Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 75 - 80)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng

ĐIỂM MẠNH (S)

Công ty TNHH Một thành viên Cấp nƣớc Hải Dƣơng là công ty duy nhất đƣợc UBND tỉnh giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nƣớc sạch phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Cũng do tính độc quyền cao và đặc điểm của sản phẩm nên đã tạo đƣợc khá nhiều thuận lợi cho công ty tiến hành hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Công ty là doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa là nhà cung cấp trực tiếp sản phẩm nƣớc sạch. Do Ban lãnh đạo Công ty có nhiều kinh nghiệm về chuyên môn và quản lý, quản trị, hoạt động có hiệu quả nên chất lƣợng các hoạt động của Công ty ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao. Công ty ngày càng nhận đƣợc sự ủng hộ, quan tâm của các khách hàng khi sử dụng dịch vụ.

- Khi nền kinh tế ngày càng hội nhập và phát triển thì vấn đề về nƣớc sạch sẽ ngày càng đƣợc Nhà nƣớc quan tâm, sự hỗ trợ của các nƣớc phát triển, các Tổ chức trong và ngoài nƣớc. Chính vì vậy cơ hội phát triển ngành của Công ty là rất lớn.

ĐIỂM YẾU (W)

- Ngành kinh doanh nƣớc sạch thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng nên vốn đầu tƣ lớn, chủ yếu là nguồn vốn vay ngân hàng, mục tiêu của dự án chủ yếu phục vụ an sinh xã hội, thời gian thu hồi vốn kéo dài…

- Công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công ích, giá sản phẩm hoạt động công ích của Công ty do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định. Đây là một điểm yếu của Công ty khi trở thành Công ty Cổ phần, phải tự hạch toán thu chi, lãi lỗ

- Tƣ tƣởng ỷ lại, trì trệ, bao cấp của một bộ phận ngƣời lao động còn nặng nề.

CÁC CƠ HỘI (O)

- Trong những năm tới, cùng với sự phát triển của

nền kinh tế - xã hội nhu cầu nƣớc sạch rất cao. Đây là thuận lợi rất lớn đối với Công ty về khối lƣợng công việc dành cho CBCNV trong tƣơng lai.

- Thành phố Hải Dƣơng đang trong quá trình

đổi mới một cách mạnh mẽ. Do vậy Công ty đƣợc hòa nhịp với sự phát triển chung của thành phố.

- Công ty có bề dày kinh nghiệm hoạt động

trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh nƣớc sạch nên tạo đƣợc sự tin tƣởng của khách hàng đối với Công ty. Đây là cơ hội lớn cho Công ty khi chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần.

CÁC NGUY CƠ (T)

- Đô thị Hải Dƣơng ngày càng mở rộng, khi

nền kinh tế phát triển, các ngành công nghiệp cũng phát triển. Theo đó yêu cầu nƣớc sạch rất cao. Do vậy Công ty sẽ phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều trong quá trình hoạt động để đạt đƣợc mục tiêu đề ra cũng nhƣ để đạt đƣợc chỉ tiêu mà UBND tỉnh Hải Dƣơng giao.

- Các nguồn nƣớc mặt cung cấp nƣớc thô

của Công ty nằm ở hạ lƣu lại sát biển nên có nguy cơ nhiễm mặn cao khi biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng; đặc biệt nguy cơ ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và công nghiệp thải vào từ thƣợng lƣu và vùng ven sông. Một số nguồn nƣớc thô lại đƣợc lấy từ nguồn nƣớc sông nội đồng với hàm lƣợng chất hữu cơ cao.

- Nguồn nƣớc ngầm đƣợc khai thác với hàm

lƣợng sắt khá cao dẫn tới chi phí xử lý tốn kém.

- Cùng với sự phát triển của khoa học- kỹ thuật, các kỹ thuật tiên tiến sẽ đƣợc áp dụng mới vào trong quá trình xử lý nƣớc... Tuy nhiên hiện tại, trình độ của đội ngũ CBCNV Công ty chƣa cao, sự tiếp thu cũng nhƣ áp dụng kỹ thuật sẽ gặp khó khăn. Do vậy nếu không nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV thì đây sẽ là nguy cơ của Công ty trong tƣơng lai gần.

Từ phân tích trên ta thấy, Công ty cần chú trọng đầu tƣ vào con ngƣời, tiếp thu khoa học công nghệ để cải tiến hệ thống máy móc để cải tạo nguồn nƣớc tại Hải

Dƣơng thành nguồn nƣớc sạch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tìm phƣơng án cải tạo hệ thống cấp nƣớc theo chuỗi vùng để tăng sản lƣợng nƣớc thƣơng phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu và cũng nhằm hoàn thành chỉ tiêu mà UBND tỉnh giao toàn bộ ngƣời dân trong toàn tỉnh có nƣớc sạch sử dụng.

3.4.2. Kết quả đạt được

Thứ nhất, về công tác quản lý tài sản:

- Về tài sản cố định: tài sản cố định đƣợc đầu tƣ ngày càng cao do đó năng lực sản xuất cũng đƣợc tăng dần qua các năm

- Về các khoản nợ phải thu: tuy nợ phải thu cao nhƣng không có nhiều các khoản nợ quá hạn, chƣa phải trích dự phòng phải thu khó đòi.

