Đối với Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.3. Đối với Công ty

Ðối với ngành cấp nƣớc, yêu cầu phát triển bền vững đòi hỏi các DN cấp nƣớc phải thu hồi đầy đủ mọi chi phí và có lãi; phải tích luỹ để tái tạo và phát triển giá trị tài sản cố định. Nghĩa là, phải có vốn để cải tạo, nâng cấp, đầu tƣ mở rộng tài sản cố định của mình. Mấu chốt của vấn đề là giảm thất thoát nƣớc sạch đến mức hợp lý, hiện nay, tỷ lệ thất thoát nƣớc sạch và thất thu tiền nƣớc còn khá lớn. Do đó, các Công ty cần thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí và chống thất thoát nƣớc sạch.

- Hiện tại nền kinh tế đang có xu hƣớng ổn định nên việc tăng sử dụng nợ không tiềm ẩn nhiều rủi ro. Công ty có thể điều chỉnh cơ cấu vốn ở một tỷ lệ nhất định.

- Thay đổi chính sách tín dụng thƣơng mại, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Công ty có thể xây dựng các điều khoản hạn chế thanh toán chậm. Ngƣợc lại đối với nhà cung cấp thời gian trả tiền càng dài càng có lợi cho Công ty.

- Việc Công ty theo đuổi chính sách tài trợ bảo thủ làm hạn chế khả năng sinh lời trong tƣơng lai. Vì thế tăng cƣờng đầu tƣ phát triển và tìm kiếm cơ hội mới là rất cần thiết.

Đồng thời có biện pháp quản lý, tăng năng suất, công suất khai thác... để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn.

Kết luận chƣơng 4: Chƣơng 4 của luận văn đã đề cập đến quan điểm, định hƣớng, mục tiêu quản lý tài chính của Công ty trong giai đoạn 2015 - 2020. Trên cơ sở đó đƣa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty đạt đƣợc những mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

Với mục tiêu của đề tài sau một thời gian khảo sát thực tế tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng, tác giả đã hoàn thành luận văn theo mục tiêu đặt ra: Hệ thống hóa các vấn đề cơ bản, sự cần thiết phải tăng cƣờng công tác quản lý tài chính, đánh giá thực trạng nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tồn tại và đề ra một số giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng trong thời gian tới.

Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã cố gắng vận dụng tối đa những kiến thức đƣợc trang bị trong quá trình học tập tại trƣờng Đại học kinh tế - QTKD - Đại học Thái Nguyên, những kiến thức thu thập đƣợc từ thực tiễn. Tuy nhiên do thời gian có hạn và trong phạm vi giới hạn của một luận văn cao học cùng khả năng lý luận và tiếp cận thực tế còn có những hạn chế, chắc chắn luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của các Thầy Cô giáo cùng các bạn để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo Đại học kinh tế - QTKD - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt là sự hƣớng dẫn tận tình, trực tiếp của Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Công TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty TNHH MTV Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng, Bảng cân đối kế

toán năm 2011, 2012, 2013.

2. Công ty TNHH MTV Kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng, Báo cáo kết quả kinh

doanh của công ty Nước sạch Hải Dương năm 2011, 2012, 2013.

3. Lê Vinh Danh (2006), Tiền và hoạt động Ngân hàng, Học viện Ngân hàng.

4. Lƣu Thị Hƣơng (chủ biên) (2002), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp,

NXB Giáo dục.

5. Vũ Đình Nam (2005), Bảo toàn và phát triển vốn, NXB Thống kê.

6. Quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản (2006), Bộ tài Chính.

7. Nguyễn Văn Quát, Thị trường vốn,cơ chế hoạt động và hình thành ở Việt Nam,

NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)