Kinh nghiệm về quản lý tài chính của công ty nƣớc sạch Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 35)

5. Kết cấu của luận văn

1.4. Kinh nghiệm về quản lý tài chính của công ty nƣớc sạch Quảng Ninh

Ngành kinh doanh nƣớc sạch là ngành đặc thù, mang tính phục vụ công ích với chi phí xây dựng nhà máy, hệ thống mạng lƣới phân phối rộng nên chi phí khấu hao lớn và khả năng thu hồi vốn chậm. Từ đó, việc tăng công suất và mở rộng mạng lƣới cấp nƣớc gặp không ít khó khăn, một số nơi nhu cầu sử dụng nƣớc sạch của khách hàng mang tính cấp thiết nhƣng hiệu quả đầu tƣ không cao. Do đó, việc quản lý, đầu tƣ cơ sở vật chất đặc biệt là hệ thống cấp nƣớc cần phải đặc biệt đƣợc chú trọng.

Một trong những giải pháp tổng thể đƣợc lựa chọn để thực hiện chƣơng trình chống thất thoát, thất thu và phát triển hoạt động cấp nƣớc bền vững là tối ƣu hóa quản lý vận hành hệ thống cấp nƣớc. Trên cơ sở hạ tầng cấp nƣớc hiện có, bao gồm các công trình xử lý nƣớc, hệ thống mạng đƣờng ống, nhu cầu tiêu thụ hiện hữu cũng nhƣ giai đoạn tƣơng lai và nguồn lực hiện tại. Sau khi khảo sát nghiên cứu,

phân tích đánh giá Công ty KDNS Quảng Ninh đã xây dựng các bƣớc triển khai thực hiện:

- Đối với công trình nguồn: Ƣu tiên khai thác nguồn nƣớc mặt, hạn chế khai thác nguồn nƣớc ngầm để làm nguồn dự trữ, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông, đầu tƣ cải tạo đƣờng truyền công nghệ, ƣu tiên cải tạo công nghệ lắng, lắp đặt thiết bị biến tần, xây dựng hệ thống giám sát vận hành, tiến tới tự động hóa vận hành xử lý nƣớc cho tất cả các công trình hiện có.

- Đối với hệ thống mạng lƣới: Tái cấu trúc lại hệ thống mạng lƣới đƣờng ống cấp nƣớc nhƣ: Phân vùng tách mạng, tạo lập các block; Xây dựng kế hoạch đầu tƣ, cải tạo, thay thế lắp đặt đồng hồ tổng; Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị công nghệ mới nhƣ van thông minh điều tiết áp lực; Xác định các điểm cần kiểm soát theo dõi, phân tích, đánh giá nhu cầu tiêu thụ hiện hữu và các giai đoạn tƣơng lai, cân đối lại áp lực giữa khu vực đầu nguồn và cuối nguồn; Điều tiết sản xuất cho phù hợp.

- Xây dựng hệ thống quản lý tổng thể: Công ty nhận thấy ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ là cần thiết nhƣng phải hiểu biết và làm chủ đƣợc khoa học công nghệ (không phụ thuộc vào các nhà cung cấp và dịch vụ) thì mới đảm bảo bền vững, đồng thời phải phù hợp với điều kiện nguồn hiện có của Công ty.

“Tối ƣu hóa quản lý vận hành hệ thống cấp nƣớc” đã thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong quản lý vận hành hệ thống cấp nƣớc, giảm chi phí sản xuất, thực hiện chƣơng trình thất thoát, thất thu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh góp phần ổn định tài chính của Công ty nƣớc Quảng Ninh, tạo nguồn để phát triển và mở rộng dịch vụ cung cấp nƣớc sạch. Nguồn nƣớc sạch và dịch vụ cấp nƣớc của Công ty không những đáp ứng đủ cho nhu cầu của các đô thị, các khu, cụm công nghiệp mà còn cung cấp đƣợc cho hơn 40 xã nông thôn (tƣơng đƣơng 160 nghìn dân) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Hiện nay, nhận thức đƣợc lợi ích đạt đƣợc của việc “Tối ƣu hóa quản lý vận hành Hệ thống cấp nƣớc” Công ty KDNS Quảng Ninh đã chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ áp dụng đƣợc cho một số Công ty cấp nƣớc nhƣ: Sơn La, Phú Thọ, Nam Định,

Thái Bình, Hải Dƣơng… và các tỉnh thành khác trên cả nƣớc nhằm góp phần đạt mục tiêu giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nƣớc sạch xuống dƣới 15% vào năm 2025.

