Công tác quản lý, sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 56 - 67)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính tại Công ty TNHH một thành viên

3.2.3. Công tác quản lý, sử dụng vốn

3.2.3.1. Thực trạng quản lý tài sản cố định

Bảng 3.5. Thực trạng tài sản cố định tại Công ty

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 12/11 13/12 II. TÀI SẢN DÀI HẠN 450.254.432 548.838.654 629.073.149 1.22 1.15

1. TSCĐ 448.687.276 547.096.456 625.569.971 1.2 1.14

TỔNG TÀI SẢN 514.331.347 615.246.947 729.010.037 1.2 1.18

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013)

Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Hải Dƣơng là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa là nhà cung cấp trực tiếp sản phẩm nƣớc sạch, vừa thi công các công trình thuộc hạng mục xây dựng hệ thống cấp nƣớc sạch chính vì vậy giá trị tài sản cố định chiếm một phần rất lớn trong tổng tài sản của Công ty. Tài sản cố định của công ty ngoài nhà xƣởng, máy móc thiết bị, phƣơng tiện vận tải... còn có những tài sản cố định đặc chủng có liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty đó là các loại tài sản nhƣ: đƣờng ống nƣớc truyền dẫn, đƣờng ống nƣớc phân phối và đƣờng cáp điện truyền dẫn, các trạm bơm tăng áp, thiết bị kiểm tra rò rỉ phần lớn các tài sản cố định này rất khó đánh giá đƣợc giá trị còn lại do điều kiện sử dụng.

Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản đang có xu hƣớng tăng dần. Nguyên nhân là do cơ sở vật chất, hệ thống đƣờng ống dẫn nƣớc, máy móc thiết bị sử dụng đã lâu, lạc hậu nên cần phải thay thế và cải tạo tài sản cũ. Hơn nữa Công ty đang thực hiện chiến lƣợc phát triển Công ty giai đoạn 2011 - 2015, định hƣớng phát triển đến năm 2020 thực hiện phƣơng án cấp nƣớc theo chuỗi vùng và chủ trƣơng xã hội hóa dịch vụ cấp nƣớc của tỉnh. Công ty đã nhận đƣợc sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh và cân đối huy động vốn triển khai nhiều dự án cấp nƣớc quan trọng trong toàn tỉnh để đƣa nƣớc sạch về nông thôn. Chính sách tài trợ nhƣ vậy giúp Công ty có khả năng thanh toán tốt nhƣng sẽ hạn chế khả năng sinh lời trong tƣơng lai. Tài sản dài hạn khác của Công ty chủ yếu là các thiết bị đồ dùng, công cụ quản lý không đủ điều kiện ghi nhận tài sản cố định đƣợc hạch toán và phân bổ dần vào chi phí trong năm tài chính. Tài sản dài hạn khác năm sau luôn cao hơn năm trƣớc do Công ty mở rộng thị trƣờng tiêu thụ nƣớc sạch tới tất cả các vùng trong toàn tỉnh, xây dựng thêm các Xí nghiệp sản xuất nƣớc và một phần đƣợc chuyển xuống từ tài sản cố định theo QĐ 45 ngày 25/4/2013 của BTC.

- Công ty đã bảo toàn đƣợc tài sản cố định khá tốt, nên không có tài sản cố định nào hƣ hỏng trƣớc thời hạn, đảm bảo cho tài sản cố định phát huy hết tối đa năng suất.

- Hiệu quả sửa chữa lớn tài sản cố định của công ty về cơ bản là tốt. - Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định là phù hợp.

Tuy nhiên, công tác quản lý vốn cố định của công ty còn tồn tại sau: đổi mới máy móc thiết bị công nghệ và đồi hỏi doanh nghiệp phải có một lƣợng vốn lớn. Do đó nhu cầu về lƣợng vốn cố định tăng lên. Do đó doanh nghiệp đã huy đông một lƣợng vốn dài hạn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao gây khó khăn trong quá trình huy động vốn và chi phí sử dụng vốn tăng cao.

Trong quá trình quản lý tài sản cố định có những tài sản cố định của công ty nhƣ: thiết bị công nghệ, máy móc vận hành có giá trị rất lớn, lên tới hàng tỷ động. Rất dễ xảy ra các hiện tƣợng ăn cắp máy móc, phụ tùng, các tại nan lao động, cháy, hỏng hóc dẫn tới thâm hụt lợi nhuận và vốn của công ty.

