Nhóm các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 41 - 42)

1.4.1 .Nhóm các yếu tố khách quan

1.4.2. Nhóm các yếu tố chủ quan

(i) Chiến lƣợc phát triển của Nhà nƣớc:

Quan điểm chiến lƣợc, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc trong mỗi giai đoạn nhất định. CCKT là biểu hiện tóm tắt các nội dung, mục tiêu định hƣớng của chiến lƣợc phát triển KT - XH. Mặc dù CCKT mang tính chất khách quan và lịch sử xã hội, nhƣng các tính chất đó của CCKT lại có sự tác động, chi phối của Nhà nƣớc. Nhà nƣớc mặc dù không trực tiếp sắp xếp các ngành nghề, quy định các tỷ lệ của CCKT, nhƣng Nhà nƣớc vẫn có sự tác động gián tiếp bằng cách định hƣớng sự phát triển, để thực hiện các mục tiêu nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. Định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc vừa khuyến khích, động viên mọi lực lƣợng sản xuất xã hội đạt mục tiêu đề ra, vừa đƣa ra các dự án nhằm thu hút, kêu gọi mọi thành phần kinh tế tham gia, nếu không đạt đƣợc mục tiêu đề ra thì Nhà nƣớc phải trực tiếp tổ chức sản xuất, đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa các sản phẩm, các ngành, các lĩnh vực trong nền kinh tế.

(ii) Cơ chế, chính sách của Nhà nƣớc và chính quyền cấp tỉnh:

Cơ chế quản lý ảnh hƣởng đến quá trình hình thành và chuyển dịch CCKT. Mọi hoạt động, dịch chuyển của nền kinh tế đều có sự điều tiết của Nhà nƣớc, tuy nhiên Nhà nƣớc không trực tiếp can thiệp vào quá trình SXKD của các đơn vị kinh tế mà Nhà nƣớc điều hành, định hƣớng thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế.

Những ngành nào, sản phẩm nào cần khuyến khích phát triển thì Nhà nƣớc quy định thuế suất thấp hoặc giảm thuế để ngƣời sản xuất có lợi nhuận cao. Còn đối với những ngành hàng, sản phẩm nào cần hạn chế thì Nhà nƣớc lại tăng thuế, đánh thuế cao, ngƣời sản xuất sẽ thu về đƣợc ít lợi nhuận, do vậy họ sẽ hạn chế đầu tƣ phát triển. Có những ngành hàng hoặc các lĩnh vực mà không ai muốn đầu tƣ hoặc sản xuất, nhƣng những sản phẩm của nó lại rất cần thiết hoặc có ích cho xã hội thì Nhà nƣớc tự tổ chức sản xuất, tự đầu tƣ. Nhà nƣớc cũng có thể khuyến khích, hỗ trợ

các lao động chuyển đến các nơi có nhu cầu lao động, có tài nguyên thiên nhiên dồi dào thông qua các chính sách KT - XH; ngƣợc lại, muốn hạn chế di dân thì Nhà nƣớc phải tập trung đầu tƣ phát triển các thị xã, thôn bản để có cơ sở hạ tầng, điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần tƣơng đƣơng nhƣ các đô thị lớn. Việc tác động đến cơ chế quản lý sẽ thực hiện đƣợc cơ cấu dân cƣ, cơ cấu sản xuất, tạo ra sự cân đối về thu nhập và lực lƣợng lao động giữa các vùng và giảm bớt khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

(iii) Bộ máy tổ chức thực hiện:

Để thực hiện chức năng QLNN đơi với chuyển dịch CCKT, Nhà nƣớc sử dụng bộ máy của mình. Hoạt động của bộ máy nhà nƣớc có hiệu quả hay không có ảnh hƣởng quan trọng đến chuyển dịch CCKT nói riêng và phát triển KT - XH của đất nƣớc, nói chung và của địa phƣơn nói riêng.

(iv) Trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất:

Lực lƣợng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. Nhu cầu xã hội mỗi ngày một cao và là vô tận. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội thì trƣớc hết phải tập trung phát triển lực lƣợng sản xuất. Sự phát triển của lực lƣợng sản xuất ảnh hƣởng trực tiếp đến việc QLNN và sự hình thành CCKT.”Lực lƣợng sản xuất luôn phát triển không ngừng, nên CCKT luôn luôn thay đổi, song sự thay đổi của CCKT diễn ra còn chậm chạp và không mang tính đột biến nhƣ cơ chế quản lý, chính sách . Vì vậy đòi hỏi Nhà nƣớc làm sao phải cân đối đƣợc lực lƣợng sản xuất và bắt kịp đƣợc với sự thay đổi của CCKT.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thành phố việt trì đến năm 2025 (Trang 41 - 42)