Kết luận chƣơng 1: chƣơng 1 khái quát các khái niệm, chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp; khái niệm, nội dung và các chỉ tiêu đánh giá của quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Từ đó, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính để có những quyết định đúng đắn mang lại lợi nhuận cho các cổ đông, nâng cao đời sống của nhân viên trong doanh nghiệp.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng, đề tài đặt ra 4 câu hỏi nghiên cứu:

- Đâu là yếu tố tác động đến công tác quản lý tài chính?

- Thực trạng công tác quản lý tài chính ở Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng nhƣ thế nào?

- Làm thế nào để tăng cƣờng công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng?

- Phƣơng hƣớng công tác quản lý tài chính trong thời gian tới?

Cách tiếp cận: Dựa vào các báo cáo của Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng cung cấp.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu

Đề tài đã sử dụng thông tin số liệu thứ cấp. Thu thập thông qua các nguồn tài liệu. sách báo, tạp chí chuyên ngành, các Nghị định, Nghị quyết, Chỉ thị, các chính sách của Nhà nƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các công trình nghiên cứu khoa học đƣợc công bố, số liệu và các báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính, báo cáo quản lý, quy chế quản lý của Công ty và các công ty khác để có đƣợc số liệu thống kê.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Đề tài sử dụng phƣơng pháp phân tích tổng hợp các đặc điểm về tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng. Các kết quả đƣợc tổng hợp hợp thành các bảng thống kê nhằm làm tăng tính chính xác khi phân tích và so sánh.

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp thu thập, mô tả và trình bày số liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau, trong

những điều kiện thời gian cụ thể để chứng minh cho kết quả nhận định, đánh giá đƣợc đƣa ra trong quá trình phân tích. Dự liệu đƣợc biểu diễn thành các bảng số liệu tóm tắt về dự liệu.

- Phƣơng pháp so sánh: Là phƣơng pháp nghiên cứu tổng hợp, so sánh các chi tiêu, dự liệu ở các thời điểm, thời kỳ khác nhau để thấy đƣợc sự thay đổi và mức độ đạt đƣợc của các hiện tƣợng chỉ tiêu để từ đó phân tích, giải thích các hiện tƣợng nhằm đƣa ra kết luận. Phƣơng pháp này nhằm so sánh giữa các năm với nhau và năm sau so với năm trƣớc.

- Phƣơng pháp ma trận SWOT: Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Đây là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu đƣợc sắp xếp dƣới dạng một ma trận 2 hàng, 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức) với trật tự logic, dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đƣa ra quyết định.

Điểm mạnh Điểm yếu

Cơ hội Thách thức

Từ mô hình có thể thấy các thuận lợi, khó khăn cũng nhƣ cơ hội, thách thức với công tác quản lý tài chính (từ các yếu tố bên trong, bên ngoài tổ chức), chỉ ra các yếu tố tác động đến nó, đƣa ra đƣợc các giải pháp phù hợp để đạt đƣợc

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

Việc đánh giá công tác quản lý tài chính của Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch đƣợc đánh giá qua các mặt sau:

2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán

- Tỷ số thanh toán hiện hành: Là một trong những thƣớc đo khả năng thanh toán của một công ty đƣợc sử dụng rộng rãi nhất.

Tỷ số thanh toán

hiện hành =

Tổng tài sản lƣu động Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đối thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lƣờng khả năng trả nợ của công ty.

Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trƣớc những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu tỷ số này cao điều này có nghĩa là công ty luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động vì công ty đã đầu tƣ quá nhiều vào tài sản lƣu động hay nói cách khác việc quản lý tài sản lƣu động không hiệu quả.

- Tỷ số thanh toán nhanh: Đƣợc tính toán dựa trên những tài sản lƣu động có thể nhanh chóng chuyển đổi thanh tiền, hay còn gọi là tài sản có tính thanh khoản.

Tỷ số

thanh toán nhanh =

Tổng tài sản lƣu động - Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ. Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của một công ty.

2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Nhóm tỷ số này phản ánh mức chủ động về tài chính cũng nhƣ khả năng sử dụng nợ của doanh nghiệp.

Hệ số nợ trên tổng tài sản (Hệ số nợ): Hệ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty đƣợc tài trợ bằng nợ, đo lƣờng mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp so với tài sản.

Hệ số nợ =

Tổng nợ phải trả Tổng tài sản

Tổng nợ phải trả bao gồm toàn bộ nợ ngắn hạn và dài hạn, tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản dài hạn và ngắn hạn của doanh nghiệp. Chủ nợ thƣờng thích những công ty có tỷ số nợ thấp vì nhƣ thế công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngƣợc lại, cổ đông lại muốn có tỷ lệ này vào vì sử dụng đƣợc đòn bẩy tài chính nói chung làm gia tăng khả năng sinh lời cho cổ đông.