- Doanh nghiệp cũng chƣa quan tâm đúng mức tới việc lập kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán tái sản cố định, cũng nhƣ xác định giá bán hợp lý làm giảm vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

- Khi đầu tƣ mua sắm tài sản cố định công ty chƣa xây dựng dự án đầu tƣ, do đó cũng làm hiệu quả đầu tƣ vào tài sản cố định. Đây có thể coi là một thiếu sót khó khắc phục do nằm trong tƣ duy quản lý và tác phong làm việc của các bộ phận liên quan (phòng vật tƣ, phòng kế toán-tài chính,...). Điều này là do hậu quả của cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp. Tuy đã qua khỏi cơ chế đó hơn 20 năm vậy mà vẫn tồn tại cơ chế làm việc cũ dẫn đến sự lãng phí nguồn vốn giảm lợi nhuận hoạt động của công ty. Hạn chế này dẫn tới việc sử dụng chƣa có hiệu quả nguồn vốn cố định, cùng với biểu hiện khác là không sắp xếp sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị máy móc.

- Ngoài ra trong việc trích khấu hao để tạo nguồn tái sản xuất tài sản cố định, doanh nghiệp đã thực sự chú ý đến công tác khấu hao các tài sản cố định

đầu tƣ từ các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ trả nợ và đầu tƣ đổi mới công nghệ phù hợp mức trích khấu hao tối thiểu tối đa theo QĐ 45 ngày 25/4/2013 của BTC. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chƣa quan tâm đúng mức tới việc lập kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán tài sản cố định, cũng nhƣ xác định giá bán hợp lý làm giảm vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

3.2.3.2. Thực trạng quản lý tài sản lưu động

Bảng 3.6. Thực trạng tài sản lƣu động tại công ty

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 N ăm 2013 12/11 (%)

13/12 (%) I. TÀI SẢN NGẮN HẠN 64.076.915 64.408.292 99.936.888 0.05 55

1. Tiền, các khoản TĐ tiền 6.233.932 8.165.894 1.958.539 30.9 -76.1

Tiền mặt 1.378.821 1.046.441 885.661 -24.6 -15.4

Tiền gửi ngân hàng 4.846.110 7.119.453 1.072.877 -46.9 -85

3. Các khoản phải thu ngắn hạn 36.637.378 36.866.269 63.990.156 0.06 73.5

- Phải thu khách hàng 16.161.062 20.764.389 24.364.122 28 17

- Trả trƣớc cho ngƣời bán 329.481 1.357.552 21.221.567 12 563

- Phải thu khác 20.146.835 14.744.327 18.404.466 -17 24

4. Hàng tồn kho 18.151.808 19.606.539 29.003.305 8 47.9

5. TSNH khác 3.053.794 1.769.588 4.984.887 -43 81.6

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Công ty)

Từ số liệu bảng 3.6 ta thấy tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của Công ty, khoảng từ 12-13%, nhƣng đang có xu hƣớng tăng dần qua các năm, trong đó phải kể đến tác động mạnh mẽ của các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.

Tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của Công ty. Trong tổng tài sản hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai khoảng 28%. Công ty là doanh nghiệp Nhà nƣớc hoạt động trong lĩnh vực công ích và kinh doanh dịch vụ do vậy nguyên vật liệu của Công ty bao gồm cả 2 lĩnh vực. Đối với hoạt động công ích, nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty nhƣ là nƣớc tự nhiên (nƣớc thô), điện, hóa chất… Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ nhƣ sửa chữa, bảo dƣỡng, xây dựng các công trình dân dụng, nguyên vật liệu chủ yếu của Công ty nhƣ là xi măng, sắt thép, đá xây dựng, ống và các phụ kiện ngành nƣớc, thiết bị bể, trạm,… do đó lƣợng hàng tồn kho lớn và có xu hƣớng tăng dần. Do tình hình giá cả trên thị trƣờng tăng, Công ty lại có nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu, đầu tƣ các dự án cấp nƣớc cho các xã nông thôn trên địa bàn huyện trong toàn tỉnh nên các khoản trả trƣớc cho ngƣời

bán tăng. Hàng tồn kho của Công ty cũng tăng qua các năm, nhƣng điều đó không có nghĩa khả năng tiêu thụ hàng hóa giảm sút, vì đặc thù của sản phẩm nƣớc sạch là không qua nhập kho thành phẩm. Sự gia tăng của hàng tồn kho là do nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ thƣờng xuyên cho quá trình sản xuất và thi công công trình xây lắp. Chứng tỏ hoạt động của Công ty ngày càng đƣợc mở rộng.

