng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng nông thôn; phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái.
Khu vực phát triển nông nghiệp của Thành phố Việt Trì có diện tích khoảng 5.400 ha (Bao gồm các xã: Chu Hóa, Thanh Đình, Thụy Vân, Tân Đức và một phần diện tích xã Kim Đức), sẽ phát triển theo mô hình “Nông nghiệp - Đô thị”.Thành phố đã thực hiện xây dựng các khu sinh thái nông nghiệp nhƣ trồng hoa, rau sạch, sinh vật cảnh tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Phƣợng Lâu, trồng dâu ven sông Lô, hồng ở Trƣng Vƣơng, quýt ở Quýt Thƣợng và Quýt Hạ, trồng rau ở Tân Đức, Hùng Lô, Sông Lô. Khôi phục xây dựng 18 làng nghề truyền thống ở các xã Hy Cƣơng, Kim Đức, Chu Hóa, Thanh Đình, Cao Xá, Hùng Lô, Sơn Vi và Sông Lô nhƣ: làng nghề Chế biến Thực phẩm Đoàn Kết, xã Hùng Lô, Rau an toàn Tân Đức, làng nghề Hoa đào Nhà Nít, xã Thanh Đình và làng nghề Bánh trƣng, bánh giày làng Xốm, xã Hùng Lô. Và Thành phố đang tiếp tục phát triển thêm các làng nghề mới nhƣ: Làng nghề sản xuất rau quả an toàn và hoa chất lƣợng cao, xã Sông Lô và Làng nghề dịch vụ tổng hợp phục vụ Lễ hội Đền Hùng, xã Hy Cƣơng để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái.
* Quy hoạch phát triển công nghiệp
Phát triển công nghiệp Thành phố Việt Trì theo hƣớng công nghiệp với công nghệ tiên tiến, hạn chế tối đa ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Di chuyển các khu, cụm, cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng trong nội thị, đƣa ra bên ngoài trung tâm Thành phố.
Chuyển đổi toàn bộ quỹ đất công nghiệp cũ khi bị di chuyển thành đất công trình dịch vụ công cộng và công viên cây xanh. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tồn tại trong khu dân cƣ sản xuất gắn với phục vụ du lịch phải đƣợc kiểm soát chặt chẽ về vệ sinh môi trƣờng.
Hiện trên địa bàn Thành phố có Khu công nghiệp Thụy Vân với diện tích 300 ha, có 78 DN thuê đất và đang hoạt động, đạt tỉ lệ lấp đầy 97% diện tích. Sản
phẩm đầu tƣ của các DN tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: Hóa chất, dệt may, linh kiện điện tử, nhôm định hình, nhựa plastic, vật liệu xây dựng, bao bì….
Cụm công nghiệp Nam Việt Trì, diện tích 120ha, công nghiệp hỗn hợp hóa chất, rƣợu bia, mì chính, xẻ gỗ, VLXD....đã hình thành và đi vào ổn định, tuy nhiên có một số nhà máy do chƣa cải tiến công nghệ nên còn gây ô nhiễm môi trƣờng. Bởi vậy Thành phố đã chuyển đổi chức năng cụm công nghiệp Nam Việt Trì khoảng 120ha thành đất dân dụng.
Cụm công nghiệp Nam Bạch Hạc với diện tích 79,29ha, sản xuất thép, vật liệu xây dựng, đóng tàu và sửa chữa tàu, chế biến nông lâm sản. Cụm công nghiệp Tây Bắc: bao gồm xí nghiệp Dệt Vĩnh Phú, trùng tu ô tô, Vận tải ô tô, in, dƣợc, may mặc... Cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề hoa sinh vật cảnh Phƣợng Lâu với quy mô, diện tích 28ha đang đƣợc Thành phố triển khai xây dựng.
Trong những năm qua, thực hiện theo quy hoạch Thành phố đã ƣu tiên hoàn chỉnh hạ tầng khu công nghiệp Thụy Vân, cụm công nghiệp Phƣợng Lâu 1 và cụm công nghiệp Phƣợng Lâu 2, Xây dựng thí điểm cụm đổi mới tại xã Thụy Vân và đẩy mạnh phát triển công nghiệp với xử lý ô nhiễm, bảo vệ môi trƣờng, phát triển công nghiệp theo hƣớng bền vững. Để bảo vệ môi trƣờng, Thành phố thƣờng xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh kiểm tra, hƣớng dẫn việc xử lý chất thải, đảm bảo môi trƣờng trong quá trình sản xuất. Những thiếu sót trong quá trình thực hiện đều đƣợc chỉ đạo khắc phục kịp thời. Hiện nay, việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn nguy hại tại KCN đƣợc các DN ký hợp đồng với các đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý, xây dựng hệ thống xử lý nƣớc thải, đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng.
* Quy hoạch phát triển hệ thống thương mại và dịch vụ
Thành phố Việt Trì tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nâng cấp các công trình thƣơng mại, dịch vụ hiện có. Xây dựng Trung tâm thƣơng mại cấp vùng và khu Hội