Hệ số nợ trên vốn cổ phần: Chỉ số này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đầu tƣ chủ yếu bằng nguồn vốn nào.

Hệ số nợ trên vốn

chủ sở hữu =

Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Nếu tỷ số nợ trên vốn cổ phần mà lớn hơn 1 thì doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình chủ yếu bằng nguồn vốn đi vay và nguồn vốnchiếm dụng, ngƣợc lại nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp chủ yếu sử dụng nguồn vốn cổ phần.

Tỷ số nợ trên vốn cổ phần đƣợc sử dụng để thấy đƣợc mức độ tài trợ bằng vốn vay một cách thƣờng xuyên (qua đó thấy đƣợc rủi ro về mặt tài chính mà công ty phải chịu).

Hệ số nợ trên vốn chủ

sở hữu =

Tổng nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Nếu tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần nhỏ hơn nhiều so với tỷ số nợ trên vốn cổ phần thì có nghĩa là phần lớn nợ của doanh nghiệp là nợ ngắn hạn và ngƣợc lại.

2.3.3. Nhóm các chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Các tỷ số hoạt động đo lƣờng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao tỷ số hoạt động các nhà quản lý tài chính phải biết là những tài sản chƣa dùng hoặc những tài sản không dùng không tạo ra thu nhập vì thế công ty cần phải biết cách sử dụng sao cho hiệu quả hoặc loại bỏ chúng đi.

Các khoản phải thu là những hoá đơn bán hàng chƣa thu tiền về do công ty

thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chƣa thanh toán, khoản trả trƣớc cho ngƣời bán...

Số vòng quay các khoản phải thu: đƣợc sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu...Khi khách hàng thanh toán tất cả các hoá đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay đƣợc một vòng.

Vòng quay các khoản

phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Doanh thu bình quân ngày

Chỉ tiêu vòng quay các khoản phải thu cho biết mức độ hợp lý của số dƣ các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu đƣợc thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu dùng do phƣơng thức thanh toán quá chặt chẽ.

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho biết để thu đƣợc các khoản phải thu cần một thời gian là bao nhiêu. Nếu số ngày càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc thu hồi khoản phải thu chậm và ngƣợc lại. Số ngày quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công nợ đạt trƣớc kế hoạch và thời gian để có cơ sở đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trƣớc mắt và triển vọng thanh toán của doanh nghiệp.

Khi phân tích tỷ số này, ngoài việc so sánh giữa các năm, so sánh với các công ty cùng ngành, cần xem xét kỹ lƣỡng các khoản phải thu để phát hiện những khoản nợ đã quá hạn trả và có biện pháp xử lý.

Số vòng quay hàng tồn kho: là một tiêu chí đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả nhƣ thế nào. Tỷ số này có thể đo lƣờng bằng chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho.

Vòng quay

hàng tồn kho =

Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này cao chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả và cũng thể hiện rằng doanh nghiệp dự trữ vừa đủ hàng tồn kho phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ. Nếu tồn kho quá thấp sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất và hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, chƣa kể nhiều khi doanh nghiệp phải dự trữ hàng tồn kho nhằm tránh sự biến động tăng giá hàng tồn kho.

Số ngày tồn kho =

Hàng tồn kho

Ngoài ra chỉ tiêu này còn thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng hoá của doanh nghiệp, có nghĩa là nếu tốc độ nhanh thì cùng một mức doanh thu nhƣ vậy doanh nghiệp đầu tƣ vào hàng tồn kho thấp hơn hoặc cùng số vốn nhƣ vậy doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt cao hơn.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố đinh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu. Qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ở công ty.

Hiệu suất sử dụng tài

sản cố định =

Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Tỷ số này nói lên một đồng tài sản dài hạn đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng

doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tài

sản dài hạn =

Doanh thu thuần Tài sản dài hạn bình quân

Muốn đánh giá việc sử dụng tài sản dài hạn có hiệu quả không phải so sánh với các kỳ trƣớc hoặc với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên khi phân tích tỷ số này cần lƣu ý là trong tài sản dài hạn có tài sản cố định, mà tài sản cố định thì phải đƣợc xác định theo giá trị còn lại tại thời điểm báo cáo.

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Chỉ tiêu này nhằm đo lƣờng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Nó cho biết cứ một đồng vốn ngắn hạn bỏ ra trong một kỳ kinh doanh sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu.

Hiệu suất sử dụng tài

sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân

Hiệu suất sử dụng tài sản: Chỉ tiêu này đo lƣờng một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ thu về bao nhiêu đồng doanh thu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 35)