Các khoản tiền cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản lƣu động. Qua các năm, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền năm 2012 tăng so với năm 2011 nhƣng có có xu hƣớng giảm mạnh vào năm 2013 do Công ty phải chi trả nguyên vật liệu cho công trình thi công dở dang. Trong đó tiền gửi ngân hàng chiếm khoảng 70- 80 %. Công ty chỉ giữ lại một lƣợng tiền mặt nhỏ để chi trả cho các khoản chi thƣờng xuyên. Công ty chƣa tham gia vào đầu tƣ trên thị trƣờng chứng khoán.

Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn 57 - 64% nhƣng tăng với tốc độ lớn. Năm 2013 tăng 73.5% so với năm 2012, năm 2012 tăng không đáng kể so với năm 2011 cho thấy Công ty tăng cƣờng chính sách bán chịu cho khách hàng để thúc đẩy doanh thu. Các khoản phải thu khách hàng tăng dần đều qua các năm chứng tỏ Công ty thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng thƣơng mại. Một phần là do quan hệ lâu dài và tin cậy với các đối tác. Mặt khác do khả năng và ý thức chi trả của một tỷ lệ khách hàng, hộ gia đình còn hạn chế nhất là khách hàng có sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc chi trả cho đầu tƣ xây dựng cơ bản đối với cơ sở hạ tầng cấp nƣớc. Điều này ảnh hƣởng không tốt tới tình hình tài chính của Công ty, làm giảm vốn bằng tiền gây áp lực lên khả năng thanh toán. Qua các năm, Công ty không phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho thấy chính sách bán chịu của công ty là hợp lý, góp phần tăng doanh thu và không phát sinh nợ khó đòi. Các khoản trả trƣớc cho ngƣời bán chủ yếu là khoản ứng trƣớc mua vật tƣ theo hợp đồng về nhập kho và giao cho thi công các công trình thuộc dự án cấp nƣớc nên tốc độ tăng khoản này tăng mạnh theo các năm phù hợp với chiến lƣợc mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty.

Tài sản ngắn hạn khác nhƣ các khoản tạm ứng, thuế GTGT đƣợc khấu trừ phát sinh với giá trị nhỏ là những khoản tạm ứng tiền cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ nhƣng chƣa hoàn ứng, khoản thuế GTGT đƣợc khấu trừ chƣa đƣợc quyết toán.

- Về quản lý vốn bằng tiền

+ Công ty thực hiện kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi bằng tiền.Các khoản thu chi đều phải thông qua sự xét duyệt của Tổng giám đốc công ty. Quy trình quản lý công việc đƣợc thực hiện nhanh gọn chính xác và đặc biệt là đội ngũ

cán bộ công nhân viên có trình độ và trách nhiệm cao. - Về quản lý dự trữ hàng tồn kho:

+ Công tác quản lý hàng tồn kho của công ty nhìn chung là tốt. Hàng hóa không bị ứ đọng, luôn luôn đƣợc lƣu thông, hàng tồn kho không phải nguyên vật liệu đƣa vào sản xuất mà chủ yếu là chi phí dở dang của các công trình XDCB của Công ty tự làm đang chờ phê duyệt quyết toán để tăng tài sản.

Tuy nhiên công tác quản lý vốn lƣu động còn tồn tại sau:

Vốn lƣu động tại công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên nhà quản trị không đƣợc lơ là quản lý các khoản vốn này. Việc nâng cao đƣợc hiệu quả sử dụng vốn lƣu động sẽ có tác dụng rất tốt và nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động, công ty cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau:

- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của Công ty tăng lên ở mức cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chƣa có kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí làm cho chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu là chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và các khoản chi phí mua ngoài đầu tƣ cho công trình cấp nƣớc còn quy trình sản xuất sản phẩm nƣớc sạch không có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.Việc ứ đọng vốn trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lƣu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

- Xác định nhu cầu vốn lƣu động: Công ty chỉ căn cứ vào kinh nghiệm để xác định nhu cầu vốn lƣu động mà chƣa có phƣơng pháp khoa học.