- Về hàng tồn kho: do công suất sản xuất đƣợc nâng cao, hàng tồn kho đƣợc tăng lên về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng.

Thứ hai về công tác quản lý nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng dần qua các năm cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty ngày càng đƣợc nâng cao. Về các khoản nợ phải trả: công ty đã tận dụng chiếm dụng đƣợc các nguồn vốn có chi phí thấp nhƣ nợ nhà cung cấp thông qua việc thỏa thuận về các hình thức mua trả chậm để tận dụng cho việc kinh doanh của Công ty.

Thứ ba về công tác quản lý doanh thu, chi phí:

- Doanh thu có xu hƣớng tăng ổn định qua các năm

- Chi phí cũng tăng lên do sản lƣợng sản xuất nhiều nhƣng tỷ lệ chi phí so với doanh thu có xu hƣớng giảm chứng tỏ Công ty đã tích cực tiết kiệm chi phí, nâng cao đƣợc lợi nhuận cho công ty.

3.4.2. Hạn chế

Thứ nhất về công tác quản lý tài sản:

- Nợ phải thu ngày càng tăng cao, thời gian thu dài.

- Vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ hàng hóa tiêu thu còn chậm, tồn kho còn nhiều.

- Tài sản cố định: công suất nhà máy còn nhỏ bé, chƣa có đầy đủ các phƣơng tiện, máy móc thiết bị phục vụ đầy đủ và kịp thời cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thứ hai về công tác quản lý nguồn vốn

Tuy nhiên việc hệ số nợ thấp, Công ty đã không phát huy đƣợc tác động của đòn bẩy tài chính do vậy hệ số lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của Công ty

chƣa đƣợc cao.

Thứ ba về công tác quản lý doanh thu, chi phí

- Doanh thu có tăng lên nhƣng vẫn còn chƣa cao.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp còn lớn; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu còn thấp.

- Các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động, hiệu quả sinh lợi tại Công ty còn thấp, Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp để nâng cao hiệu quả trong tƣơng lai....

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế trên

Thứ nhất, việc lập kế hoạch của Công ty còn chƣa linh hoạt do chƣa dự đoán đƣợc biến động của nền kinh tế tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nƣớc sạch vừa mang tính kinh doanh, vừa mang tính công ích để đảm bảo ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh. Giá bán nƣớc sạch của Công ty Kinh doanh nƣớc sách cho các khách hàng tiêu thụ luôn tuân theo quy định và chính sách của Chính phủ thông qua việc UBND tỉnh Hải Dƣơng phê duyệt giá bán. Vì vậy, giá bán nƣớc sạch chƣa đƣợc điều chỉnh kịp thời, nên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh những năm qua chƣa cao ảnh hƣởng đến công tác lập kế hoạch doanh thu nên đôi khi kế hoạch còn chƣa sát với thực tế.

- Thứ hai, điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do tác động của tình trạng suy thoái kinh tế, chi phí nguyên vật liệu, hóa chất, điện,… tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất nƣớc sạch tăng; đặc biệt do sự biến đổi khí hậu, môi trƣờng làm ảnh hƣởng nặng nề đến nguồn nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt cho ngƣời dân; Việc đầu tƣ các dự án mở rộng mạng lƣới cấp nƣớc gặp nhiều khó khăn do nguồn vốn còn hạn chế.

- Thứ ba, Công ty chƣa thực sự quan tâm tới việc tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh và nâng cao hơn nữa chất lƣợng dịch vụ, công tác chỉ đạo chƣa sâu sát và thiếu cƣơng quyết.

- Thứ tư, thị trƣờng tiêu thụ mới chỉ dừng lại ở địa bàn Hải Dƣơng, chƣa mở rộng ra địa bàn lân cận nên hạn chế doanh thu của Công ty

- Thứ năm, do hoạt động kinh doanh mang tính độc quyền cao nên trình độ cán bộ công nhân viên còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chƣa cao, vai trò chủ động, năng động trong công tác còn hạn chế nên hiệu quả công việc chƣa cao.Kinh doanh nƣớc sạch đƣợc xếp vào nhóm sản phẩm hàng hóa công cộng, khách hàng tiêu thụ đƣợc xác định cụ thể do đó hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi nên đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả là một khó khăn lớn đòi hỏi sự quan tâm chung của toàn xã hội.

- Thứ sáu, mặc dù kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có chuyển dịch theo hƣớng tích cực, nhƣng còn ở mức thấp. Cơ chế chính sách của Nhà nƣớc thay đổi liên tục nên Công ty cần có thời gian nhất định để thích ứng theo. Nguồn vốn đầu tƣ vào TSCĐ quá lớn, tình trạng vay nợ của các tổ chức tín dụng kéo theo chi phí tài chính ngày càng tăng làm ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Nguồn nhân lực của Công ty quá lớn xong nguồn nhân lực có kiến thức, có tay nghề lại hạn chế. Hoạt động dƣới mô hình doanh nghiệp nhà nƣớc nên chƣa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu nhƣ không có.

Kết luận chương 3: Trong chƣơng này, cho ta thấy đƣợc khái quát tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của Công ty trong 3 năm hoạt động từ 2011 - 2013 từ đó thấy đƣợc thế mạnh và điểm yếu của Công ty để có thể xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính trong Công ty trong thời gian tới.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƢỚC SẠCH

HẢI DƢƠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)