- Việc số lƣợng và quy mô các khoản phải thu tăng lên đã gây ứ đọng vốn lƣu động trong khâu thanh toán, ảnh hƣởng không nhỏ tới việc kế hoạch hoá ngân quỹ của công ty cũng nhƣ tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. Mặt khác công ty phải xem xét đến khả năng chi trả của khách hàng. Trong khi đó công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho vốn lƣu động và lẽ dĩ nhiên công ty phải trả lãi cho khoản vay này, còn lƣợng vốn công ty bị chiếm dụng lại không đƣợc hƣởng một khoản gì điều đó làm ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của công ty.

- Công ty chƣa thực hiện đƣợc định kỳ xây dựng báo cáo ngân quỹ, lƣu chuyển tiền tệ. Tức là phƣơng pháp làm việc còn chƣa khoa học và tạo cơ sở cho làm việc khoa học. Nếu không có những tổng kết về ngân quỹ, lƣu chuyển tiền tệ qua các năm, kết hợp với dữ liệu và kinh nghiệm của các yếu tố, thông tin khác, sẽ không thể lập đƣợc dự báo và lập đƣợc kế hoạch về luồng tiền vào ra tạo điều kiện cho công ty lập đƣợc các kế hoạch dài hạn chính xác và hợp lý.

3.2.3.3. Thực trạng quản lý nợ phải trả

Bảng 3.7. Thực trạng nợ phải trả tại công ty

Đơn vị tính: ngàn đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 12/11 (%) 13/12 (%) I. NỢ PHẢI TRẢ 292.902.883 362.081.441 416.959.027 23.6 15.1 1. Nợ ngắn hạn 32.380.063 59.768.302 132.976.577 84.5 22.4 Vay và nợ ngắn hạn 1.618.877 27.285.510 48.180.200 685 76.5 Phải trả ngƣời bán 10.195.269 5.486.774 49.919.763 -47 909 Ngƣời mua trả trƣớc 6.582.330 7.264.670 11.461.982 10.3 57.7 Thuế phải nộp 1.057.303 980.629 1.958.297 -8 99.6

Phải trả ngƣời lao động 1.361.448 1.646.767 1.909.365 20.9 15.9

Chi phí phải trả 326,130 435.639 805.004 556.46 84.7

Phải trả phải nộp ngắn hạn khác 11.212.383 15.989.622 14.655.761 42.6 91.6

Quỹ khen thƣởng phúc lợi 352.450 678.689 4.086.201 92.56 602

2. Nợ dài hạn 260.522.820 302.313.138 283.982.449 16 -6.1

Vay và nợ dài hạn 259.086.290 302.307.320 283.972.764 16.68 -6.1

Doanh thu chƣa thực hiện 67.532 5.818 9.685 -91.4 69.5

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2011, 2012, 2013 của Công ty)

Nhìn chung tổng vốn của Công ty ngày một tăng. Nhƣng chính sách tài trợ có xu hƣớng thay đổi. Trong đó tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn trong các năm không thay đổi đáng kể. Đồng thời vốn chủ sở hữu tăng lên. Cho thấy Công ty đang giải quyết tốt các khoản nợ, mức độ tự chủ và an toàn tài chính đƣợc nâng cao. Tuy nhiên chi phí vốn chủ sở hữu nhỏ hơn vốn nợ, hơn nữa việc tăng tỷ lệ nợ lâu dài khiến Công ty tận dụng đƣợc vốn của ngƣời khác để tạo hiệu quả cho hoạt động sản xuất.

Trong các khoản nợ phải trả thì nợ dài hạn chiếm phần lớn, gần 90%, áp lực trả nợ nặng nề. Tuy nhiên tỷ trọng đang giảm dần do Công ty đã bắt đầu trả khoản nợ vay lớn nhất (vay lại Bộ Tài chính) và trả trƣớc gốc vay của Ngân hàng đầu tƣ phát triển Hải Dƣơng vay vốn đối ứng của Chính phủ Hà Lan từ năm 2010. Nợ ngắn hạn tăng do ảnh hƣởng mạnh nhất là khoản vay ngắn hạn của Ngân hàng công thƣơng Hải Dƣơng để giải quyết nhu cầu vốn tạm thời thi công các công trình cấp nƣớc trọng điểm trong năm theo kế hoạch vốn của Công ty, khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác, khoản phải trả ngƣời lao động và chi phí phải trả. Khoản phải trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch hải dương (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)